Tổng quan về du lịch tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng phục vụ của nhân viên trong ngành du lịch tỉnh kiên giang (Trang 46 - 62)

3.1.2.1 Lượng khách

Theo Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Kiên Giang, năm 2012 lượt khách du lịch đến Kiên Giang tăng nhẹ (có hơn 5,6 triệu lượt khách) tăng 10,14% (tương ứng 513.803 lượt) so với cùng kỳ năm 2011, chủ yếu là khách đến để tham gia các sự kiện lễ hội, đạt hơn 1,7 triệu lượt. So với năm 2011, khách của các khu du lịch đạt hơn 2,8 triệu lượt, tăng đến 15,02% (371.148 lượt). Riêng khách của các cơ sở kinh doanh du lịch tăng 6,25% (đạt trên 1 triệu lượt vào năm 2012). Trong đó, Kiên Giang đã chào đón hơn 163.000 lượt khách quốc tế, tăng 8,61% so với năm 2011. Bên cạnh đó, lượt khách nội địa cũng tăng đáng kể (tăng 5,81% so với năm 2011). Trong thời điểm này, tại các địa bàn như Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương,... các đơn vị du lịch lữ hành

phải đặt phòng giữ chỗ từ nhiều tháng trước. Các phương tiện vận chuyển hành khách như tàu cao tốc, máy bay cũng “cháy” vé. Đặc biệt, việc cửa khẩu Hà Tiên được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế cùng với việc cảng hàng không quốc tế Phú Quốc hoàn thành và được đưa vào khai thác đã góp phần thu hút khách du lịch, nhất là khách quốc tế đến với Kiên Giang. Theo nhận định của cơ quan chuyên môn, ngành du lịch năm 2012 tăng trưởng khá là nhờ việc hoán đổi ngày nghỉ lễ cho cán bộ, công viên chức và người lao động như dịp giỗ Tổ Hùng Vương, lễ 30-4, 1-5,...5

Bảng 3.1: Số lượng du khách đến tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: lượt khách

Tiêu chí Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Khách của các khu du lịch 2.471.592 2.842.740 2.391.907 Khách của các cơ sở kinh doanh du lịch 950.595 1.010.000 1.196.087

Khách trong nước 800.144 846.600 1.043.248

Khách quốc tế 150.451 163.400 152.839

Tổng số lượt khách 5.067.937 5.581.740 5.231.594

Khách lễ hội 1.645.750 1.729.000 1.643.600

Nguồn: Sở Văn hoá- Thể thao – Du lịch tỉnh Kiên Giang

Năm 2013, Kiên Giang có hơn 5,2 triệu lượt khách, giảm 6,27% so với năm so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, khách quốc tế chiếm gần 153 nghìn lượt, giảm 6,46% (tức là giảm hơn 10 nghìn lượt) so với năm 2012. Có gần 2,4 triệu lượt khách của các khu du lịch và gần 1,2 triệu khách của các cơ sở kinh doanh du lịch. Tương ứng giảm 15,86% và tăng 18,42% so với năm 2012. Nhìn chung lượng khách quốc tế và khách của các khu du lịch năm 2013 có chiều hướng giảm nhẹ so với những năm trước, nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế thế giới vẫn mang một màu ảm đạm khiến người dân thắt chặt chi tiêu, còn các nhà đầu tư thận trọng hơn khi mở rộng khai thác thị trường bên ngoài (Theo Tổng cục Thống kê, 2013).

5Kiên Giang đón gần 5,6 triệu lượt khách du lịch.

<http://www.vietnamhotel.org.vn/vn/news/1369/207/Kien-Giang-don-gan-56-trieu-luot-khach-du- lich.vha>. [Ngày truy cập: 11/11/2014]

Bảng 3.2: Thời gian lưu trú của khách du lịch đến tỉnh Kiên Giang

Đơn vị tính: ngày

Tiêu chí Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Thời gian lưu trú bình quân 1,65 1,60 1,77 Khách quốc tế 2,15 2,10 2,40

Khách trong nước 1,56 1,51 1,68

Nguồn: Sở Văn hoá- Thể thao – Du lịch tỉnh Kiên Giang

Nhìn chung thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch khi đến với Kiên Giang không biến động nhiều qua các năm. Du khách thường lưu trú lại trong thời gian ngắn, chỉ đạt ở mức bình quân là 1,65 ngày. Thời gian lưu trú dài nhất là 1,77 ngày (năm 2013); đối với khách quốc tế là 2,4 ngày và đối với khách trong nước là 1,68 ngày. Do hệ thống nhà hàng, khách sạn ngày càng được quan tâm, nâng cấp và hoàn thiện nên đáp ứng được nhu cầu lưu trú của du khách, thúc đẩy thời gian lưu trú bình quân tăng qua các năm.

3.1.2.2 Doanh thu

Theo thống kê của Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Kiên Giang cho thấy, tổng doanh thu thu được từ du lịch tăng khá đều trong những năm gần đây. Năm 2012, tổng doanh thu đạt 913,5 tỷ đồng, tăng 21,5 % so với cùng kỳ năm 2011, đạt 102,6 % so với kế hoạch. Riêng Phú Quốc đạt doanh thu 660 tỷ đồng, tăng 16,3% so với năm 2011, đạt 105% so với kế hoạch. Doanh thu tiếp tục tăng và đạt gần 1.133 tỷ đồng ở năm 2013, tăng 31,3% so với cùng kỳ năm trước, đạt 96,6% so với kế hoạch. Riêng Phú Quốc có doanh thu trong hoạt động du lịch đạt 875 tỷ đồng, tăng 65,5% so với cùng kỳ và chiếm 77,2% tổng doanh thu toàn tỉnh. Để đạt được kết quả này, Kiên Giang đã phải xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Ngành du lịch Kiên Giang được đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch, đồng thời tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về văn hóa ứng xử, tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch, bảo đảm xanh, sạch, đẹp, văn minh để thu hút ngày càng đông khách du lịch đến tham quan. Bên cạnh đó, tỉnh còn tạo điều kiện cho người dân và các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, dịch vụ du lịch, bằng những chính sách ưu đãi, tạo môi trường thông thoáng nhằm huy động các nguồn lực trong xã hội. Tỉnh đẩy mạnh công tác tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, xây dựng các cụm, tuyến du lịch, phát triển các làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch,… quan tâm kêu gọi cộng đồng dân cư địa phương tham gia quy hoạch phát triển du lịch. Gắn

liền phát triển du lịch với lợi ích của cư dân địa phương,…

Nguồn: Sở Văn hoá – Thế thao – Du lịch tỉnh Kiên Giang

Hình 3.1: Tổng doanh số du lịch tỉnh Kiên Giang 2011-2013

Với mức tăng doanh thu du lịch như trên, có thể nói hoạt động ngành du lịch của tỉnh đã có những bứt phá trong những năm vừa qua đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tích cực, thúc đẩy và lôi kéo các ngành dịch vụ và các ngành nghề khác phát triển, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, làm thay đổi đáng kể bộ mặt xã hội và đời sống một bộ phận dân cư.

3.1.2.3 Các điểm du lịch nổi tiếng

Kiên Giang được nhiều người biết đến là vùng đất văn hoá và du lịch nổi tiếng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, là quê hương của thi sĩ Đông Hồ, là nơi phát tích của Tao Đàn Chiêu Anh Các vang bóng một thời. Đến nay, Kiên Giang được nhiều người biết đến qua danh lam thắng cảnh du lịch nổi tiếng như:

Hà Tiên

Hà Tiên nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Kiên Giang, là một dải đất hẹp ven biển, với đầy đủ các dạng địa hình: vũng, vịnh, đồng bằng, núi, sông, hang động, hải đảo,… tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Các ngọn núi trên địa bàn hầu hết đều là những thắng cảnh như: núi Tô Châu, núi Đá Dựng, núi Bình San,

nui Thạch Động,… Ven biển Hà Tiên có nhiều bãi tắm đẹp như: bãi biển Lộc Trĩ (Mũi Nai). Ngoài khơi có quần đảo Hải Tặc với nhiều đảo đẹp, có tiềm năng du lịch.

Thị xã Hà Tiên không lớn, nhưng hơn tất cả các nơi khác về vẻ êm đềm dung dị với những khu nhà ẩn sau vườn, ven theo chân núi, hay trước mặt hồ, chạy bên sông và những bến thuyền nơi cửa biển, dập dìu thuyền cá, thuyền du lịch ra vào,… Đồng thời những khách sạn, Resort trên vị trí này có tầm nhìn tuyệt đẹp, có thể vừa ngắm biển, vừa ngắm những dãy núi lớp lớp màu xanh cây lá. Ngoài cảnh đẹp thiên nhiên, còn có đền thờ Mạc Cửu hay còn gọi là Mạc Thiên Tích, những người có công lớn trong việc xây dựng, bảo vệ, mở mang bờ cõi, phát triển kinh tế thương mại nhờ vào cửa biển, đề cao việc học và trân trọng văn hoá trên mảng đất này. Thắp nén tâm nhang trong đền, và trên khu lăng mộ của dòng họ Mạc, trong khói hương giữa đất phong quang, ta trở về với nguồn cội xa xưa của lịch sử, một dáng hào hùng mảng đất nơi đầu sóng ngọn gió đất nước.

Đặc biệt nhất là Mũi Nai, nơi thu hút đông đảo du khách nhất tại Hà Tiên, với bãi cát thơ mộng và những hàng dừa xanh mướt mải, dành riêng cho du lịch nghỉ dưỡng. Du khách đến đây thả hồn trước gió, nô đùa bơi cùng sóng biển, và thụ hưởng các món ngon của đặc sản nơi này. Với vị trí địa lý thuận lợi, ở đây, du khách có thể dễ dàng đi tới những điểm du lịch khác như núi Đá dựng, mang trầm tích của biển cả từ hàng vạn năm trước, với những hang động lên xuống kỳ thú cho khám phá, mạo hiểm. Đứng từ trên cao, ta có thể trải tầm mắt xuống đồng ruộng mênh mông xung quanh. Cách đó không xa là Thạch Động nổi tiếng xưa nay, mây vờn của hang, truyền thuyết Thạch Sanh có từ đây.

Nguồn: http://www.ivivu.com/blog/2012/04/cac-diem-tham-quan-du-lich-tai-ha-tien-kien- giang/

Hình 3.2: Thạch Động (hay còn gọi là thạch động Thôn Vân) tại Hà Tiên Ngoài ra, Hà Tiên có truyền thống lịch sử văn hóa, văn học - nghệ thuật, với những lễ hội cổ truyền như Tết Nguyên tiêu, kỷ niệm ngày thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các, lễ giỗ Mạc Cửu, chùa Phù Dung, đình Thành Hoàng,… Hiện nay, Kiên Giang đã có tour du lịch đến nước bạn Campuchia qua đường cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên. Đây là cánh cửa mở ra để vùng Kiên Lương - Hà Tiên nối liền với các nước Đông Nam Á; đồng thời mở tuyến du lịch xuyên ba nước, từ Phú Quốc đến Sihanouk Ville (Campuchia) và tỉnh Chanthaburi (Thái Lan) bằng đường biển và đường bộ.

Đảo Phú Quốc

Phú Quốc có vị trí đặc biệt nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam, trong vùng vịnh Thái Lan và là hòn đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây và cũng là đảo lớn nhất trong cả nước với khí hậu ôn hoà, mát mẻ quanh năm. Phú Quốc cùng với các đảo lớn nhỏ khác tạo nên huyện Phú Quốc xinh đẹp của Kiên Giang, diện tích là 58.919 Km2. Được mệnh danh là “Đảo ngọc”, với những bãi cát dài bất tận, trắng mịn trên bờ biển, làn nước biển màu ngọc bích pha chút xanh lơ cùng với những sinh vật kỳ thú đầy sắc màu dưới màu xanh

navy tuyệt vời. Tạp chí Du lịch National Geographic (Hiệp hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ) vừa công bố danh sách “Những chuyến đi mùa đông tốt nhất năm 2014” (Best winter trips 2014). Danh sách được bầu chọn bởi các biên tập viên chuyên về du lịch của tạp chí, gồm 15 điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới, Phú Quốc đứng vị trí thứ 3.

Phú Quốc hội tụ đủ các đặc trưng cho một hòn đảo: những con sông trĩu nặng phù sa, cũng là nơi thuyền bè neo đậu sau những chuyến ra khơi; Suối ngàn réo rắt trên những cánh rừng nguyên sinh kỳ vĩ, rừng ngập mặn khu vực Suối Mây, Cửa Lấp là khu rừng ngập mặn đẹp nhất Phú Quốc, hiện nay các resort và khách sạn mọc lên thay cho cánh rừng xanh mượt ngày trước, chỉ còn thưa thớt vài mảng xanh, tạo nên nét chấm phá như một bức tranh chưa hoàn thiện. Hòn đảo này còn có những bờ biển dài đẹp vô cùng quyến rũ. Hiện nay tốc độ tăng trưởng du lịch của Phú Quốc được coi như là cao nhất với mức tăng luôn từ 100% trở lên so với năm trước đó. Nước biển trong vắt, những dòng suối yên bình cùng nhiều hải sản độc đáo chính là lợi thế tuyệt vời của du lịch Phú Quốc.

Nguồn: http://phuquocsensetravel.com/bao-chi-italy-viet-ve-dao-phu-quoc-n.html

Hình 3.3: Bãi Sao tại Phú Quốc

Bắc đảo Phú Quốc là vùng đất trù phú với dãy rừng nguyên sinh và hệ động thực vật phong phú cùng vô số bãi biển đẹp ẩn hiện sau những cánh rừng. Đến với Bắc đảo là đến với thiên nhiên hoang sơ. Hành trình khám phá Bắc đảo bao gồm: Mũi Gành Dầu, mũi đất nhô ra biển Tây Bắc đảo thu hút du

khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và đặc trưng nhất. Từ đây có thể nhìn thấy được hải giới của Campuchia. Gành Dầu có bãi tắm hình cánh cung trải dài 500m. Đây cũng là nơi thưởng thức hải sản tuyệt vời cho du khách. Tại Hòn Thơm, ta có thể lặn ngắm san hô, xem các khu nuôi trồng thuỷ sản của ngư dân, khu nuôi ngọc trai, ngoài ra ta còn có thể được xem làng câu mực rất nổi tiếng tại Phú Quốc.

Nguồn: http://www.ivivu.com/blog/2014/06/4-dieu-ban-phai-lam-khi-du-lich-phu-quoc/

Hình 3.4: Du khách lặn biển ngắm san hô tại Phú Quốc

Không chỉ có những bãi tắm nổi tiếng như: Bãi Dài, Bãi Ông Lãnh, Bãi Sao,… Tại đây còn có rất nhiều chợ: Chợ Dương Đông, chợ đêm Dinh Cậy. được xem là trung tâm mua sắm, ăn uống và tham quan thu hút du khách đông đảo nhất vào buổi tối ở Phú Quốc, có thể tìm thấy tất cả các đặc sản: nước mắm, hải sản tươi sống, các món ăn vặt, quán ăn tối, bar, các quán cà phê sôi động,… Bên cạnh đó là những suối đá hùng vĩ, đẹp đến mê hồn: Suối Đá Bàn, Suối Tranh, Suối Đá Ngọn với những thác nước, vẫn là một bí mật cho những du khách thích khám phá và ưa mạo hiểm.

Đảo Nam Du

Đảo Nam Du cũng là một điểm đến thú vị trong hành trình khám phá biển đảo quê hương. Nam Du là một quần đảo nhỏ với 21 hòn đảo lớn nhỏ, nằm ở phía Tây Nam của bản đồ hình chữ S thân thương. Là một quần đảo nhỏ thuộc hai xã An Sơn và Nam Du, thuộc huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang,

cách bờ biển Rạch Giá 65 hải lý, được mệnh danh là một Phú Quốc khác của Kiên Giang. Trong đó, Củ Tron là hòn lớn nhất, xa xa là hòn Dầu, hòn Ông, hòn Ngang, hòn Mấu,… tạo thành một bức tranh phong cảnh hữu tình.

Cũng như những điểm du lịch khác tại Kiên Giang, Đảo Nam Du tập trung khá nhiều những bãi tắm đẹp: Bãi Ngự, Bãi Chệt, Bãi tắm Cây Mến – là một cái vịnh với nước biển xanh biếc, diện tích 600m2 nằm gọn trong Vịnh Thái Lan, có gần 7 ha trồng dừa, có cây lên đến 70-80 tuổi tạo nên rừng dừa xanh nằm liền kề vịnh biển, thu hút được nhiều sự chú ý của khách du lịch, đặc biệt là những cặp vợ chồng mới cưới đến đây để hưởng tuần trăng mật. Trong số 21 hòn đảo của quần đảo này, tạo hóa có vẻ thiên vị khi ban phát cho hòn đảo nhỏ này những bãi biển tuyệt đẹp. Có đến năm bãi biển trên đảo. Trong đó, có hai bãi cát trắng mịn hiếm nơi nào có được là Bãi Chướng và Bãi Nam; còn lại là ba bãi đá: Bãi Bắc, bãi Ðá Ðen và bãi Ðá Trắng. Bãi Nam là mặt tiền của đảo. Bãi này hầu như yên ắng quanh năm, nên tàu bè đến giao thương đều dừng lại ở mặt này. Vì thế, cư dân ở đây cũng đông hơn. Dù vậy, bãi cũng rất sạch sẽ, cát trắng mịn và bãi lài. Thú vị nhất là được đắm mình trong lòng nước mát lành ở Bãi Chướng. Bãi như một cái vịnh trông như một hồ nước khổng lồ bao bọc chung quanh là những hàng dừa có trên một đời tuổi người. Bãi cát chạy dài, nước có mầu xanh lam trong vắt. Ra xa hàng chục mét vẫn còn thấy đáy. Cạnh đó là hai bãi đá không chê vào đâu được. Bãi Ðá Ðen có nhiều loại đá đẹp. Phần lớn là đá có màu đen bóng nên người dân lấy đó làm tên đặt. Ðá ở bãi này muôn hình vạn trạng, nhiều màu sắc. Khi mặt trời soi xuống, đá dưới biển lấp lánh nhiều màu sắc bắt mắt. Có những viên hoa văn rất lạ. Vân đá ngoằn ngoèo xanh, đỏ như vân cẩm thạch. Từ bãi Ðá Ðen đi bộ chừng 15 phút là đến bãi Ðá Trắng. Toàn bãi chỉ duy nhất một màu trắng của đá. Những viên đá nhỏ bằng ngón tay đến bằng bàn tay nằm dọc theo bãi biển. Bãi này hầu như không có cát, chỉ có đá trắng. Ai đến hai bãi đá

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng phục vụ của nhân viên trong ngành du lịch tỉnh kiên giang (Trang 46 - 62)