Đối với các Cơ quan, Ban, Ngành quản lý Du lịch và Hiệp hội Du lịch

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng phục vụ của nhân viên trong ngành du lịch tỉnh kiên giang (Trang 108 - 110)

hướng tới năm du lịch 2016.

Khách du lịch đến Kiên Giang thuộc nhiều thành phần đa dạng: độ tuổi, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, quốc tịch, thu nhập,… Đa phần họ thuộc nhóm có thu nhập tương đối cao, thường có thời gian kéo dài tuor du lịch trên 4 ngày đối với khách quốc tế, khoảng 3 ngày 2 đêm đối với khách nội địa. Hình thức tự tổ chức du lịch (khách lẻ) được ưu tiên để chọn (chiếm 80,36%). Trong khi khách nội địa thích chọn thời điểm cuối tuần để du lịch thì khách quốc tế lại chọn vào dịp lễ tết. Đến với Kiên Giang, du khách bị hấp dẫn bởi môi trường trong lành, sạch đẹp cùng với những món ăn đặc sản, điều kiện lưu trú và tính tình thân thiện của nhân viên. Vì vậy, các cơ sở kinh doanh du lịch cần nắm bắt thông tin, hiểu được tâm lý khách hàng để có những hoạch định phù hợp với từng thời điểm khác nhau

Các nhân tố như “Tâm lý, cảm xúc” và “Kiến thức, trí tuệ” là những nhân tố tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự hài lòng của du khách. Để phát triển du lịch, cần chú trọng, xem xét và cải thiện những yếu tố này để đem lại hiệu quả cao hơn mà không bị phân tán nguồn lực. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng, trình độ học vấn có mối liên hệ nghịch chiều với mức độ hài lòng của du khách khi đánh giá chất lượng phục vụ của nhân viên trong ngành. Bên cạnh đó, có sự khác nhau giữa 2 nhóm khách quốc tế và khách nội địa trong việc lựa chọn số ngày đi du lịch của họ. Do đó, cần có những chính sách phù hợp cho từng nhóm đối tượng khác nhau để có thể giữ chân và thu hút nhiều ngày càng nhiều lượt khách đến Kiên Giang.

Thông qua số liệu điều tra và phân tích, tác giả đã đề xuất những giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên trong ngành du lịch tỉnh Kiên Giang, nâng cao sự đánh giá của du khách, nhằm thúc đẩy quá trình phát triển du lịch của tỉnh và cả nước.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với các Cơ quan, Ban, Ngành quản lý Du lịch và Hiệp hội Du lịch lịch

 Coi trọng công tác dự báo về xu hướng phát triển nguồn nhân lực Để chất lượng phục vụ của nhân viên trong ngành du lịch có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách thì chúng ta không thể không quan tâm đến dự báo về xu hướng phát triển của nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang.

Thực tế, kinh nghiệm của các nước trên thế giới và ở nước ta cho thấy: nghiên cứu về nguồn nhân lực là điều kiện không thể thiếu nếu muốn quản lý hiệu quả nguồn nhân lực. Trong những năm qua, ngành du lịch tỉnh Kiên Giang đã có những chính sách, chủ trương tác động một cách tích cực vào con người nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên. Tuy nhiên, do là ngành mới phát triển và các chính sách chưa được triển khai một cách rộng rãi, đồng bộ, nên chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Nguồn nhân lực của tình Kiên Giang có được phân bố hợp lý hay không, chất lượng phục vụ của nhân viên trong ngành du lịch có đáp ứng được nhu cầu của du khách hay chưa đều phụ thuộc vào dự báo xu hướng phát triển nguồn nhân lực.

Do đó, đây là một việc làm vô cùng cần thiết. Việc này nhằm tư vấn cho tỉnh uỷ và Uỷ ban Nhân dân tỉnh đề ra chủ trươnng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên trong ngành du lịch.

 Có nhữnng chính sách hỗ trợ cho nhân viên phục vụ trong ngành du lịch tỉnh Kiên Giang

Hiện tại, nhân viên phục vụ trong ngành có trình độ học vấn tương đối thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch, đồng thời, trình độ về ngoại ngữ, tin học chỉ ở mức độ sơ cấp. Vì vậy, họ cần Chính quyền hỗ trợ về các chính sách đào tạo, tập huấn, nâng cao kỹ năng. Ngoài ra, cần có những tài trợ về tài chính, tạo điều kiện về thời gian, đầu ra,… để họ có thể yên tâm. Để thực hiện điều này, Chính phủ có thể tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, hợp tác quốc tế, sử dụng nguồn vốn ODA, FDI,…

6.2.2 Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch

 Nâng cao nhận thức.

Thường xuyên tổ chức các hội thảo cho các doanh nghiệp du lịch - là cơ hội để các cấp lãnh đạo doanh nghiệp có cái nhìn đúng mức về tầm quan trọng của nguồn nhân lực. Từ đó thúc đẩy sự hợp tác từ phía các doanh nghiệp cho các chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.

Các doanh nghiệp cần có những chính sách quan tâm hơn đến sức khoẻ, tình trạng của các nhân viên phục vụ nếu muốn nâng cao hiệu quả công việc. Cần tổ chức các đợt kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho nhân viên, chế độ ăn uống, tiền lương, khen thưởng hợp lý. Bên cạnh đóm các doanh nghiệp cần tổ chức các lớp tư vấn làm đẹp cho các nhân viên vì nhân viên là bộ mặt của công ty là du lịch là ngành đòi hỏi tính thẩm mỹ cao.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng cho mình một chuẩn mực chuyên nghiệp với những quy định, đồng phục, nguyên tắc riêng và đòi

hỏi nhân viên phải tuân thủ bởi tính chuyên nghiệp được khách hàng đánh giá thông qua những nhân viên. Yếu tố này cần được đưa vào vị trí đầu tiên khi tiến hành tuyển dụng.

 Phối hợp với các Cơ quan, Ban, Ngành tổ chức các cuộc khảo sát định kỳ chất lượng phục vụ của các nhân viên trong ngành du lịch.

Các doanh nghiệp cần phối hợp với các Cơ quan, Ban, Ngành, các cơ sở đào tạo như trường Cao đẳng Công Đồng, trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật, trung tâm Xúc tiến Thương mại – Du lịch Phú Quốc, trung tâm giới thiệu việc làm Kiên Giang,… mở các cuộc khảo sát định kỳ 6 tháng/lần nhằm đánh giá chất lượng phục vụ của nhân viên để nắm rõ thực trạng, bổ sung nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cũng là cơ sở để cải tiến chương trình đào tạo do có thể biết được những kỹ năng nào nên đưa vào quá trình giảng dạy, những kiến thức nào không cần thiết,…

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng phục vụ của nhân viên trong ngành du lịch tỉnh kiên giang (Trang 108 - 110)