Mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất Đá

Một phần của tài liệu Giao an ca nam (Trang 153 - 157)

- Hai thành phần chính của đất là thành phần khoáng và thành phần hữu cơ + Thành phần khoáng chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau.

+ Thành phần hữu cơ chiểm một tỉ lệ nhỏ, tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất: chất hữu cơ tạo thành chất mùn có màu đen hoạc xám thẫm.

HS: Giúp cho cây trồng phát triển thuận lợi.

HS: Độ phì là tính chất tốt hay xấu của đất, đất tốt thuận lợi cho sự sinh trong và phát triển của thực vật.

- Độ phì là đặc điểm quan trọngnhất của đất. nhất của đất.

- Bón phân, thau chua, rửa mặn, chống xói nòm đất ...

3. Các nhân tố hình thành đất.(16’) (16’)

- Đọc nội dung bài ...

- Đá mẹ là nguồn gốc sinh rathành phần khoáng trong đất . Đá thành phần khoáng trong đất . Đá

GV: Hướng dẫn học sinh đọc phần còn lại THẨO LUẬN NHÓM ? Các nhân tố đó hình thành đất như thế nào? G. Kết luận mẹ có ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất.

- Báo cáo kết quả thảo luận nhóm...

+ Đá mẹ: Sinh ra thành phần khoáng trong đất.

+ Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ.

+ Khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn trong quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.

+ Ngoài ra còn có nhân tố địa hình và thời gian hình thành đất.

3. Củng cố, luyện tập: (4’)

? Chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp đất?

? Con người có vai trò như thế nào trong việc tăng hay giảm độ phì của đất?

G. Gọi học sinh trả lời – nhận xét cho điểm khích lệ học sinh 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1’)

- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK. - Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành. - Chuẩn bị trước tiết 33 "Ôn tập học kì II"

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy

Về nội dung : ... Về phương pháp :... Về thời gian : ……….

Ngày soạn: 14 / 04 /2014 Ngày giảng: 22 / 04 / 2014. Lớp: 6C Ngày giảng: 17 / 04 / 2014. Lớp: 6A Ngày giảng: 19 / 04 / 2014. Lớp: 6B

Tiết 33

ÔN TẬP HỌC KỲ II

- Sau bài học, học sinh cần. 1. Kiến thức:

- Nhằm củng cố khắc sâu những kiến thức đã học trong chương trình học kỳ II.

2. Kĩ năng:

- Tiếp tục củng cố rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ lược đồ, tranh ảnh địa lí cho học sinh.

3. Thái độ:

- Có ý thức học tập đúng đắn.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. GV:

- Nội dung ôn tập

- Bản đồ tự nhiên thế giới.

- Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của một số địa phương. 2. HS:

- SGK, học bài cũ, chuẩn bị bài mới

III. Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra bài cũ: (1’) Kết hợp trong quá trình ôn tập.

*/ Đặt vấn đề vào bài mới: Trong giờ học hôm nay cô trò ta cùng nhau ôn lại những kiến thức đã học trong chương trình học kỳ II để nhằm củng cố lại những kiến thức đã học.

2. Dạy nội dung bài mới: (40’)

? Trình bày đặc điểm của lớp vỏ khí?

* Thành phần của không khí.

- Thành phần của không khí gồm: Ni tơ 78%; Ô xi 21%; Hơi nước và các khí khác 1%.

* Cấu tạo của lớp vỏ khí hay (khí quyển).

- Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất.

- Không khí càng lên cao càng loãng. Khoảng 90% không khí tập trung ở độ cao gần 16 km sát mặt đất.

- Lớp vỏ khí được chia thành ba tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển.

- Trong tầng đối lưu không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.

* Các khối khí.

- Tuỳ theo vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc mà tầng không khí dưới thấp được chia ra thành các khối khí nóng, lạnh. lục địa đại dương.

? Độ ẩm trong không khí là gì? Nêu quá trình hình thành mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất?

- Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định. Đó là độ ẩm của không khí.

- Ngưng tụ là hiện tượng hơi nước đọng lại thành hạt nước.

- Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm thành các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa.

Xác định trên bản đồ .... khu vực xích đạo có lượng mưa trung bình trên 2000mm. Khu vực nằm sâu trong lục địa, gần cực có lượng mưa trung bình dưới 200mm.

? Em hãy cho biết sông là gì?em hiểu phụ lưu là gì? Chi lưu là gì?

- Sông: dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt các lục địa.

- Phụ lưu: các sông đổ nước vào sông chính. - Chi lưu: các sông thoát nước cho sông chính.

Em hãy cho biết hồ là gì?? Dựa vào nguồn gốc hình thành thì người ta phân loại hồ như thế nào?

- Hồ: khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. - Phân loại hồ:

+ Dựa vào tính chất nước: hồ nước mặn, hồ nước ngọt.

+ Dựa vào nguồn gốc hình thành: Hồ vết tích của khúc sông, hồ ở miệng núi lửa đã tắt, hồ nhân tạo.

? Sóng là gi ? Nguyên nhân tạo ra sóng?

- Sóng là sự vận động của các hạt nước biển theo những vòng tròn lên xuống theo chiều thẳng đứng (sự chuyển động tại chỗ).

- Núi lửa, động đất dưới đáy biển và gió.

?Em hãy cho biêt đất có những thành phần nào? cho biết khoáng chất có tỉ lệ như thế nào trong đất, nguồn gốc của chất khoáng trong đất?

- Khoáng chất, chất hữu cơ, nước, không khí ...

- Là lớp vật chất mỏng, vụn, bở bao phủ trên bề mặt các lục địa.

- Khoáng chất chiếm trọng lượng lớn trong đất, có nguồn gốc từ các sản phẩm phong hoá đá gốc.

? Thành phần hữu cơ chiếm tỉ lệ như thế nào, nguồn gốc? Nêu vai trò của thành phần hữu cơ trong đất?

- Thành phần hữu cơ chiểm tỉ lệ nhỏ, chủ yếu nằm ở tầng trên cùng có nguồn gốc từ xác động thực vật bị phân huỷ.

- Giúp cho cây trồng phát triển thuận lợi.

? Đất được hình thành do những nhân tố nào? Các nhân tố đó hình thành đất như thế nào?

- Các nhân tố quan trọng hình thành đất là do đá mẹ, sinh vật, khí hậu và địa hình.

+ Đá mẹ: Sinh ra thành phần khoáng trong đất. + Sinh vật: Sinh ra thành phần hữu cơ trong đất.

+ Khí hậu: Là điều kiện để phân giải chất khoáng và chất hữu cơ trong đất. + Ngoài ra còn có nhân tố địa hình và thời gian hình thành đất.

3. Củng cố: (3’)

- Cho HS nhắc lại nhưng nội dung kiến thứccủa phần ôn tập. 4. Hướng dẫn học bài và làm bài. (1’)

- Xem lại toàn bộ nội dung kiến thức trong phần ôn tập. - Chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kỳ II.

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy

Về nội dung : ... Về phương pháp :... Về thời gian : ………. ===============================

Ngày soạn: / /2014 Ngày kiểm tra: / /2014. Lớp: 6A,B,C

Tiết 34

KIỂM TRA HỌC KÌ II

I. Mục tiêu bài kiểm tra:

1. kiến thức:

- Kiểm tra sự nhận thức của HS về cấc phần nội dung kiến thức đã học kỳ II. 2. Kỹ năng;

- Rèn luyện khả năng tư duy của HS, kĩ năng làm bài kiểm tra. 3. Thái độ:

- HS có thái độ làm bài nghiêm túc, trình bày bài sạnh đẹp, khoa học

Một phần của tài liệu Giao an ca nam (Trang 153 - 157)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w