Biểu trƣng (biểu tƣợng) là một yếu tố quan trọng trong thi pháp văn học dân gian nói chung và ca dao, tục ngữ nói riêng. Đó là một loại hình nghệ thuật đƣợc xây dựng bằng ngôn từ với những quy ƣớc chung của cộng đồng. Thế giới biểu trƣng trong ca dao, tục ngữ vừa mang đặc điểm biểu trƣng nói chung vừa mang những nét đặc thù của nó do nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật thi ca dân gian quy định. Đó là một loại hình ẩn dụ, đƣợc tạo nên bằng ngơn ngữ rất phong phú có khả năng biểu cảm đậm đà tính dân tộc. Biểu trƣng có thể đƣợc tạo bởi một từ, một ngữ, một câu, cũng có khi cả một văn bản. Để tạo nên biểu trƣng, nghĩa đen, nghĩa biểu vật của các từ ngữ sẽ là cơ sở để từ đó ngƣời tiếp nhận khai thác nghĩa bóng, nghĩa biểu cảm. Đƣợc xây dựng trên cơ sở tính hàm súc, hàm nghĩa của ngôn ngữ văn chƣơng, hệ thống biểu trƣng trong nghệ thuật ca dao đã góp phần làm cho ngôn ngữ của loại thơ ca dân gian này mang tính đa nghĩa và giàu sắc thái biểu cảm.
Bƣớc đầu tìm hiểu ca dao, tục ngữ, chúng tơi thấy sự xuất hiện của một số hình ảnh mang tính biểu trƣng nhƣ sau:
Rồng
Rồng là con vật tƣởng tƣợng, đứng đầu trong bộ tứ “long, li, quy, phượng” trên đất nƣớc ta từ bao đời nay. Hình tƣợng Lạc Long Quân (nịi
rồng, mình rồng) và Âu Cơ (dòng dõi tiên) đƣợc nhân dân ta tôn vinh là tổ tiên của ngƣời Việt.
Đến thời phong kiến, con rồng trở thành biểu trƣng của vƣơng quyền, của vua chúa. Rồng trở thành vật thiêng đƣợc mọi ngƣời tôn sùng, không ai đƣợc xúc phạm đến. Những gì liên quan đến vua đều đƣợc gắn với rồng (long):
long nhan, long thể, sân rồng, bệ rồng… Rồng là biểu tƣợng của nhà vua cho
nên cũng nghiễm nhiên trở thành biểu tƣợng của triều đại. Ở nƣớc ta, “rồng”
trở thành một mơ típ trong đồ án trang trí của các nghệ nhân ở cung điện, đình, chùa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, nhân dân ta cũng mƣợn hình ảnh
“rồng” để diễn đạt những suy nghĩ, tƣ tƣởng của mình. VD: Rồng đến nhà tơm ; Rồng bay phượng múa…
Trong tình yêu, trái gái thề nguyền, hẹn ƣớc thƣờng dùng hình ảnh
“rồng” để biểu thị cho phẩm chất thủy chung, son sắt.
Đôi ta nhƣ rồng lƣợn trông trăng
Dẫu mà xa nhau đi nữa cũng khăng khăng đợi chờ.
Trầu – cau
Trầu – cau là cặp biểu trƣng có nguồn gốc lâu đời nhất trong nền văn hóa dân tộc. Ăn trầu là một tập tục, một nét đẹp trong văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đối với ngƣời Việt xƣa, miếng trầu đƣợc xem nhƣ một vật không thể thiếu trong đời sống hàng ngày và chiếm một vị trí quan trọng trong các nghi lễ. Tục ngữ có câu: Miếng trầu là đầu câu chuyện. Tiếp khách có thể thiếu
nhiều thứ, nhƣng nếu thiếu trầu cau thì quả là điều sơ xuất, khó chấp nhận. Theo tí ngƣỡng của ngƣời Việt, khi sắp lễ cúng, tế trời đất, tổ tiên…bên cạnh những thứ nhƣ gà, xôi, rượu, hoa, quả… bao giờ cũng có trầu cau.
Trong các buổi gặp gỡ, nam nữ thƣờng mời trầu, hỏi thăm nhau để tạo ấn tƣợng tốt đẹp ban đầu. Đặc biệt trong hôn nhân, miếng trầu là vật giao duyên. Tục ngữ có câu: Miếng trầu nên dâu nhà người. Biểu tƣợng trầu – cau trong
ca dao cũng xuất hiện với tần số cao, đặc biệt đƣợc dân gian yêu thích và sử dụng để nhắc nhở, khơi gợi mọi ngƣời hƣớng về cuộc sống đạo lí, tình nghĩa, thủy chung.
Miếng trầu em têm bỏ đĩa con rồng Trƣớc mời thầy mẹ, sau vợ chồng ta ăn.
Cây đa
Cây đa là biểu trƣng nghệ thuật gắn với đền thờ thành Hoàng ở mỗi làng ngày xƣa. Thƣờng thì làng nào cũng có thờ một vị thần để cầu mong vị thần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36 này phù trợ cho làng, chống lại điều không may và đem đến sự sung túc cho dân làng. Vị thần này đƣợc thờ trong các đình, miếu của làng. Trƣớc cửa các nơi này thƣờng trồng cây đa. Đình, miếu là chốn linh thiêng, cây đa nơi đó cũng trở nên thiêng liêng. Tục ngữ có câu: Sợ thần sợ cả cây đa. Tín ngƣỡng
về cây đa cịn có nguồn gốc sâu xa từ tục thờ cây của ngƣời Việt. Cây đa mọc um tùm, tán rộng, nhiều bóng mát nên dƣới gốc cây lại có nhiều quán nƣớc, nơi dân làng gặp nhau, chuyện trò, nghỉ ngơi sau những buổi làm đồng vất vả; cũng là nơi trai gái hẹn hị, trao tình yêu cho nhau. Lâu ngày cây đa trở thành chứng nhân của biết bao kỉ niệm thiêng liêng đối với mỗi ngƣời. Từ sự gắn bó cây đa đối với đời sống con ngƣời nhƣ vậy nên loại cây này đã trở thành biểu trƣng trong ca dao.
- Cây đa bến cũ năm xƣa Chữ tình ta cũng đón đƣa trọn đời.
- Cây đa rụng lá đầy đình
Bao nhiêu lá rụng thƣơng mình bấy nhiêu.
Trúc – mai
Theo quan niệm của nhà Nho, “tùng, trúc, mai” là những thứ cây tƣợng
trƣng cho khí tiết, đức tính cao thƣợng, phẩm chất trong sạch của ngƣời quân tử. Trong văn chƣơng bác học, hình tƣợng Trúc - Mai đƣợc các nhà thơ sử dụng nhiều nhƣ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến…
Còn Trúc - Mai trong ca dao thƣờng dùng để chỉ tình u của các chàng trai, cơ gái. Có khi Trúc đứng một mình để chỉ ngƣời con gái xinh xắn.
Trúc xinh, trúc mọc đầu đình Em xinh, em đứng một mình cũng xinh
Có khi Trúc - Mai đƣợc dùng sóng đơi để biểu thị tình cảm lứa đơi. Trúc nhớ mai, trúc buồn ngao ngán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37
Sông
Sông là một biểu trƣng nghệ thuật trong tục ngữ, ca dao. Hình tƣợng này gắn bó với cuộc sống ngƣời Việt trong mơi trƣờng sơng nƣớc. Con sơng khi thì ni sống con ngƣời, lúc lại gây thảm họa … khiến con ngƣời luôn phải chú tâm về cách sống của mình để hịa hợp với môi trƣờng thiên nhiên ấy. Sông trở thành mối quan tâm hàng đầu của cƣ dân vùng sơng nƣớc, trƣớc hết vì sự sống của chính họ. Trong đời sống hàng ngày của ngƣời dân chài, sơng là nơi khó khăn thử thách lịng dũng cảm, ý chí của con ngƣời. Từ đặc điểm đó, tác giả dân gian chú ý đến khi liên tƣởng sự giống nhau giữa sông và con ngƣời. Tục ngữ có câu: Sơng có khúc, người có lúc. Trong ca dao, Tần số xuất hiện của hình tƣợng “sông” tƣơng đối nhiều.
Sông bao nhiêu nƣớc cho vừa Trai bao nhiêu vợ vẫn chƣa bằng lòng.
Với tƣ cách biểu trƣng, yếu tố “sông” kết hợp với yếu tố khác nhƣ “cầu”, “thuyền” (ghe, đò) tạo nên những cấu trúc đối xứng.
- Sơng sâu cịn thể bắc cầu
Lòng ngƣời nham hiểm biết đâu mà dò. - Sơng dài thì lắm đị ngang
Anh nhiều nhân ngãi, thì mang ốn thù.
Trăng
Trăng là hiện tƣợng tự nhiên đƣợc nhắc đến nhiều trong ca dao với cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nghĩa biểu vật lẫn nghĩa biểu cảm. Vầng trăng thu hút đƣợc sự chú ý của con ngƣời do hình dáng đẹp đẽ, thanh tú, ánh sáng dịu dàng và còn cả sự xuất hiện thƣờng xuyên, liên tục của nó trên bầu trời. Ngƣời xƣa chú ý đến nhiều khía cạnh của trăng khi gắn kết với tình cảm của con ngƣời: trăng tròn, trăng khuyết, trăng non, trăng già, trăng tỏ, trăng mờ, trăng mọc, trăng lặn… Và hình ảnh “trăng” đã đi vào văn chƣơng biết bao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38 Với ca dao, “trăng” đã trở thành một biểu trƣng nghệ thuật, gắn với con
ngƣời trong những trạng thái khác nhau.
Trăng kia khi khuyết khi tròn Lời thề biển cạn non mòn chớ quên.
Tiểu kết
Trên đây, chúng tơi đã trình bày các vấn đề có liên quan đến khái niệm về văn hóa, ngơn ngữ và mối quan hệ của chúng; một số biện pháp tu từ nhƣ so sánh, ẩn dụ; khái niệm biểu tƣợng, biểu trƣng, các hình ảnh biểu trƣng thƣờng gặp trong ca dao, tục ngữ; khái quát chung về gía trị nội dung và nghệ thuật của ca dao, tục ngữ Việt Nam. Nêu ra các khái niệm cũng nhƣ mối quan hệ này thực chất là quá trình xác định những đặc trƣng riêng biệt của biểu trƣng nghệ thuật trong ca dao. Qua đó, giúp ta hiểu sâu hơn năng lực trí tuệ, tài năng nghệ thuật của ngƣời bình dân và giải thích rõ ngun nhân vì sao ca dao, tục ngữ lại có sức sống lâu bền, lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng ngƣời Việt xƣa nay.
Những khái niệm nêu trên cũng chính là cơ sở để chúng tơi đi vào tìm hiểu đặc trƣng ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ tên gọi lồi cá, tơm trong ca dao, tục ngữ ngƣời Việt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39
CHƢƠNG 2