1. Kiểm tra bài cũ: (6’)
? Nêu khái niệm về đất, thành phần của đất, các nhân tố hình thành đất?
- Lớp vật chất mỏng vụn, bở bao phủ trên bề mặt các lục địa gọi là lớp đất hay thổ nhưỡng.
- Thành phần: Gồm hai thành phần chính đó là chất khoáng và chất hữu cơ ngoài ra còn có nước và không khí.
- Các nhân tố hình thành đất gồm: Đá mẹ, sinh vật và khí hậu + Đá mẹ hình thành nên thành phần khoáng trong đất.
+ Sinh vật hình thành nên thành phần hữu cơ trong đất.
+ Khí hậu thúc đẩy hoặc hạn chế quá trình phân giải chất khoáng hay chất hữu cơ trong đất.
*/ Đặt vấn đề vào bài mới: Các sinh vật sống khắp nơi trên bề mặt Trái Đất, chúng phân bố thành các miền thực vật khác nhau, tuỳ thuộc vào các điều kiện của môi trường. Trong sự phân bố đó con người là nhân tố tác động quan trọng nhất.
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung mục
Hoạt động của HS 1. Lớp vỏ sinh vật: (7’)
1 SGK.
? Thế nào là lớp vỏ sinh vật?
? Sinh vật xuất hiện trên Trái Đất từ bao giờ?
? Hiện nay sinh vật có ở những đâu trên Trái Đất?
THẢO LUẬN NHÓM
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H67,68,69,70.
? Miêu tả thảm thực vật trong các ảnh chụp, tại sao thảm thực vật có sự khác nhau trong từng bức ảnh?
- GV: Hướng dẫn học sinh đọc ngoài khí hậu ... hết mục a.
? Ngoài yếu tố khí hậu còn yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật?
? Quan sát H69, 70 SGK cho biết tên một số loài động vật ở mỗi miền? Vì sao động vật ở mỗi miền lại khác nhau?
GV: Động vật chịu ảnh hưởng của khí