Kết quả điều tra, phỏng vấn về CTX NSX qua KBNN đối với CTTCN, CHHD

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước hải dương luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 05 pdf (Trang 67 - 76)

- Cơ quan chủ quản cấp trên có bộ phận độc lập để chỉ đạo về chuyên môn quản lý tà

3.2.2 Kết quả điều tra, phỏng vấn về CTX NSX qua KBNN đối với CTTCN, CHHD

CTTCN, CHHDV

3.2.2.1 Kết quả điều tra, phỏng vấn đối với cán bộ trực tiếp làm công tác KSC TX NSX tại các KBNN

(1) Kết quả tổ chức điều tra, phỏng vấn

Nhằm góp phần tìm hiểu về thực trạng công tác KSC TX NSX qua KBNN đối với CTTCN, CHHDV, trong năm 2013, KBNN Hải Dƣơng đã tiến hành điều tra, phỏng vấn dƣới hình thức trắc nghiệm với đối tƣợng là kế toán viên, kế toán trƣởng các đơn vị KBNN trực thuộc KBNN tỉnh.

Kết thúc điều tra, phỏng vấn, KBNN tỉnh đã nhận đƣợc 25 phiếu trả lời các câu hỏi phỏng vấn của các cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác KSC, chỉ đạo công tác KSC, đại diện cho 12 đơn vị KBNN trực thuộc KBNN tỉnh.

Số liệu 12 đơn vị cung cấp bằng 100% số KBNN trực thuộc KBNN tỉnh, về cơ bản đã phản ánh đƣợc một số thực tế đang diễn ra đối với nội dung mà tác giả đang tiến hành nghiên cứu. Những đơn vị này hiện đang quản lý 2.162 tài khoản giao dịch của 265 đơn vị cấp xã tại Hải Dƣơng, trong đó có 33 xã, phƣờng, thị trấn là xã miền núi.

(2) Kết quả tổng hợp số liệu điều tra, phỏng vấn trắc nghiệm

a. Nhận xét về chất lượng hồ sơ, chứng từ thanh toán CTX NSX qua KBNN

Khi so sánh quy trình KSC TX NSX qua KBNN với một quy trình công việc cụ thể khác (quy trình sản xuất), với cách nhìn đó, hồ sơ, chứng từ thanh toán CTX NSX chính là nguyên liệu, vật liệu đầu vào cho quá trình xử lý (quá trình KSC TX), nếu nguyên liệu, vật liệu đầu vào chƣa thực sự tốt, sản phẩm đầu ra khó có thể đạt tiêu chuẩn, chất lƣợng cao.

Theo nhận xét, đánh giá của các cán bộ, công chức đƣợc phỏng vấn, tình trạng các khoản CTX NSX chƣa đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo đúng quy định diễn ra tại hầu hết các địa phƣơng, trong đó chủ yếu diễn ra tại các đơn vị giao dịch có trụ sở nằm ở xa trung tâm huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; cá biệt có 10% các địa phƣơng có tình trạng đó diễn ra ở tất cả các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách trên địa bàn.

Về chất lƣợng hồ sơ, chứng từ thanh toán CTX NSNN qua KBNN tại 90% các các địa phƣơng, các đơn vị cấp xã, phƣờng, thị trấn là khối đơn vị có chất lƣợng hồ sơ, chứng từ còn nhiều hạn chế nhất hiện nay.

Đánh giá mức độ chủ động hoàn thiện về hồ sơ, chứng từ thanh toán và chất lƣợng hồ sơ, chứng từ thanh toán CTX ngân sách của các đơn vị cấp xã qua KBNN,

58

55% phiếu điều tra, phỏng vấn nhận định, các đơn vị giao dịch nơi ngƣời đƣợc phỏng vấn công tác còn hạn chế, chƣa chủ động trong động hoàn thiện về hồ sơ, chứng từ thanh toán, thƣờng diễn ra thiếu hồ sơ, lập sai hồ sơ thanh toán; cá biệt 22% phiếu điều tra, phỏng vấn nhận định, các đơn vị giao dịch tại địa phƣơng nơi ngƣời đƣợc phỏng vấn công tác còn rất hạn chế, không chủ động trong động hoàn thiện về hồ sơ, chứng từ thanh toán CTX NSX qua KBNN.

b. Công tác KSC đối với CTTCN từ NSX qua KBNN

CTTCN từ NSX gồm các khoản chi Tiền lƣơng; Tiền công trả cho lao động thƣờng xuyên theo hợp đồng; Phụ cấp lƣơng; Tiền thƣởng; Phúc lợi tập thể; Các khoản đóng góp; Chi cho cán bộ thôn, bản đƣơng chức; Các khoản thanh toán khác cho cá nhân.

CTTCN là một khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong CTX NSNN nói chung và CTX NSX nói riêng, là một khoản thanh toán trực tiếp (thực chi) không qua tạm ứng, ít biến động giữa các lần thanh toán, hồ sơ kiểm soát thanh toán không phức tạp.

Trong KSC các khoản thanh toán cho cá nhân từ NSX qua KBNN có những điểm chƣa thống nhất, đó là:

Một là: Nhầm lẫn giữa chi dịch vụ nhƣ chi trả cho (công lao động) thuê mƣớn; chi trả nhân công dịch vụ (nhân công sửa chữa trang thiết bị, tài sản cố định, sửa chữa xây dựng nhỏ); chi chuyên môn theo hợp đồng (phần nhân công với CTTCN). Theo phân loại CTX NSNN, các khoản chi nêu trên chính là các khoản chi dịch vụ công cộng, chi sửa chữa, chi chuyên môn, không phải CTTCN .

Hai là: CTTCN là một khoản chi ít biến động, theo quy định, ngoài hồ sơ nộp lần đầu và bổ xung mỗi lần thay đổi về biên chế quỹ lƣơng, sinh hoạt phí, . . . hàng tháng ngoài Lệnh chi rút dự toán (CTTCN) và bảng kê chi NSX kèm theo lệnh chi tiền, đơn vị không phải lập thủ tục thanh toán khác (gồm bảng kê chứng từ chi; danh sách chi tiền CTTCN) để chuyển đến KBNN KSC, nhƣ các khoản thanh toán chi trực tiếp khác, KBNN khi KSC, kiểm tra số tiền đề nghị CTTCN của đơn vị cấp xã bằng hoặc thấp hơn danh sách biên chế quỹ lƣơng, sinh hoạt phí . . . đã đăng ký, duyệt thanh toán cho đơn vị cấp xã. Tuy nhiên, trong thực tế, tiền ốm, đau của cá nhân phải nghỉ việc, tiền thai sản đối với lao động nữ do cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán, các khoản giảm trừ tiền CTTCN khác nhƣ nghỉ không lƣơng, nghỉ không lý do trừ vào lƣơng, điều chuyển công tác nhƣng chƣa nộp hồ sơ biến động giảm CTTCN về KBNN, làm cho khoản thanh toán này thay đổi thƣờng xuyên đối với từng đơn vị khi có phát sinh các khoản giảm trừ tiền CTTCN. Từ đó có thể phát sinh chênh lệch giữa hồ sơ KSC nộp KBNN ban đầu với số thực thanh toán hàng năm của các đơn vị cấp xã.

59

Từ thực tế đó, có thể dẫn đến tình trạng một phần CTX NSX cho thanh toán cho cá nhân chƣa đƣợc kiểm soát một cách chặt chẽ khi thanh toán qua KBNN.

Theo số liệu khảo sát điều tra, phỏng vấn cho thấy, 10% cán bộ, công chức KSC, chỉ đạo công tác KSC đã không trả lời đƣợc câu hỏi “Việc kiểm soát thanh toán chi Lƣơng, Sinh hoạt phí của các đơn vị giao dịch qua KBNN tại địa phƣơng cần có những thủ tục gì ?”; 20% ngƣời đƣợc phỏng vấn trả lời chỉ cần duy nhất “Lệnh chi tiền rút dự toán” đúng theo quy định về CTTCN.

c. Công tác KSC đối với CHHDV từ KPTX NSX qua KBNN

Các khoản thanh toán CTX NSX về hàng hóa, dịch vụ qua KBNN gồm các khoản chi Thanh toán dịch vụ công cộng; Vật tƣ văn phòng; Thông tin, tuyên truyền, liên lạc; Hội nghị; Công tác phí; Chi thuê mƣớn; Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tu, bảo dƣỡng các công trình hạ tầng có sở từ kinh phí thƣờng xuyên; Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành;

Ngoài một số khoản thanh toán chi trả các cá nhân trong nhóm CHHDV (nhƣ tiêu chuẩn sinh hoạt hội nghị, hội họp, hội thảo với trƣờng hợp lĩnh tiêu chuẩn; chi công tác phí; chi phụ cấp công tác phí; chi khoán phƣơng tiện theo chế độ, khoán văn phòng phẩm, khoán điện thoại) trong nhóm CHHDV, một điểm chung quan trọng nhất của các khoản CHHDV đó là: đều phải có “Hóa đơn” hoặc có Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ (theo đúng quy định tại điều 16 thông tƣ 153/2010/TT-BTC) đối với các khoản CHHDV có giá trị nhỏ hơn 200.000đ mỗi lần thanh toán.

Nghị định 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ Quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn; Thông tƣ 120/2002/TT-Bộ Tài chính ngày 30/12/2002 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về việc in, phát hành, sử dụng và quản lý hoá đơn: Hoá đơn là chứng từ được in sẵn thành mẫu, in từ máy tính tiền, in thành vé có mệnh giá theo quy định của NN, xác nhận khối lượng, giá trị của HHDV mua, bán, trao đổi; xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch mua, bán, trao đổi HHDV theo quy định của pháp luật.

Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ Quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn thay thế cho Nghị định số 89/2002/NĐ-CP, Thông tƣ 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 về việc “Hƣớng dẫn thi hành Nghị đinh 51/2010/NĐ-CP về hoá đơn bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ ” thay thế Thông tƣ 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về việc in, phát hành, sử dụng và quản lý hoá đơn hoá đơn đƣợc hiểu nhƣ sau: Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Theo các quy định đó, Hoá đơn là “chứng từ” thanh toán, là thủ tục có tính pháp lý cao nhất trong thanh toán khi kết thúc các quan hệ mua, bán, trao đổi về

60

HHDV. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến 2012 (từ sau khi có Nghị định 89/2002/NĐ-CP, Nghị định 51/2010/NĐ-CP), các cơ chế, chính sách KSC NSX chƣa cập nhật kịp thời sự thay đổi đó. Năm 2011 Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn 2025/TCT-CS ngày 14/06/2011 hƣớng dẫn thủ tục bán hóa đơn lẻ cho hộ, cá nhân kinh doanh. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân, các khoản CHHDV từ KPTX NSX, vẫn là những khoản chi còn rất nhiều bất cập trong quá trình kiểm soát, thanh toán qua KBNN. Cụ thể:

+ Tình trạng chưa có hóa đơn khi thanh toán các khoản CHHDV có giá trị nhỏ còn diễn ra tại nhiều đơn vị cấp xã

Kết quả điều tra, phỏng vấn cho thấy, tình trạng chƣa có đầy đủ hóa đơn trong thanh toán CTX NSX cho hàng hóa, dịch vụ còn diễn ra tại nhiều địa phƣơng; tình trạng đó diễn ra chủ yếu tại các đơn vị giao dịch có trụ sở nằm ở các phƣờng, xã, thị trấn xa trung tâm huyện, thị xã trực thuộc tỉnh.

Các khoản chi HHDV chƣa có hoá đơn hiện nay thƣờng tập trung vào các khoản thanh toán CTX NSX có giá trị thanh toán nhỏ; mua sắm thanh toán dƣới mức bắt buộc phải thẩm định giá; sửa chữa, xây dựng nhỏ thanh toán dƣới mức phải thực hiện kiểm soát theo quy trình thanh toán vốn đầu tƣ; chi thuê mƣớn tại địa phƣơng; chi mua công cụ, dụng cụ, vật tƣ văn phòng; chi chuyên môn; chi khác, tuy nhiên mỗi địa phƣơng có mức độ phát sinh cụ thể khác nhau.

+ Quan điểm KSC đối với khoản thanh toán do bên bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ không thường xuyên cung cấp

Khi KSC, thanh toán các khoản CTX NSX nhƣ: mua sắm vật tƣ văn phòng, công cụ, dụng cụ; sửa chữa, xây dựng nhỏ; thanh toán dịch vụ , bên cung cấp hàng hoá dịch vụ là đối tƣợng kinh doanh không thƣờng xuyên, chƣa có hoá đơn, 23% ngƣời đƣợc phỏng vấn cho rằng “Đối tƣợng này không thể có hoá đơn, nên không yêu cầu phải có hoá đơn”, 68% ngƣời đƣợc phỏng vấn có cách giải quyết khác, tuy nhiên chỉ có 30% trong số đó, bằng 20% ngƣời đƣợc phỏng vấn đề xuất cách giải quyết đúng: Hƣớng dẫn đơn vị cấp xã, yêu cầu bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ mang hồ sơ đến cơ quan Thuế trên địa bàn, làm thủ tục kê khai nộp thuế và cấp hóa đơn lẻ “Hóa đơn giá trị gia tăng thông thƣờng”, trả hóa đơn cho bên mua hàng “đơn vị cấp xã”.

+ Công tác KSC TX NSX qua KBNN đối với các khoản thanh toán CHHDV chưa có hóa đơn

Hồ sơ, chứng từ thanh toán CTX NSX đối với các khoản CHHDV chƣa đầy đủ, chƣa đúng quy định, cá biệt có đơn vị cấp xã hiện đang chi NSX bằng các hồ sơ chứng từ CHHDV có giá trị pháp lý thấp “hồ sơ, chứng từ đi mua vật tƣ, hàng hoá của bên cung cấp HHDV - không phải hồ sơ, chứng từ của đơn vị sử dụng ngân

61

sách”. Kết quả điều tra, tổng hợp ý kiến của các cán bộ trực tiếp làm công tác KSC về công tác KSC đối với các khoản thanh toán CHHDV cho thấy:

- Trƣờng hợp đơn vị cấp xã chuyển đến KBNN bộ chứng từ thanh toán do bên cung cấp HHDV chƣa có hoá đơn, hồ sơ gồm: Toàn bộ giấy tờ từ mua vật tƣ đầu vào của bên cung cấp; Bảng chấm công dịch vụ của bên cung cấp thanh toán cho công nhân; Kèm theo giấy đề nghị thanh toán của bên cung cấp HHDV , kết quả, 35% đơn vị KBNN cơ sở vẫn cho thanh toán và 45% có cách giải quyết khác, chỉ có 25% KBNN cơ sở không đồng ý cho thanh toán đối với trƣờng hợp này..

- Trƣờng hợp đối với xây dựng, sửa chữa nhỏ từ KPTX NSX, do một đối tƣợng cung cấp HHDV là thợ xây tại địa phƣơng thực hiện, đơn vị cấp xã chuyển đến KBNN bộ hồ sơ thanh toán gồm: Hoá đơn của ngƣời bán, bán vật liệu cho thợ xây; Hợp đồng kèm theo biên nhận thanh toán công thợ. Kết quả, 55% số đơn vị KBNN cơ sở đồng ý cho thanh toán, chỉ có 30% không đồng ý cho thanh toán đối với trƣờng hợp này.

Theo quy định tại điều 16 Thông tƣ 153/2010/TT-BTC, Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhƣ hóa đơn, dùng cho các trƣờng hợp mua, bán hàng hóa có giá trị thanh toán dƣới 200.000đ/lần thanh toán, Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ lập nhƣ hóa đơn bán hàng, là cơ sở để ngƣời bán hàng cuối ngày tổng hợp, kê khai, nộp thuế.

Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ (mua hàng) và hóa đơn mua vật tƣ, hàng hóa (đầu vào) của bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ không thể là hồ sơ, chứng từ của bên sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên đây lại là một thực tế rất bất cập, diễn ra tại các đơn vị cấp xã trong một thời gian rất dài, hiện nay vẫn có một bộ phận các đơn vị cấp xã đang sử dụng những hồ sơ, chứng từ thanh toán có giá trị pháp lý rất thấp “không phải hồ sơ, chứng từ của đơn vị sử dụng ngân sách” nhƣ đã nêu trên.

d. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cập nhật kiến thức về quản lý thu và KSC NSNN

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cập nhật kiến thức về quản lý thu và KSC NSNN hàng năm đối với đội ngũ cán bộ, công chức KBNN tỉnh trực tiếp KSC NSNN là nội dung đƣợc KBNN tỉnh đặc biệt quan tâm, hàng năm KBNN Hải Dƣơng đều cử cán bộ nghiệp vụ tham gia học tập tại các lớp cập nhật, phổ biến kiến thức do Bộ Tài chính, KBNN tổ chức, tuy nhiên theo tác giả, việc cập nhật kiến thức, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách mới tại các lớp bồi dƣỡng đã tổ chức, hiện chỉ tập trung vào các cơ chế quản lý NSNN thuộc hoạt động nghiệp vụ của KBNN, chƣa cập nhật kịp thời và triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách thuộc hoạt động nghiệp vụ của ngành khác, cơ quan khác có liên quan đến hoạt động quản lý NSNN qua KBNN. Chính từ cách làm đó, có những văn bản, chế độ trực tiếp liên quan đến

62

công tác KSC TX NSX qua KBNN, tuy nhiên một bộ phận không nhỏ các cán bộ KSC chƣa biết hoặc biết rất mơ hồ, có thể thấy qua kết quả điều tra, phỏng vấn:

- Thông tƣ 120/2002/TT-BTC, Thông tƣ 153/2010/TT-BTC là văn bản rất quan trọng liên quan trực tiếp đến KSC TX NSX cho mua sắm hàng hóa, dịch vụ, tuy nhiên khi khảo sát chỉ 40% ngƣời đƣợc phỏng vấn biết về mức bắt buộc phải có hóa đơn; đồng thời chỉ có 30% ngƣời đƣợc phỏng vấn nắm vững quy định về kê khai nộp thuế và cấp hóa đơn lẻ đối với các đối tƣợng kinh doanh không thƣờng xuyên quy định tại thông tƣ này.

- Biểu thuế giá trị gia tăng trực tiếp trên doanh thu do Bộ Tài chính ban hành hàng năm có ý nghĩa hƣớng dẫn quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hộ kinh doanh nộp thuế khoán và các đối tƣợng kinh doanh không thƣờng xuyên, tuy nhiên khi khảo sát chỉ 30% ngƣời đƣợc phỏng vấn biết về ý nghĩa của văn bản này, trong đó chỉ có 5% ngƣời đƣợc phỏng vấn thực sự hiểu về tỷ lệ thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước hải dương luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 05 pdf (Trang 67 - 76)