1. Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp trong quá trình giảng bài mới. */ Đặt vấn đề vào bài mới: ( 1’)
Sự phân bố lượng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời trên bề mặt Trái Đất không đồng đều. Nó phụ thuộc vào góc chiếu của ánh sáng mặt trời và vào thời gian chiếu sáng. Nơi nào có góc chiếu sáng càng lớn, thời gian chiếu sáng càng dài thì càng nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. Chính vì thế, người ta có thể
chia bề mặt Trái Đất ra năm vành đai nhiệt có những đặc điểm khác nhau về khí hậu
2. Bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H24 trang 28 SGK.
? Dựa vào kiến thức đã học kết hợp với quan sát trên hình vẽ cho biết các chí tuyến nằm ở những vĩ độ nào? Ánh sáng mặt trời chiếu sáng vuông góc với mặt đất vào những ngày nào?
? Các vòng cực bắc, nam nằm ở những vĩ độ nào? Tại sao lại nằm ở những vĩ độ đó?
GV: Các đường chí tuyến và vòng cực là các đường giới hạn của khu vực được ánh sáng mặt trời chiếu thành vuông góc, giới hạn khu vực có ngày và đêm dài 24 giờ
? Ngoài ra nó còn là đường ranh giới của những khu vực nào?
? Quan sát trên H58 SGK hãy cho biết trên Trái Đất có mấy vành đai nhiệt, đó là những vành đai nào?
GV: Đó là yếu tố nhiệt độ, ngoài nhiệt độ khí hậu còn được xác định bởi yếu tố lượng mưa.
1. Các chí tuyến và các vòng cực trênTrái Đất: (15’) Trái Đất: (15’)
HS: Các đường chí tuyến nằm ở vĩ độ 23o27’ B-N. Mặt Trời chiếu vuông góc với mặt đất ở các đường này (Chí tuyến bắc vào ngày 22/6. Chí tuyến nam vào ngày 22/12)
HS: Các đường vòng cực nằm ở vĩ độ 66o33’ B-N. Vì đây là ranh giới khu vực có ngày và đêm dài 24 giờ
HS: Là đường ranh giới của các vành đai nhiệt trên Trái Đất.