Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước hải dương luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 05 pdf (Trang 37 - 41)

- Cơ quan chủ quản cấp trên có bộ phận độc lập để chỉ đạo về chuyên môn quản lý tà

2.3.1 Nhân tố chủ quan

2.3.1.1 Từ hệ thống các cơ chế, chính sách của nhà nước về KSC NSNN

Hệ thống các cơ chế, chính sách của nhà nƣớc về KSC TX NSNN là một nhân tố rất quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác KSC TX NSX qua KBNN, sự ảnh hƣởng đó thể hiện từ khâu ban hành, tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện cơ chế, chính sách về KSC NSNN tại Việt nam. Đó là:

Trong ban hành các cơ chế, chính sách về quản lý NSNN, cơ quan soạn thảo thƣờng xem xét quản lý thu NSNN và KSC NSNN một cách riêng rẽ, chƣa phân tích

28

hết mối quan hệ và sự tác động qua lại có tính quy luật giữa quản lý thu NSNN và KSC, chƣa phân tích và đánh giá hết sự ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến tổ chức thực hiện công tác quản lý thu NSNN và KSC NSNN, từ đó chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, vƣớng mắc và giải pháp khắc phục, nhằm ban hành các cơ chế quản lý phù hợp với yêu cầu của thực tiễn về KSC TX NSNN.

Trong tổ chức thực hiện quản lý NSNN, cần chủ động phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong hệ thống quản lý NSNN (Thuế-Tài chính-KBNN), phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý NSNN với các cơ quan hữu quan tại địa phƣơng trong tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách quản lý NSNN, sẽ phát huy cao nhất tác động của các cơ chế, chính sách đó, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN. Khi việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách quản NSNN còn mang tính thụ động và chƣa có sự phối hợp chặt chẽ trong triển khai thực hiện sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động quản lý thu và KSC NSNN.

Trong đánh giá kết quả thực hiện, việc phân tích, đánh giá kết quả tổ chức thực hiện quản lý thu và KSC NSNN là một nội dung rất quan trọng, nó ảnh hƣởng trực tiếp đến việc không ngừng nâng cao chất lƣợng KSC TX NSNN. Việc phân tích, đánh giá kết quả tổ chức thực hiện không chỉ dừng lại trong khuôn khổ hoạt động nghiệp vụ của từng cơ quan quản lý NSNN (Thuế, Tài chính, KBNN), cần phân tích, đánh giá một cách toàn diện và thực chất về chất lƣợng quản lý thu và KSC NSNN theo từng địa phƣơng, vùng, miền cũng nhƣ trên toàn quốc, từ đó có thể đƣa ra đƣợc những cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thực tiễn về quản lý NSNN trong từng thời kỳ nhất định. Ngƣợc lại, khi việc phân tích, đánh giá kết quả tổ chức thực hiện quản lý thu và KSC NSNN chỉ dừng lại trong khuôn khổ hoạt động nghiệp vụ của từng cơ quan quản lý NSNN, từ đó không tránh khỏi việc có thể đƣa ra đƣơ ̣c những cơ chế, chính sách quản lý NSNN có chất lƣợng chƣa tốt, ảnh hƣởng đến việc không ngừng nâng cao chất lƣợng KSC TX NSNN.

2.3.1.2 Từ quan điểm ban hành cơ chế, chính sách KS CTTCN qua KBNN

Quan điểm ban hành cơ chế, chính sách KS CTTCN qua KBNN cần đánh giá đúng về sự biến động của CTTCN, trong thực tế, CTTCN là một khoản chi ít biến động, nhƣng thƣờng xuyên có sự thay đổi về số tiền thanh toán hàng tháng đối với từng đơn vị sử dụng ngân sách, khi: có phát sinh các khoản giảm trừ tiền thanh toán cho cá nhân trong tháng đó, đối với các trƣờng hợp có: ngƣời lao động nghỉ ốm, đau hƣởng lƣơng bảo hiểm xã hội; nghỉ thai sản đối với lao động nữ do cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán; ngƣời lao động xin nghỉ không hƣởng lƣơng; nghỉ không lý do phải trừ vào lƣơng.

Từ việc đánh giá đúng về sự biến động của CTTCN, sẽ đƣa ra những quy định về hồ sơ, chứng từ KS CTTCN đối với từng lần thanh toán phù hợp thực tế hoạt động chi tiêu thanh toán cho cá nhân tại các đơn vị sử dụng KPTX NSNN hiện nay. Nếu quy định về KSC đối với các khoản CTTCN chƣa phù hợp sẽ tạo lên sự thiếu thống

29

nhất trong KS CTTCN giữa các đơn vị KBNN, có thể nẩy sinh tiêu cực, gây thất thoát CTX ngân sách trong CTTCN hoặc có sự sai lệch về quyết toán CTX NSX qua KBNN đối với các khoản CTTCN.

2.3.1.3 Việc triển khai thực hiện Nghị định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong KSC TX NSX

Hóa đơn là chứng từ trong thanh toán, là thủ tục có giá trị pháp lý cao nhất khi kết thúc một giao dịch mua bán về hàng hóa, dịch vụ (chứng từ) làm cơ sở để xác định nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch đó, đồng thời nó là cơ sở để xác định doanh thu đối với một doanh nghiệp, hộ kinh doanh hạch toán, kê toán, xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp, hộ kinh doanh đó với NSNN. Nghị định của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là một văn bản quy phạm pháp luật rất quan trọng trong quản lý tài chính, ngân sách, trong KSC TX NSNN. Trách nhiệm tuyên truyền, hƣớng dẫn, quản lý sử dụng hoá đơn thuộc về Cơ quan Thuế; việc KSC TX NSNN trƣớc khi xuất quỹ ngân sách đối với các khoản chi HHDV theo quy định phải có hoá đơn là trách nhiệm của KBNN; việc kiểm soát quyết toán CTX NSX thuộc về cơ quan Tài chính địa phƣơng. Chính vì vậy, việc triển khai thực hiện tốt nghị định về hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ trong KSC TX NSX cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ và vào cuộc quyết liệt của các cơ quan Thuế-Tài chính-KBNN địa phƣơng.

Trong bối cảnh mật độ phân bố doanh nghiệp, hộ kinh doanh hạch toán, kế toán tại các phƣờng, xã xa trung tâm quận, huyện, thị xã, thành phố rất thấp, HHDV cung cấp cho các đơn vị cấp xã chủ yếu do các bên cung cấp là đối tƣợng kinh doanh không thƣờng xuyên và chƣa có hoá đơn cung cấp, triển khai thực hiện tốt Nghị định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại địa phƣơng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lƣợng hồ sơ, chứng từ chi HHDV của các đơn vị cấp xã, các khoản CTX NSX cho mua sắm HHDV đảm bảo đúng các điều kiện thanh toán theo quy định của Luật NSNN trƣớc khi thực hiện thanh toán chi NSX qua KBNN.

2.3.1.4 Quan điểm nhận thức về tiêu chí biểu hiện chất lượng công tác quản lý CTX NSX tại địa phương

Theo quan điểm tác giả, tiêu chí biểu hiện chất lƣợng công tác quản lý CTX NSX tại một địa phƣơng chính là: Chất lƣợng hồ sơ, chứng từ thanh toán, quyết toán CTX ngân sách của các đơn vị cấp xã tại địa phƣơng.

Các cơ sở để xác định, đánh giá chất lƣợng hồ sơ, chứng từ thanh toán, quyết toán CTX NSX của các đơn vị cấp xã là tốt hay chƣa tốt dựa trên một số yếu tố:

Thứ nhất. Việc chấp hành đúng trình tự lập, phƣơng pháp lập, quy trình lập, quy định . . . đối với từng loại hồ sơ, chứng từ thanh toán, quyết toán CTX NSX.

30

Thứ hai. Có đầy đủ căn cứ tạo lập đối với từng hồ sơ, chứng từ thanh toán, quyết toán CTX NSX.

Thứ ba. Có đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo đúng quy định đối với từng khoản thanh toán, quyết toán CTX NSX.

Thứ tư. Nội dung trên hồ sơ, chứng từ thanh toán, quyết toán CTX ngân sách tại đơn vị cấp xã phù hợp với các điều kiện thanh toán CTX ngân sách theo quy định của Luật NSNN.

Thứ năm. Hồ sơ, chứng từ thanh toán CTX ngân sách tại đơn vị cấp xã đó phải gắn rõ trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan đến từng khoản chi.

Tóm lại, cơ sở để xác định, đánh giá chất lƣợng công tác quản lý CTX NSX tại một địa phƣơng là tốt chính là việc các đơn vị cấp xã tại đại phƣơng đó có “Hồ sơ, chứng từ thanh toán, quyết toán CTX NSX tại từng đơn vị cấp xã đúng quy định”. Khi chất lƣợng hồ sơ, chứng từ thanh toán, quyết toán CTX ngân sách tại các đơn vị cấp xã chƣa thực sự tốt, chất lƣơng công tác quản lý CTX NSX tại địa phƣơng đó không thể có kết quả cao.

Các đơn vị KBNN các cấp ở địa phƣơng là cơ quan trực tiếp KSC TX NSX trƣớc khi xuất quỹ NSX tại KBNN có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng công tác quản lý CTX NSX. Khi các khoản thanh toán CTX NSX qua KBNN thực hiện đúng các nguyên tắc thanh toán, điều kiện kiểm soát thanh toán chi NSNN qua KBNN, chất lƣợng công tác quản lý CTX NSX tại địa phƣơng đó sẽ không ngừng đƣợc nâng cao. Xuất phát từ quan điểm đó, mỗi cán bộ, công chức KBNN làm nhiệm vụ KSC NSX cần phải xác định rõ tiêu chí biểu hiện chất lƣợng công tác quản chi NSX, chấp hành đúng quy trình KSC TX NSX qua KBNN.

2.3.1.5 Từ việc giải quyết mối quan hệ có tính quy luật giữa quản lý thu với KSC TX NSNN tại địa phương

Theo tác giả, quản lý thu và KSC ngân sách tại địa phƣơng có mối quan hệ mật thiết với nhau, chất lƣợng công tác KSC ngân sách có ảnh hƣởng rất quan trọng đến quản lý thu ngân sách tại địa phƣơng, đó là:

Thứ nhất, ảnh hƣởng từ hiệu quả của các khoản chi ngân sách NSNN cho sự nghiệp kinh tế-xã hội, cho đầu tƣ phát triển trong đó đặc biệt là hệ thống giao thông, cho giáo dục, y tế . . . cho vùng sâu vùng xa, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đầu tƣ các khu kinh tế trọng điểm . . . từ đó tạo ra sự chuyển dịch kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế tại các vùng miền trên toàn quốc, làm tăng thu nhập quốc dân nói chung và tăng thu NSNN nói riêng.

31

Thứ hai, KSC NSNN chặt chẽ sẽ chống thất thu, tăng thu NSNN từ chi tiêu của khu vực công cho mua sắm hàng hóa dịch vụ, tạo điều kiện cho hình thành dịch vụ phục vụ khu vực công ở những nơi kinh tế chậm phát triển và các dịch vụ thứ cấp tại các khu vực đó, hoàn thiện điều kiện để phát triển kinh tế hàng hóa ở tất cả các địa phƣơng trên toàn quốc, khuyến khích kinh tế địa phƣơng phát triển bền vững, góp phần làm tăng thu NSNN.

Khi các cơ quan quản lý nhà nƣớc về NSNN ở địa phƣơng làm tốt công tác KSC ngân sách, sẽ tác động tích cực đến tăng thu ngân sách và từng bƣớc khuyến khích phát triển kinh tế nhỏ và vừa tại địa phƣơng. Ngƣợc lại, quản lý tốt thu NSNN tại địa phƣơng có ảnh hƣởng rất tích cực đến chất lƣợng công tác KSC ngân NSNN tại địa phƣơng, cụ thể:

Thứ nhất, quản lý tốt nguồn thu NSNN sẽ chống đƣơ ̣c thất thu và tăng thu NSNN, là cơ sở để tăng chi NSNN mà đặc biệt là chi đầu tƣ trở lại xã hội từ NSNN.

Thứ hai, quản lý tốt việc quyết toán thu NSNN của đối tƣợng nộp ngân sách, tổ chức tốt việc phân cấp, tiếp nhận hồ sơ kê khai nộp thuế và cấp hoá đơn lẻ cho đối tƣợng kinh doanh không thƣờng xuyên - làm tăng cƣờng kỷ cƣơng, kỷ luật tài chính đối với các giao dịch kinh tế trong xã hội, trong đó có các giao dịch về chi tiêu NSNN cho mua sắm hàng hóa, dịch vụ - hồ sơ thanh toán chi tiêu NSNN cho mua sắm hàng hóa, dịch vụ thực hiện đúng qui định về quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN - đảm bảo các khoản mua sắm HHDV đều có đầy đủ hoá đơn khi thanh toán, tăng tính pháp lý của hồ sơ chi tiêu NSNN, gắn trách nhiệm của các chủ thể có liên quan vào hồ sơ thanh toán chi NSNN . . .

Ngoài các mối quan hệ có tính truyền thống trong cân đối NSNN giữa thu ngân sách và chi ngân sách, quản lý và kiểm soát tốt chi NSNN ở địa phƣơng sẽ góp phần tăng thu NSNN ở địa phƣơng, ngƣợc lại, tổ chức tốt công tác thu NSNN ở địa phƣơng sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lƣợng công tác KSC NSNN qua KBNN tại địa phƣơng. Mối quan hệ có tính quy luật này là một đặc thù trong quản lý kinh tế tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước hải dương luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 05 pdf (Trang 37 - 41)