Về khái niệm nghĩa biểu trƣng

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ việt nam (Trang 79)

C V (362) 3, Vàng bạc có giá, tôm cá // theo buổi chợ.

b. So sánh hai dòng: Kiểu so sánh này chỉ có ở ca dao So sánh song hành, dòng lục và dòng bát tƣơng ứng nhau.

3.2.1. Về khái niệm nghĩa biểu trƣng

Xét về mặt kí hiệu học, một kí hiệu có hai mặt: cái biểu trƣng và cái đƣợc biểu trƣng, trong đó cái biểu trƣng và cái đƣợc biểu trƣng liên hệ với nhau bằng quan hệ võ đoán.

- Cái biểu trƣng (CBT) là mặt vật chất của kí hiệu, nghe đƣợc, nhìn đƣợc đóng vai trò là hình thức biểu hiện.

- Cái đƣợc biểu trƣng (CĐBT) là mặt tinh thần ở bên trong, không biểu hiện trên câu chữ, đóng vai trò nội dung.

Theo cách nhìn nhận này thì nghĩa biểu trƣng là lấy sự vật, hiện tƣợng (cái B, CBT) để biểu hiện có tính chất tƣợng trƣng một cái khác (cái A, CĐBT).

Ví dụ:

Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. (Ca dao)

Con thuyền là cái B (CBT), chàng trai là cái A (CĐBT). Tƣơng tự ở câu sau bến là cái B (CBT), cô gái là cái A (CĐBT).

Từ sự lí giải ở trên, chúng tôi hiểu rằng: Biểu trƣng là lấy một sự vật, hiện tƣợng (cái B) để biểu hiện có tính chất tƣợng trƣng cho một cái khác có tính chất trừu tƣợng (cái A). Chẳng hạn cặp biểu trƣng “cá chậu chim lồng”

biểu trƣng cho cảnh tù túng của một ngƣời nào đó. Trong ca dao, tục ngữ cặp biểu trƣng này thƣờng để miêu tả cảnh ngƣời con trai bị bó buộc trong chốn quan trƣờng hay nhƣ ngƣời phụ nữ đã có chồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 80 Nếu nhƣ ý nghĩa biểu vật (lớp nghĩa thứ nhất) bắt nguồn từ nội dung sự vật thì ý nghĩa biểu trƣng đƣợc gợi ra từ nội dung thông tin tiền văn bản. Ý nghĩa biểu trƣng không phải đƣợc nhận diện nhƣ lớp nghĩa biểu vật mà đƣợc hiểu một cách gián tiếp bằng cảm tính về hiện thực khách quan, bằng các giác quan đặc biệt, tuy nó vẫn phải suy ra từ nghĩa biểu vật.

Trong văn học nghệ thuật nói chung, chúng ta bắt gặp nhiều trƣờng hợp mà ở đó lớp ý nghĩa biểu vật và nghĩa biểu trƣng luôn song hành trong một hình ảnh, một chi tiết, một tác phẩm. Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã mang đến cho ngƣời đọc nhiều hình tƣợng bất ngờ, thú vị. Những bài thơ của chị luôn có sự kết hợp hai bút pháp tả thực và tƣợng trƣng. Mọi sự vật, hiện tƣợng trong thơ chị từ ngọn gió, bông hoa, chồi biếc… đến những hình tƣợng nghệ thuật nhƣ thuyền, biển, con đƣờng, dòng sông…đều đƣợc diễn đạt trên hai bình diện nghĩa: biểu vật và biểu trƣng. Vì thế, khi đọc thơ Xuân Quỳnh, ngƣời đọc không chỉ hiểu ý nghĩa trực tiếp từ câu chữ mà gợi lên bao ý nghĩa sâu xa đằng sau những câu chữ ấy.

Trong bài thơ Thuyền và biển, ngay từ những câu thơ đầu tiên, nhà thơ đã có những sáng tạo bất ngờ.

Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết Thuyền đi đâu về đâu

Trong thực tế, cặp biểu tƣợng thuyền - biển luôn gắn bó song hành không thể tách rời. Từ thực tế đó, Xuân Quỳnh đƣa hình ảnh thuyền và biển vào trong thơ của mình. Thuyền - biển vốn là những vật vô tri, vô giác nhƣng khi đi vào thơ ca thì đã đƣợc nhà thơ thổi vào linh hồn ngƣời. Thuyền - biển ở đây cũng biết hiểu và đồng cảm, cũng biết nhớ, biết yêu nhƣ anh và em.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 81

Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau rạn vỡ.

Những câu thơ cất lên nhƣ chính tiếng lòng của chàng trai, cô gái đang nhớ mong nhau. Nhà thơ đã mƣợn hình ảnh trong thế giới tự nhiên để biểu trƣng cho tình yêu lứa đôi, vì thế mà bài thơ đã in sâu trong tâm hồn ngƣời đọc theo thời gian.

Nhƣ vậy, đối tƣợng tạo nên biểu tƣợng thơ ca là thế giới tự nhiên bao quanh con ngƣời. Còn chủ thể của biểu tƣợng thơ ca là con ngƣời với các mối quan hệ, ý nghĩa, tình cảm, trạng thái tâm hồn của họ.

Khi nói đến nghĩa biểu trƣng chúng ta cần chú ý rằng: ý nghĩa này không tự nhiên mà có, nó bắt nguồn từ nội dung thông tin sự vật. Vì vậy để nắm bắt ý nghĩa sâu xa của tác phẩm nghệ thuật thì phải bắt đầu từ ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa cụ thể thể hiện trực tiếp trong tác phẩm.

Trong ca dao, ý nghĩa biểu trƣng chiếm tỉ lệ cao. Những hình ảnh biểu trƣng trong ca dao, tục ngữ xuất hiện không phải ngẫu nhiên mà theo cơ chế lựa chọn. Nhìn nhận một cách khách quan thì sự xuất hiện này theo xu hƣớng nhất định, bởi sự lựa chọn hình ảnh này hay hình ảnh kia ít nhiều gắn bó với thị hiếu thẩm mĩ, lối tƣ duy của nhân dân lao động. Chẳng hạn bài ca dao sau:

Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Hình ảnh “sen” trong câu ca dao trên là loài cây, loại hoa đẹp nhất trong đầm. Lời thơ miêu tả vẻ đẹp rực rỡ của bông sen từ ngoài vào trong và rồi lại từ trong ra ngoài. Ngƣời đọc cảm nhận ngay đƣợc màu sắc hài hoà, vẻ đẹp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 82 tinh khiết, có hƣơng thơm dịu dàng quyến rũ của bông sen và đi đến một nhận định: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Bùn tanh hôi, sen mọc từ nơi

tanh hôi của bùn nhƣng sen vẫn rực rỡ, thơm ngát. Câu ca dao mang một triết lí ngầm ẩn ở đây: cái đẹp không chỉ biểu hiện qua hình thức mà đẹp sâu lắng, đậm đà từ bên trong mới là đáng quý. Mỗi ngƣời dân Việt Nam chúng ta, vốn đa số xuất thân từ nền nông nghiệp lúa nƣớc nên ai cũng biết và biết rõ cây hoa sen. Một loài hoa mọc ở dƣới nƣớc, lá to tròn, màu hồng, hoặc màu trắng, nhị vàng, hƣơng thơm dịu mát toả khắp không gian. Loài hoa cao quí ấy lại mọc từ bùn lầy vốn không đƣợc coi là sạch sẽ, tinh khiết. Đặc điểm ấy là nền tảng để tác giả dân gian khái quát thành phẩm chất đáng quí của con ngƣời Việt Nam. Đó là cốt cách của những con ngƣời ngay thẳng, có khí phách không dễ bị khuất phục, bị đồng hoá bởi các thế lực đen tối. Những con ngƣời nhƣ thế cho dù ở hoàn cảnh nào cũng toả sáng, bền bỉ, kiên cƣờng.

Loài hoa sen còn đƣợc dùng để biểu trƣng cho con ngƣời vĩ đại, vị lãnh tụ kính yêu, ngƣời con ƣu tú của toàn dân tộc.

Tháp mười đep nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

Biểu trƣng là một yếu tố trong thi pháp ca dao, một yếu tố hình thức mang tính nội dung sâu sắc. Bên cạnh vai trò nhất định của nó trong việc thể hiện nội dung bài ca dao, hệ thống các biểu trƣng còn gắn với tâm lí, văn hoá, ngôn ngữ của ngƣời dân Việt Nam.

Ai làm cá bống đi tu Cá thu nó khóc, cá lóc nó dầu

Luỵ rơi hột hột, cơ cầu lắm bớ em. (62)

Nội dung bài ca dao đâu phải nói đến cá bống, cá thu hay cá lóc mà chính là lời tự tình của chàng trai. Chàng trai mƣợn hình ảnh cá để nói lên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 83 tâm trạng buồn khổ của mình, muốn nhắn gửi những tâm tƣ sâu kín của mình đến ngƣời con gái mình thƣơng nhớ. Hay trong một bài ca dao khác:

Anh ngồi vực lở quăng câu Khen ai xui, giục con cá sầu không ăn

Con cá không ăn câu con cá dại

Con cá ăn câu thì có ngãi có nhân. (137)

trong câu ca dao là ngƣời con gái đang độ xuân thì, ngƣời đi câu là một chàng trai đang đi tìm ngƣời yêu. Hình ảnh câu - cá đƣợc tác giả dân gian tƣ duy theo lối thuận chiều. Cô gái yêu chàng trai thì mọi việc đều tốt đẹp, còn nhƣ không yêu là mất mát dại khờ.

Xem hình ảnh cá nhƣ một phƣơng tiện nghệ thuật, tác giả dân gian đã tiến tới miêu tả đặc điểm của cá nói chung, từng loại cá nói riêng để nói về

con ngƣời.

Cá lí ngƣ sầu tƣ biếng lội

Chim phụng hoàng sầu cội biếng bay (317)

Quá trình biểu trƣng hoá để hình ảnh cá trở thành nhân vật trữ tình trong ca dao là một quá trình liên tƣởng, so sánh. Đặc điểm chung nhất của loài cá là sống trong nƣớc, nƣớc trong không gian cụ thể là biển, sông, đìa, ao. Cá trong nƣớc (hoặc trong chậu, lờ) dễ dàng hình dung nhƣ con ngƣời trong cuộc đời với những hoàn cảnh cụ thể khác nhau.

- Có chuôm cá mới ở đìa

Có em anh mới sớm khuya thế này (403) - Cá trong lờ đỏ hoe con mắt

Cá ngoài lờ ngúc ngoắc muốn vô (319) Trong những lời ca dao trên, cá đã mang lại hiệu quả thẩm mĩ rõ rệt, những thông điệp mà nhân vật trữ tình muốn gửi gắm đã đƣợc nói quá rõ mà lời ca dao vẫn ngọt ngào, tình tứ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 84 Trong ca dao, tục ngữ Việt Nam, cá đƣợc nhắc đến nhiều, tần số xuất hiện dày đặc, nhất là trong ca dao Nam Bộ. Sự xuất hiện của chúng bắt nguồn từ thực tế cuộc sống của của ngƣời Việt Nam nói chung và của ngƣời dân Nam Bộ nói riêng. Nói khác đi, đó là chứng tích của một nền văn minh sông nƣớc trong ca dao, chúng đi vào tiềm thức của con ngƣời và xuất hiện trở lại trong ca dao để bày tỏ tâm tƣ tình cảm của con ngƣời.

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ việt nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)