- Cơ quan chủ quản cấp trên có bộ phận độc lập để chỉ đạo về chuyên môn quản lý tà
4.1.1 Chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm
Chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 138/2007/QDD-TTg ngày 21/08/2007, mở ra tầm nhìn mới cho Hệ thống KBNN, tạo bƣớc đột phá trong hoạt động, thông qua nguồn nhân lực mạnh, công nghệ thông tin hiện đại để từ đó hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nƣớc giao phó, đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới.
Theo đó, về tổng thể, Chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020 hƣớng đến việc thúc đẩy nhanh quá trình kho bạc điện tử với sứ mệnh tăng cƣờng năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nƣớc với mục tiêu: “Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: Quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nƣớc; Quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; Tổng kế toán Nhà nƣớc nhằm tăng cƣờng năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nƣớc. Đến năm 2020, các hoạt động KBNN đƣợc thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử”.
KBNN đã đề ra 5 giải pháp quan trọng, nhằm thực hiện thắng lợi Chiến lƣợc phát triển của Hệ thống KBNN đến năm 2020:
Một là. Hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách về hoạt động KBNN. Theo đó, cần xây dựng hệ thống thể chế, chính sách đầy đủ. Đồng bộ nhằm tạo ra môi trƣờng pháp lý cho hoạt động KBNN. Trong giai đoạn 2007 đến 2010, tiến hành rà soát, bổ xung, chỉnh sửa các cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với lộ trình cải cách, hiện đại hóa KBNN, đặc biệt là trong triển khai và vận hành TABMIS nhƣ: xây dựng luật quản lý ngân quỹ; ban hành nghị định của chính phủ về cơ chế phối hợp chính sách tài chính – ngân sách và chính sách tiền tệ, trong đó quy định rõ mối quan hệ giữa Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nƣớc trong các lĩnh vực thanh toán, quản lý nợ, quản lý ngân quỹ. Sửa đổi, bổ xung luật NSNN với những cải cách mạnh mẽ và phù hợp với các thông lệ quốc tế (bố trí dự toán ngân sách theo các chƣơng trình, dự án và quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, điều chỉnh phƣơng pháp xác định bội chi NSNN và nghĩa vụ nợ của Chính phủ).
82
Giai đoạn từ năm 2010 đến 2020, xây dựng và hoàn thiện một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để tạo khung pháp lý cao, hoàn chỉnh và đồng bộ về hoạt động KBNN nhƣ: Xây dựng hệ thống kế toán nhà nƣớc dựa trên cơ sở kế toán dồn tích theo đầy đủ chuẩn mực kế toán công quốc tế; ban hành khuôn khổ pháp lý để hình thành tổng kế toán nhà nƣớc; sửa đổi quyết định 235/2003/QĐ-TTg để quy định đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy KBNN phù hợp với Chiến lƣợc phát triển KBNN giai đoạn 2010 – 2020; tiếp tục đổi mới và hoàn thiện căn bản cơ chế, chính sách và các quy trình nghiệp vụ về quản lý và KSC NSNN qua KBNN.
Hai là. Tập trung hiện đại hóa công nghệ quản lý làm động lực cho cải cách và đổi mới hoạt động KBNN. Theo đó, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động của KBNN; trong đó ƣu tiên đầu tƣ sử dụng các phần mềm tiên tiến trên thế giới phù hợp với yêu cầu quản lý tài chính-ngân sách trong tình hình mới và theo thông lệ quốc tế. Huy động các nguồn lực tài chính để thực hiện đầu tƣ cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin KBNN. Chú trọng thu hút nguồn vốn nƣớc ngoài cho các dự án hiện đại hóa, tập trung vào dự án hệ thống thông tin quản lý NSNN và KBNN giai đoạn hiện nay và hƣớng mở rộng dự án đến năm 2020.
Ba là. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả về tổ bộ máy và chất lƣợng nguồn nhân lực. Theo đó, kiện toàn tổ chức bộ máy KBNN theo hƣớng tinh gọn, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và chuyên nghiệp. Tổ chức lại các đơn vị thuộc KBNN tại trung ƣơng theo hƣớng tập trung quản lý, điều hành; nâng cao khả năng nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách; tăng cƣờng tính chuyên môn hóa của một số đơn vị (hình thành một số KBNN hoạt động theo chức năng). Tái cơ cấu các KBNN địa phƣơng theo hƣớng thành lập một số KBNN khu vực, có lộ trình bố trí lại KBNN theo địa giới hành chính. Chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy KBNN đảm bảo thực hiện đầy đủ ba chức năng: Quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nƣớc; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán Nhà nƣớc.
Hoàn thiện chính sách và quy trình quản lý đội ngũ cán bộ KBNN theo hƣớng nâng cao tính chuyên nghiệp, tiên tiến; chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách, chuyên gia đầu ngành có năng lực, trình độ chuyên môn cao; sắp xếp và hợp lý hóa nguồn nhân lực KBNN phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức và cơ chế quản lý mới của KBNN . . . Ngoài ra, tiếp tục đổi mới nội dung, chƣơng trình và phƣơng pháp đào tạo bồi dƣỡng, chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý và tác nghiệp cho đội ngũ cán bộ KBNN theo chức trách và nhiệm vụ.
Bốn là. Coi trọng hợp tác quốc tế làm đòn bẩy cho cải cách và đổi mới hoạt động KBNN. Theo đó, nhanh chóng đa dạng hóa nội dung, hình thức và các đối tác hợp tác quốc tế trong xu thế hội nhập với khu vực và thế giới; gắn hợp tác quốc tế với yêu cầu hiện đại hóa hoạt động KBNN, coi công tác này là đòn bẩy, là giải pháp để thực hiện Chiến lƣợc phát triển KBNN. Đồng thời tăng cƣờng áp dụng các thông lệ
83
và chuẩn mực quốc tế vào hoạt động KBNN. Triển khai có hiệu quả các dự án hợp tác quốc tế đã ký kết; phát triển các dự án, chƣơng trình hợp tác song phƣơng của KBNN với kho bạc các nƣớc, với các tổ chức quốc tế về tài chính và kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực tài chính – ngân sách.
Năm là. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin để các cấp, ngành có liên quan và đội ngũ cán bộ, công chức KBNN nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng của cải cách hoạt động KBNN để có những biện pháp thiết thực, thực hiện thành công Chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020.