Một số tiêu chí ảnh hưởng đến mức độ hoàn thành công việc của nhân

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng phục vụ của nhân viên trong ngành du lịch tỉnh kiên giang (Trang 68 - 73)

của nhân viên phục vụ trong ngành du lịch tỉnh Kiên Giang

4.1.2.1 Mối quan hệ giữa thâm niên làm việc với mức độ hoàn thành công việc

Dựa vào bảng Chi-square Test, giá trị kiểm định P-value là 0,009 < 0,05 nên ta chấp nhận giả thuyết H1 và bác bỏ giả thuyết H0 tức là 2 biến này có mối quan hệ với nhau. Đồng thời, chỉ có 16,7% số ô trong bảng chéo có tần số lý thuyết nhỏ hơn 5 (<20%)10, do đó ta có thể tin tưởng vào kết quả kiểm định này.

Như kết quả được trình bày trong bảng dưới đây, ta thấy nhân viên phục vụ trong ngành du lịch tỉnh Kiên Giang phần lớn chưa có nhiều kinh nghiệm, thâm niên dưới 3 năm chiếm tỷ lệ 60,39%, đồng thời đây cũng là nhóm có mức độ hoàn thành công việc cao nhất, đa phần họ hoàn thành trên 90% công việc. Bởi những nhân viên mới luôn hăng hái với công việc, tràn đầy nhiệt huyết, họ thường muốn thể hiện năng lực của mình, năng động, sáng tạo, đem lại hiệu quả công việc cao. Tỷ lệ giảm dần khi số năm kinh nghiệm tăng dần. Cụ thể, nhóm nhân viên có thâm niên từ 3 đến 5 năm chiếm 19,32%, từ 5 đến 10 năm chỉ chiếm 13,53% và thấp nhất là 6,76% - những nhân viên có thâm niên trên 10 năm, nhóm này có đến 35,72% tỷ lệ hoàn thành dưới 90% công

việc. Các nhà quản lý cần quan tâm đến nhóm nhân viên này, thường xuyên khuyến khích, tạo động lực cho nhân viên thực hiện tốt công việc của mình. Bên cạnh đó, với sự thay đổi của ngành du lịch, các nhân viên có nhu cầu được đào tạo thêm về chuyên môn, tham gia các khoá huấn luyện, tăng lương cũng như hưởng các chế độ đãi ngộ hợp lý.

Bảng 4.3: Mối quan hệ giữa thâm niên làm việc với mức độ hoàn thành công việc

Mức độ hoàn thành công việc

Dưới 3 năm Từ 3 đến 5 năm Từ 5 đến 10 năm Trên 10 năm

Tổng % Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Dưới 90% 12 9,60 13 32,50 8 28,57 5 35,72 18,40 Từ 90% đến 95% 27 21,60 6 15,00 5 17,86 1 7,14 18,80 Trên 95% 86 68,80 21 52,50 15 53,57 8 57,14 62,80 Tổng 125 60,39 40 19,32 28 13,53 14 6,76 100,00

Nguồn: số liệu điều tra của tác giả (2014)

4.1.2.2 Mối quan hệ giữa lĩnh vực lao động và mức độ hoàn thành công việc

Nhân viên phục vụ trong ngành du lịch chủ yếu thuộc lĩnh vực lưu trú (chiếm 50% tổng số nhân viên được phỏng vấn), thấp hơn là những nhân viên thuộc lĩnh vực ăn uống (16,34%), lĩnh vực lữ hành (8,42%). Ngoài 3 lĩnh vực cơ bản nêu trên, còn có những lĩnh vực khác như: vận chuyển, dịch vụ bổ sung,… chiếm 25,25%.

Kiểm định Chi bình phương cho kết quả p-value = 0,054 > 0,05 nên ta không có đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0, tức là hai biến này không có mối quan hệ với nhau.

Nhìn chung, các nhân viên đều hoàn thành khá tốt công việc của mình, trong đó nhóm nhân viên thuộc lĩnh vực ăn uống hoàn thành tốt hơn cả. Với 81,82% tỷ lệ nhân viên hoàn thành trên 95% công việc, cao hơn đến 34,76% so với nhân viên lĩnh vực lữ hành. Kiên Giang là tỉnh giáp biển với nhiều đảo lớn nhỏ, nổi tiếng với những món ăn tươi sống. Ngành ẩm thực phát triển mạnh, thu hút nhiều khách du lịch, kéo theo lưu trú cũng phát triển. Tuy nhiên, do khách đến đây chủ yếu theo hình thức tự tổ chức, các công ty lữ hành chưa có nhiều điều kiện để phát triển, nên có sự chênh lệch về mức độ hoàn thành công việc và số lượng nhân viên phục vụ ở mỗi lĩnh vực.

Bảng 4.4: Mối quan hệ giữa lĩnh vực lao động và mức độ hoàn thành công việc

Mức độ hoàn thành công việc

Lưu trú Ăn uống Lữ hành Khác

Tổng % Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Dưới 90% 19 18,81 2 6,06 2 11,76 10 19,61 16,34 Từ 90% đến 95% 18 17,82 4 12,12 7 41,18 6 11,76 17,32 Trên 95% 64 63,37 27 81,82 8 47,06 35 68,63 66,34 Tổng % 101 50,00 33 16,34 17 8,42 51 25,25 100,00

Nguồn: số liệu điều tra của tác giả (2014)

4.1.2.3 Mối quan hệ giữa giới tính và mức độ hoàn thành công việc

Theo số liệu điều tra của tác giả, số lượng nhân viên phục vụ trong ngành du lịch tại Kiên Giang chủ yếu là nữ (chiếm tỷ lệ 63,20%) trong khi nam chỉ chiếm 36,80% (thấp hơn đến 26,4%). Nhân viên nữ tập trung chủ yếu ở các bộ phận như buồng, bàn, lễ tân. Những công việc này thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, đòi hỏi cần có kỹ năng giao tiếp tốt, tính kiên trì, khéo léo và dẻo dai, điều này thì nam giới không bằng được nữ giới.

Nguồn: Theo số liệu điều tra của tác giả, 2014

Hình 4.3: Cơ cấu theo giới tính của nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch tỉnh Kiên Giang

Để xem có mối quan hệ nào giữa nam và nữ đối với mức độ hoàn thành công việc hay không, tác giả sử dụng kiểm định Chi bình phương với giả thuyết H0 là “Không có mối quan hệ giữa 2 biến”. Kết quả kiểm định được đưa ra trong bảng sau:

Bảng 4.5: Kiểm định mối quan hệ giữa giới tính và mức độ hoàn thành công việc của nhân viên phục vụ trong ngành du lịch

Mức độ hoàn thành công việc Nữ Nam Tổng % Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Dưới 90% 23 16,31 18 22,50 18,55 Từ 90% đến 95% 29 20,57 15 18,75 19,91 Trên 95% 89 63,12 47 58,75 61,54 Tổng 141 63,80 80 36,20 100,00

Nguồn: số liệu điều tra của tác giả (2014)

Với giá trị p-value = 0,523 (>0,05) nên ta không đủ điều kiện để bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là không có mối quan hệ giữa hai biến này. Kết quả đưa ra cho thấy, mức độ hoàn thành công việc dưới 90% là 18,55%, từ 90 đến 95% là 19,91% và trên 95% là 61,54%. Con số này khá thấp, được đánh giá là chưa đáp ứng được nhu cầu của công việc. Do chưa có sự sắp xếp nguồn nhân lực du lịch hợp lý nên hiệu quả đạt được chưa cao. Các nhà quản lý cần có những chính sách điều động nguồn nhân lực một cách linh hoạt để nâng cao chất lượng phục vụ. Cả nam và nữ đều có mức độ hoàn thành công việc trên 95%, tuy nhiên các nhân viên phục vụ nam có mức độ hoàn thành công việc dưới 90% chiếm tỷ lệ cao hơn (22,5%) trong khi nữ chỉ chiếm 16,31%.

4.1.2.4 Mối quan hệ giữa thu nhập của nhân viên phục vụ trong ngành du lịch với mức độ hoàn thành công việc

Theo số liệu điều tra của tác giả (2014), thu nhập của nhân viên phục vụ trong ngành tại tỉnh Kiên Giang khá thấp, dao động trong khoảng từ 3 đến 5 triệu (chiếm 51,16%), ngoài ra những nhân viên có thu nhập dưới 3 triệu là 36,28%. Riêng nhóm có thu nhập trên 5 triệu chiếm tỷ lệ rất ít, chỉ khoảng 12,56%.

Giá trị p-value = 0,016 < 0,05 chứng tỏ giữa 2 biến thu nhập và mức độ hoàn thành công việc có mối quan hệ với nhau. Trong 62,79% số lượng nhân viên hoàn thành trên 95% công việc thì có đến 88,89% nhân viên có thu nhập trên 5 triệu (chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 nhóm). Điều này có thể chứng tỏ, thu nhập cao sẽ góp phần thúc đẩy thái độ làm việc của nhân viên, nâng cao hiệu quả và mức độ hoàn thành công việc. Mức độ hoàn thành công việc từ 90 đến 95% chiếm 19,53% tổng số mẫu, cao nhất là nhóm nhân viên có thu nhập dưới 3 triệu. Họ mong muốn được tăng lương nên hoàn thành khá tốt công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

việc của mình, tuy nhiên với mức lương dưới 3 triệu, họ chưa đủ động lực để cống hiến hết mình.

Bảng 4.6: Mối quan hệ giữa thu nhập của nhân viên phục vụ với mức độ hoàn thành công việc

Mức độ hoàn thành công việc

Dưới 3 triệu Từ 3 đến 5 triệu Trên 5 triệu

Tổng % Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Dưới 90% 19 24,36 17 15,45 2 7,41 17,67 Từ 90% đến 95% 18 23,08 23 20,92 1 3,70 19,53 Trên 95% 41 52,56 70 63,64 24 88,89 62,79 Tổng 78 36,28 110 51,16 27 12,56 100,00

Nguồn: số liệu điều tra của tác giả (2014)

4.1.2.5 Mối quan hệ giữa tình trạng hôn nhân và mức độ hoàn thành công việc

Do đặc điểm của nguồn lao động du lịch, nhân viên không làm việc theo giờ hành chính mà phục vụ theo nhu cầu của khách, đòi hỏi phải sắp xếp thời gian linh hoạt, đồng thời phải được chịu áp lực tốt, bởi môi trường làm việc trong ngành du lịch chịu sự tác động của nhiều nhân tố và luôn luôn thay đổi rất phức tạp. Đó là lý do tại sao đa phần nhân viên phục vụ trong ngành du lịch thuộc tình trạng độc thân chiếm tỷ lệ cao hơn (57,80%), cao hơn 15,6% so với số lượng nhân viên đã lập gia đình.

Bảng 4.7: Mối quan hệ giữa tình trạng hôn nhân và mức độ hoàn thành công việc của nhân viên phục vụ trong ngành du lịch

Mức độ hoàn thành công việc Độc thân Đã lập gia đình Tổng % Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Dưới 90% 20 15,87 21 22,83 18,81 Từ 90% đến 95% 31 24,60 13 14,13 20,18 Trên 95% 75 59,53 58 63,04 61,01 Tổng 126 57,80 92 42,20 100,00

Nguồn: số liệu điều tra của tác giả (2014)

Tuy nhiên không có sự khác nhau về mức độ hoàn thành công việc giữa 2 nhóm này. Mức độ hoàn thành công việc trên 95% chiếm tỷ lệ cao nhất

(61,01%) bao gồm 59,53% trong tình trạng độc thân và 63,04% đã lập gia đình. Không có sự chênh lệch nhiều, nên cần chú ý đến cả 2 nhóm nếu muốn đạt hiệu quả cao trong công việc.

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng phục vụ của nhân viên trong ngành du lịch tỉnh kiên giang (Trang 68 - 73)