của nhiều loài động, thực vật ; việc khai thác rừng bừa bãi làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú.
HS: Bảo vệ rừng, không săn bắn...
3. Củng cố: (3’)
*/ Tích hợp biến đổi khí hậu
? Hãy nêu ảnh hưởng của con người đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất?
TL: Con người có ảnh hưởng đến phân bố động, thực vật. Con người có thể mở rộng địa bàn sinh sống của động, thực vật trong quá trình di cư và phát triển sản xuất nông nghiệp, nhưng con người cũng làm thu hẹp nơi sinh sống của động, thực vật. Việc chặt phá rừng không những thu hẹp nới phân bố của sinh vật mà còn gây suy thoái môi trường.
4. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: (1’) - Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
- Học thuộc phần ghi nhớ cuối bài.
- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Về nội dung : ... Về phương pháp :... Về thời gian : ………. ===============================
CÂU HỎI ÔN TẬP TRONG HÈ (NĂM HỌC 2013 – 2014)MÔN: ĐỊA LÍ 6 MÔN: ĐỊA LÍ 6
Phần I: Chép lại phần kết luận cuối bài từ Bài 1 đến Bài 27 Phần II: Trả lời các câu hỏi sau:
1. Dựa vào quả địa cầu và tranh hệ Mặt Trời trình bày Vị trí, hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh vĩ tuyến?
2. Tỉ lệ bản đồ là gì? tỉ lệ bản đồ được thể hiện dưới những dạng nào? 3. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta cần làm như thế nào?
4. Thế nào là toạ độ địa lí, làm thế nào để xác định được toạ độ địa lí của một điểm?
5. Trình bày sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả? 6. Trình bày sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả? 7. Hãy trình bày cấu tạo bên trong của Trái Đất ?
8. Thế nào là nội lực ngoại lực, ngoại lực. Khi nội lực và ngoại lực tác đông bề mặt Trái Đất có đặc điểm gì?
9. Thế nào là núi, núi được phân chia thành mấy loại đó là những loại nào? 10. Trình bày đặc điểm của lớp vỏ khí?
12. Khí áp là gì? Thế nào là gió trên Trái Đất?
13. Độ ẩm trong không khí là gì? Nêu quá trình hình thành mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất?
14. Đất là gì? Nêu các thành phần của đất?
15.Con người đã có tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đến sự phân bố thực, động vật trên Trái đất?
Ngày soạn:22/9/2017 Ngày dạy: 26/9/2017. Dạy lớp: 6A,B
Tiết 7 BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU
- Sau bài học, học sinh cần. 1. Kiến thức:
- Củng cố những kiến thức trong nội dung chương I ( bài 1,3,4,5) + Hình dạng trái đất và kích thước của Trái Đất.
+ Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
+ Bản đồ cách vẽ bản đồ, cách xác định phương hướng trên bản đồ, kí hiệu bản đồ.
- Giải quyết một số bài tập trong các bài đã học 2. Kỹ năng:
- Củng cố kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ, sơ đồ và tranh ảnh địa lí. 3. Thái độ:
- HS có ý thức tốt khi luyện tập. 4. Năng lực cần đạt.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a. Chuẩn bị của GV.
- Bản đồ địa lí tự nhiên thế giới. - Quả địa cầu.
- Tranh ảnh địa lí. b. Chuẩn bị của HS.
- Xem lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học.
a. Kiểm tra bài cũ.
- Kết hợp trong quá trình ôn tập. */ Đặt vấn đề vào bài mới : (1’)
Trong nội dung bài hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại toàn bộ kiến thức trong bài 1,3,4,5
2. Nội dung bài học (40’)
? Trái đất nằm ở vị rí thứ mấy trong hệ mặt Trời: ? Hình dạng: ? Kích thước ? Hệ thống kinh, vĩ tuyến. ? Theo các em thế nào là bản đồ? Tỉ lệ bản đồ? Có mấy dạng A. Vị trí, hình dạng kích thước của Trái Đất: - Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 trong số 8 hành tinh theo thứ tự xa dần mặt trời
- Trái Đất có dạng hình cầu. - Trái Đất có dạng hình cầu và kích thước rất lớn. Diện tích 510 km2
- Các đường nối cực bắc với cực nam có độ dài bằng nhau đó là những đường kinh tuyến.
- Các vòng tròn trên quả địa cầu vuông góc với các đường kinh tuyến là những đường vĩ tuyến.
- Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grim-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn.
- Vĩ tuyến gốc là đường xích đạo. - Những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc là kinh tuyến Đông. Những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc là những kinh tuyến Tây.
- Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc là những vĩ tuyến Bắc. Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam là những vĩ tuyến Nam.
B. Tỉ lệ bản đồ:
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất.
- Tỉ lệ bản đồ là tỉ số giữa khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng trên thực địa.
- Có 2 dạng
? Nêu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ
? Nêu cách tính khoảng cách trên thực địa (theo đường chim bay) dựa vào tỉ lệ thước
? Ngoài xác định phần trung tâm, chúng ta cần dựa vào yếu tố nào khác để xác định phương hướng trên bản đồ
+ Tỉ lệ thước
- Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thật của chúng trên thực tế.
- Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của nội dung bản càng cao
- Muốn tính khoảng cách trên thực địa (theo đường chim bay) dựa vào tỉ lệ thước, chúng ta có thể làm như sau: + Đánh dấu khoảng cách giữa hai điểm vào cạnh một tờ giấy hoặc thước kẻ.
+ Đặt cạnh tờ giấy hoặc thước kẻ đã đánh dấu dọc theo thước tỉ lệ và đọc trị số trên thước tỉ lệ.
+ Nếu đo khoảng cách bằng compa thì đối chiếu khoảng cách đó với khoảng cách trên thước tỉ lệ, rồi đọc trị số.