hơn nam. Do đó, ngành du lịch tỉnh Kiên Giang nên đẩy mạnh công tác, đề xuất những chương trình, chính sách phù hợp nhằm đáp ứng nhiều hơn yêu cầu của lượng khách du lịch nam.
4.3.2 So sánh mức độ hài lòng của từng nhóm du khách đối với chất lượng phục vụ của nhân viên lượng phục vụ của nhân viên
Với số điểm trung bình là 3,98 cho thấy khách theo tour có sự hài lòng đối với chất lượng phục vụ của nhân viên trong ngành du lịch tỉnh Kiên Giang cao hơn so với nhóm khách lẻ (tự tổ chức). Khách theo tour với sự hướng dẫn tận tình của hướng dẫn viên, được sắp xếp lịch trình sẵn, dễ dàng khám phá những điểm mới, những nơi nổi bật. Trong khi đó, khách lẻ phải tự mày mò, tìm kiếm những điểm du lịch, những nơi ăn uống, lưu trú. Thường xuyên xảy ra những vấn đề như: phải mua giá cao hơn so với thực tế, chất lượng không đạt yêu cầu, mất tài sản, lạc đường,...
Để so sánh mức độ hài lòng của từng nhóm du khách đối với chất lượng phục vụ của nhân viên trong ngành du lịch, tác giả sử dụng kiểm định Independent Sample T-test và thu được kết quả:
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định mức độ hài lòng của từng nhóm du khách đối với chất lượng phục vụ của nhân viên trong ngành du lịch
Chỉ tiêu
Điểm trung bình Kiểm định Levene's Kiểm định T Khách
theo tour Khách lẻ F P t p
Mức độ hài lòng
của du khách 3,98 3,87 8,172 0,005 1,001 0,318
Nguồn: số liệu khảo sát thực tế từ 224 du khách, 2014
Mức ý nghĩa Levene = 0,005 (<0,05) cho thấy có sự khác biệt về phương sai đối với mức độ hài lòng giữa khách du lịch đi tour và khách lẻ đối với chất lượng phục vụ của nhân viên. Xét tiếp giả định phương sai bằng nhau (Equal
variances assumed) trong kiểm định T-test, với mức ý nghĩa 0,318 (>0,05) chứng tỏ không có sự khác biệt ý nghĩa về trung bình mức độ hài lòng của khách đi tour và khách lẻ đối với chất lượng phục vụ của nhân viên trong ngành du lịch tỉnh Kiên Giang.