Thực trạng về nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng phục vụ của nhân viên trong ngành du lịch tỉnh kiên giang (Trang 65 - 68)

4.1.1.1 Trình độ văn hoá

Qua hình 4.1, ta thấy rằng nguồn lao động có trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng du lịch là lực lượng lao động trực tiếp phục vụ khách, cung cấp sản phẩm du lịch, chiếm trên 82% tổng số lao động qua đào tạo và chiếm lần lượt là 17,8%, 4,2% tổng nguồn nhân lực toàn ngành. Riêng nguồn lao động có trình độ Cao đẳng, Đại học và sau đại học thì chỉ chiếm 17,51% số nhân lực có chuyên môn du lịch, bằng 0,05% tổng nhân lực. Tình trạng nguồn nhân lực như hiện nay của tỉnh được đánh giá là trình độ chuyên môn thấp so với nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Số lao động chưa qua đào tạo chuyên môn chiếm đến 73,33% tổng nhân lực toàn ngành. Tuy nhiên, thông qua số liệu được lấy từ Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Kiên Giang trong bảng 4.1 cho thấy Kiên Giang đã đang và rất cố gắng trong việc cải thiện, nâng cao trình độ của nguồn lao động du lịch,thể hiện ở số lượng nhân viên đã qua đào tạo tăng dần qua các năm từ sơ cấp đến sau đại học.

Nguồn: Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Kiên Giang

Hình 4.1: Trình độ văn hoá của nguồn nhân lực phục vụ tỉnh Kiên Giang năm 2013

Năm 2013, tổng lao động đã qua đào tạo tăng 13,73% so với năm 2012 và tăng đến 29,13% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó số lao động có trình độ đại học tăng nhanh nhất ở mức 14,84%, tiếp đó là cao đẳng (tăng 14,49%), trung cấp (tăng 13,58%) so với năm 2012. Dự báo tỷ lệ này còn tiếp tục tăng trong tương lai do nó là đặc thù của một ngày dịch vụ, đặc biệt là trong ngành du lịch. Đây là ngành đòi hỏi nhân viên phải có trình độ chuyên môn cao, không chỉ gói gọn là trình độ chuyên môn du lịch mà bao gồm cả những chuyên môn khác như văn hoá, ngoại ngữ, kinh tế, tài chính, kiến trúc, xây dựng, địa lý, điều khiển phương tiện vận chuyển,… Hiện nay, Kiên Giang đã được biết đến là nơi du lịch không thể bỏ qua, cả khách nội địa và quốc tế đều bị thu hút bởi vẻ đẹp hoang sơ, không khí yên bình nơi này nên việc cải thiện trình độ nguồn lao động là hoàn toàn cấp thiết.

Bảng 4.1: Trình độ văn hoá của nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch tỉnh Kiên Giang từ năm 2009 đến năm 2013

Đơn vị: Người Danh Mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Sau đại học 3 3 4 5 5 Đại học 160 197 250 283 325 Cao đẳng 38 48 61 69 79 Trung cấp 183 225 285 324 368 Khác 668 954 1.209 1.373 1.559

Chưa qua đào tạo 3.806 4.550 4.981 5.658 6.423

Tổng nguồn nhân lực 4.858 5.978 6.790 7.712 8.759

Tỷ lệ % lao động qua đào tạo 21,7% 23,9% 26,6% 26,6% 26,7%

Nguồn: Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Kiên Giang

4.1.1.2 Cơ cấu nguồn nhân lực du lịch Kiên Giang theo độ tuổi

Với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch, đặc biệt là tại Kiên Giang thì nhu cầu về nguồn lao động ngày càng cao và tăng đều qua các năm, kể cả về cơ cấu về độ tuổi. Dưới 30 tuổi là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong những năm qua, chiếm 54,07% năm 2013 và tăng 13,58% so với năm 2012. Nhóm từ 30 đến 50 tuổi chiếm tỷ lệ 35,77%, thấp hơn là các nhóm 51 đến 55 tuổi (8,21%) và trên 55 tuổi (1,94%). Điều này cũng dễ hiểu bởi đặc trưng của ngành du lịch đòi hỏi nhân viên trẻ trung, năng động, có sức khoẻ để đáp ứng nhu cầu của khách bất cứ lúc nào.

Nguồn: Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch Kiên Giang

Hình 4.2: Cơ cấu nguồn nhân lực du lịch tại Kiên Giang từ 2009 đến 2013

4.1.1.3 Trình độ ngoại ngữ và tin học

Với việc gia nhập vào các tổ chức thế giới cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ đòi hỏi nhân viên phục vụ cần có những kiến thức cơ bản về ngoại ngữ cũng như tin học, đặc biệt là trong ngành du lịch. Thế nhưng theo số liệu điều tra của tác giả (2014), nhân viên phục vụ trong ngành du lịch tỉnh Kiên Giang chỉ có 43,81% có chứng chỉ ngoại ngữ A và 68,09% chứng chỉ A tin học. Các chứng chỉ A, B chiếm tỷ trọng cao (93,33% đối với trình độ ngoại ngữ, 94,69 đối với trình độ tin học), các loại chứng chỉ cao hơn chỉ chiếm một phần nhỏ, dao động từ 1,06% đến 3,81%. Với trình độ như hiện nay, những hiểu biết cơ bản về ngoại ngữ và tin học, nhân viên phục vụ trong ngành du lịch của tỉnh chỉ có thể giao tiếp trong phạm vi chuyên môn của mình. Khi được hỏi về những vấn đề khác, họ còn mập mờ, không thể giải quyết được vấn đề, không đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Mặt khác, số lượng khách du lịch quốc tế đến đây mỗi năm rất lớn và có xu hướng ngày càng tăng (chủ yếu là khách đến từ Nga và Đức) nhưng số lượng nhân viên biết những ngôn ngữ khác (ngoài anh văn) rất ít. Điều này không chỉ là rào cản cho sự phát triển của ngành Du lịch Kiên Giang mà còn đối với nhiều ngành khác khi ngày càng có nhiều nhà đầu tư đến để tìm kiếm

cơ hội kinh doanh. Do đó, ngành du lịch cần sớm cải thiện trình độ ngoại ngữ, tin học của nhân viên phục vụ trong ngành. Đây sẽ là căn cứ cần thiết để phát triển du lịch trong tỉnh nói riêng và kinh tế trong nước nói chung.

Bảng 4.2: Trình độ ngoại ngữ, tin học của nhân viên phục vụ trong ngành du lịch tỉnh Kiên Giang 2014 Tiêu chí Ngoại Ngữ Tiêu chí Tin học Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Chứng chỉ A 46 43,81 Chứng chỉ A 64 68,09 Chứng chỉ B 52 49,52 Chứng chỉ B 25 26,60 Chứng chỉ C 4 3,81 Trình độ trung cấp 1 1,06 Chứng chỉ Quốc tế 2 1,90 Trình độ CĐ/ĐH 3 3,19 Chưa có 1 0,95 Chưa có 1 1,06

Nguồn: số liệu điều tra của tác giả (2014)

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng phục vụ của nhân viên trong ngành du lịch tỉnh kiên giang (Trang 65 - 68)