C V (362) 3, Vàng bạc có giá, tôm cá // theo buổi chợ.
b. So sánh hai dòng: Kiểu so sánh này chỉ có ở ca dao So sánh song hành, dòng lục và dòng bát tƣơng ứng nhau.
3.2.2.1. Cá, tôm – biểu trƣng cho sức mạnh
Nghĩa biểu trƣng đầu tiên mà chúng tôi đề cập đến của từ ngữ chỉ cá, tôm và tên gọi cá trong Kho tàng ca dao, tục ngữ người Việt, đó là biểu trƣng cho sức mạnh. Qua khảo sát, chúng tôi thấy hình ảnh cá, tôm xuất hiện với nghĩa
là khoẻ, là linh khi chúng hoạt động dƣới nƣớc. Chẳng hạn nhƣ: Rộng đồng mặc sức chim bay
Biển hồ lai láng mặc bầy cá đua (1792)
Biển, ao, hồ là môi trƣờng sống của động vật thuỷ sinh nói chung và của cá, tôm nói riêng. Hoạt động của loài cá, tôm là bơi lội thành từng đàn khi ở dƣới nƣớc hay khi trên mặt nƣớc. Cá trong câu ca dao trên mang nghĩa là
khoẻ mạnh, bền bỉ.
Xuống sông xem cá đấu roi
Xem tôm quần thảo, xem trai trở mình (2310)
Cá, tôm trong câu ca dao trên mang nghĩa đen (nghĩa biểu vật), cũng vẫn
là nói đến hoạt động của nó trong môi trƣờng nƣớc. Ở dƣới nƣớc, cá thƣờng tung tăng bơi lội, có lúc chúng cũng đấu chọi với nhau để khẳng định sức mạnh của mình. Tôm là con vật yếu mềm, tuy cùng sống dƣới nƣớc nhƣng
thƣờng ở nông và sức sống không đƣợc lâu dài nhƣ cá nên hành động của nó cũng nhẹ nhàng hơn. Giá trị sử dụng của hai loài này cũng khác nhau. Tục ngữ có câu: Đắt cá hơn rẻ tôm (984) hay Tôm tép vũng chân trâu be bé, cá kình nghê bãi bể rông chơi. (2662)
Ngoài ra, tên gọi cụ thể của mỗi loài cá cũng có khả năng trở thành một biểu trƣng riêng đa dạng và biến hoá.
Cá sấu
Để diễn tả sức mạnh của loài cá, tác giả dân gian đã diễn tả qua hình ảnh con cá sấu:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 91 Yên Thái có giếng trong xanh
Có đôi cá sấu ngồi canh đầu làng (2383)
Cá sấu đƣợc coi là con vật khiêng vác vũ trụ, một vị thần linh của đêm
và trăng, háu ăn nhƣ đêm tối, nuốt chửng mặt trời mỗi buổi hoàng hôn, cá sấu từ nền văn minh này sang nền văn minh khác, từ thời đại này sang thời đại khác đại diện cho muôn vàn biểu hiện của chuỗi hình tƣợng cơ bản, biểu trƣng cho những sức mạnh chi phối cái chết và sự hi sinh. [3 ,Tr.119].
Ở câu ca dao trên, hình ảnh đôi cá sấu là thần linh canh giữ làng, bởi vì sức mạnh của nó không gì có thể địch nổi. Dƣờng nhƣ nó sẽ nuốt chửng những ai có lòng dạ đen tối đến với làng Yên Thái.
Cá voi (Cá kình, cá nghê)
Để biểu trƣng cho sức mạnh, Không chỉ có hình tƣợng con cá sấu mà dân gian còn phong cho loài cá ông hay còn gọi là cá ông voi.
Tục ngữ có câu: Ông lên hiệu, liệu mà trốn. (2199)
“Ông” tức là cá ông (cá voi) lên hiệu là phun nƣớc, hành động phun
nƣớc tƣởng nhƣ rất bình thƣờng nhƣng khi loài cá này thể hiện thì đó là sức mạnh vô biên khó có thể chống đỡ đƣợc. Theo truyền thuyết Ấn Độ, “thần Vishnu đã hoá thân thành cá voi dẫn đƣờng con tàu cứu chúng sinh trong trận đại hồng thuỷ”. Ở miền biển Việt Nam, xƣơng và xác cá voi dạt vào bờ đƣợc ngƣời dân chài thu lƣợm và trở thành vật thờ. Đƣợc phong là thần biển, cá voi hƣớng dẫn thuyền bè và cứu vớt những ngƣ dân bị đắm thuyền. Hình tƣợng này cũng xuất hiện trong ca dao:
Xuống biển tìm giết cá voi
Đi học biết chữ gấp đôi ông thầy (2156) Hình ảnh cá voi trong câu ca dao trên không mang nghĩa là vật cứu sinh
mà hàm nghĩa cho sự phục sinh tri thức. Việc con ngƣời xuống biển tìm giết cá voi là một việc khó khăn nhƣng không phải không làm đƣợc, đồng nghĩa với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 92 việc đi học để có thêm sự hiểu biết không chỉ bằng thầy mà còn phải hơn thầy. Hình ảnh cá voi biểu trƣng cho sức mạnh của tri thức, của văn hoá loài ngƣời.
Tên gọi khác của loài cá voi là cá kình nghê. Trong ca dao, tục ngữ tên gọi này cũng đƣợc nhắc đến nhiều (7 lần) và hàm nghĩa biểu trƣng cho sức mạnh của con ngƣời. Ca dao, tục ngữ đều có câu:
Tôm tép vũng chân trâu be bé
Cá kình nghê bãi bể rong chơi (1960)
Thoáng đọc, chúng ta chỉ cảm nhận ở nét nghĩa biểu vật. Đó là môi trƣờng sống của loài cá, tôm trong thực tế. Tôm tép thƣờng sống nơi nƣớc nông, dễ đánh bắt; cá kình cá nghê sống nơi nƣớc lớn, khó đánh bắt hơn. Nhƣng tục ngữ lại có câu: Cá kình cá nghê sao chịu vũng nước vừa chân trâu (341) thì nghĩa của tên gọi cá không còn mang nghĩa đen (nghĩa biểu vật) nữa mà đã đƣợc chuyển nghĩa theo phƣơng thức ẩn dụ. Ngƣời có tài cao, chí lớn không chịu sống trong hoàn cảnh tù túng, chật hẹp. Cá kình cá nghê biểu trƣng cho chí khí của ngƣời đàn ông trên con đƣờng công danh. Trong tiềm thức của ngƣời Việt Nam, cá kình cá nghê thƣờng đƣợc biểu trƣng cho sức mạnh của ngƣời đàn ông, họ thƣờng vùng vẫy khắp nơi để thoả chí anh hùng. Song trong một vài hoàn cảnh, cá kình cũng có thể đƣợc dùng để chỉ ngƣời con gái.
Ví dầu chỉ thắm tơ mành
Khéo câu thì đặng cá kình biển Đông (2333) Hình ảnh cá kình trong câu ca dao trên ẩn dụ cho ngƣời con gái đang ở độ tuổi thanh xuân. Biết đƣợc điều này là nhờ hình ảnh “chỉ thắm tơ mành” ở câu trên. “chỉ thắm tơ mành” thì làm sao câu đƣợc cá và hành động “câu” ở câu dƣới chắc chắn là một chàng trai. Chàng trai đi câu cá bằng sợi chỉ tơ thì không chắc sẽ câu đƣợc cá với dây câu mong manh nhƣ vậy. Câu ca dao đã đƣa ngƣời đọc đến một liên tƣởng thú vị: chàng trai đang tìm hiểu cô gái và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 93 phải có cách tỏ tình thật khéo léo thì mới đƣợc cô gái đáp lại. Hình ảnh cá trong câu ca dao này đƣa chúng ta đến một biểu trƣng khác: sự khéo léo trong tình yêu.
Nhƣ vậy cá voi, cũng nhƣ cá sấu hay con rùa là biểu tƣợng của vật đỡ thế giới, là thành viên lớn của vũ trụ, là biểu trƣng cho sức mạnh muôn loài.
Cá chép
Trong Kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam, cá chép (hay còn gọi là cá gáy, lí ngƣ) đƣợc nhắc đến khá nhiều. Theo thống kê tƣ liệu, tần số xuất hiện của từ ngữ chỉ tên gọi cá chép là 10 lần trên tổng số 69 loài cá. Tên gọi loài cá này trong ca dao, tục ngữ vừa mang ý nghĩa biểu vật (định danh các loài cá) vừa mang ý nghĩa biểu trƣng nhất định.
Cá chép đƣợc nuôi phổ biến ở ao, hồ, sông. Chúng có màu xám đen hoặc màu vàng. Loài cá này sinh sôi nảy nở rất nhanh ở vùng nƣớc ngọt, ngƣời dân thƣờng đánh bắt để chế biến thức ăn. Theo quan niệm của ngƣời Việt thì chính cá chép đƣa ông táo lên chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp. Và cũng chính nó ở ngày hội Trung thu đã có công bảo vệ các nhà khỏi tác hại của cá chép vàng, một ác thần trong các truyền thuyết dân gian. Loài cá này tuy hình dáng rất bình thƣờng nhƣng sức sống vô cùng dẻo dai và khả năng sinh sôi nảy nở dồi dào. Và chính những điều này đã biến nó thành biểu tƣợng của khát vọng trƣờng thọ. Cá chép là vật để cƣỡi và là sứ giả của giới thần tiên: Họ cƣỡi nó để bay lên trời. Nó cũng dễ biến hoá thành rồng có cánh. Ca dao nói về hiện tƣợng này rất phổ biến.
Ngó lên trời, trời cao lồng lộng Ngó xuống đất, đất rộng mênh mông
Biết răng chừ cá gáy hoá rồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 94 Tục ngữ cũng có câu: Cá chép hoá rồng (335); Mồng bốn cá đi ăn thề, mồng năm cá về cá vượt Vũ Môn. (1800)
Cá chép có sức mạnh kì diệu, bởi vì nó dám bơi ngƣợc dòng sông và nhƣ ngƣời ta nói, có thể vƣợt ngƣợc cả thác ghềnh. Nó biểu trƣng cho lòng dũng cảm và tính ngoan cƣờng của ngƣời con trai, biểu trƣng cho chí khí nam nhi, khát vọng và sự thăng tiến về tinh thần trong quá trình khổ luyện, hoặc sự đỗ đạt ở chốn quan trƣờng. Nó cũng là biểu hiệu cho những em bé trai và là biểu tƣợng của sự thông minh ƣu việt. Tặng cá chép cho một thƣ sinh tức là tiên báo cho ngƣời đó sẽ thi đỗ. Trong ca dao cũng nói đến hình tƣợng cá vƣợt Vũ Môn hoá rồng để biểu trƣng cho những cô gái may mắn lấy đƣợc ngƣời chồng tốt, xứng đôi vừa lứa, thoả nguyện trong tình duyên.
Làm trai lấy đƣợc vợ hiền
Nhƣ cầm đồng tiền lấy đƣợc của ngon Phận gái lấy đƣợc chồng khôn
Xem bằng cá vƣợt Vũ môn hoá rồng. (285)
Theo Tam Tần kí và Thuỷ kinh chú thì Vũ Môn có sóng dữ, hàng năm
vào tiết tháng ba, cá chép tập trung đến đây thi vƣợt qua Vũ Môn, con nào vƣợt qua đƣợc thì sẽ hoá rồng [39, tr.287]. Ở câu ca dao trên, cá hoá rồng chính là biểu trƣng cho sự may mắn, tiên báo cho sự dồi dào sung mãn cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Ngoài ra, hình ảnh “cá hóa rồng” (cá hóa long) gắn với một khía cạnh khác của văn hóa. Đó là sự sùng bái đối với loài cá chép. Cá chép có thể hóa rồng bay lên mây, là loại cá thiêng cho các vị thần tiên cƣỡi về trời mang theo những thông điệp của trần gian.
Trong ca dao Nam bộ, “cá hóa rồng” mang ý nghĩa mở ra hƣớng phát triển tiến tới sự hoàn thiện hơn. Do vậy mà trong một số trƣờng hợp, cá biểu trƣng cho một nhân cách thanh cao dạng tiềm ẩn hoặc là hƣớng tới một kết qủa tốt đẹp:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 95 - Trúc xinh trúc hóa ra lá
Cá xinh cá hóa ra rồng (2280) - Bậu tƣởng anh quân tử lỡ thì
Anh nhƣ con cạn, chờ khi hóa rồng Thôi rày đừng ngóng đừng trông
Thuyền anh ra cửa, nhƣ rồng lên mây (252)
Có thể nói, niềm tin cá hóa rồng là niềm tin về hiện tƣợng thăng hoa diễn ra trong vũ trụ và trong cả cuộc đời trần tục. Từ trong sâu thẳm, đó còn là ƣớc vọng về sự chiến thắng của cái thiện trƣớc cái ác, về khả năng cải tạo cái ác, cái xấu.
Cá rô (cá rô thia)
Nếu nhƣ cá sấu, cá voi biểu trƣng cho sức mạnh nâng đỡ thế giới muôn loài; cá chép biểu trƣng cho lòng dũng cảm và tính ngoan cƣờng… thì cá rô cũng là loài cá đƣợc nhắc đến nhiều trong ca dao, tục ngữ và mang ý nghĩa biểu trƣng nhất định. Chúng tôi đã thống kê trong Kho tàng ca dao, tục ngữ có đến 30 câu nói đến cá rô, cá rô thia, cá rô gion, trong đó có khoảng 15 câu có hình ảnh cá rô với ý nghĩa biểu vật.
- Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm
Cá rô đầm Sét, sâm cầm hồ Tây. (2269) - Công anh làm rể ba năm
Chỉ ăn cơm hớt với đầu cá rô. (495)
Không phải là loài cá quý hiếm song đƣợc tác giả dân gian nhắc đến nhiều với những đặc điểm bản thể liên quan trực tiếp đến phạm vi văn hoá ẩm thực.
Tục ngữ có câu: Cá rô canh cải nấu gừng, không ăn thì chớ xin đừng mỉa
mai (348). Hay trong ca dao:
Cá rô anh chặt bỏ đuôi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 96 Hình ảnh cá rô trong câu tục ngữ không chỉ mang nghĩa thực chỉ món ăn mà còn biểu trƣng cho văn hoá ứng xử của ngƣời Việt. Còn ở câu ca dao, nói cá, tôm là để nói đến tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với bậc sinh thành.
Không mang ý nghĩa biểu trƣng cho lòng dũng cảm, tính ngoan cƣờng nhƣ cá chép song hình ảnh con cá rô cũng có sức mạnh tiềm ẩn của ngƣời con gái đƣơng độ thanh xuân. Ca dao có câu:
Em là con gái đến thì
Nhƣ con cá rô thia ăn vực, có khi hoá rồng (942) Hình ảnh cá rô thia hoá rồng biểu trƣng cho khát vọng tự do, muốn bứt
phá để thoát ra khỏi vòng tù túng chật hẹp. Trong xã hội phong kiến, các cô gái đến tuổi lấy chồng đều không có quyền tự do yêu đƣơng mà phải tuân theo lễ giáo “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Do vậy mà đa số họ phải sống
cuộc sống lệ thuộc, không có hạnh phúc. Hình ảnh ngƣời con gái đến thì đƣợc so sánh với con cá rô thia sống ở vực sâu chờ ngày vƣợt dòng để hoá thành rồng bay lên mây là biểu trƣng cho khát vọng vƣợt qua rào cản của lễ giáo phong kiến.
Nhƣ vậy, cá sấu, cá voi, cá chép, cá rô… không chỉ mang đến cho chúng ta một ý nghĩa biểu vật, là loài động vật thuỷ sinh trong không gian sông nƣớc ao hồ, là nguồn thức ăn, nguồn thực phẩm chủ yếu của ngƣời Việt mà chúng còn trở thành một thực thể mang tính biểu trƣng cho khát vọng vƣợt giới hạn, những ƣớc mơ xa xôi trong đời sống vật chất và tinh thần của con ngƣời.
Cá tôm nói chung
Trƣớc hết ở cấp độ đơn giản và dễ nhận biết, cá tôm có thể đƣợc dùng nhƣ những hình ảnh ẩn dụ trong mối quan hệ tƣơng phản để biểu thị ý nghĩa đẳng cấp trong đời sống cộng đồng và những hành vi văn hóa ứng xử của ngƣời Việt. Ca dao có câu:
Buổi chợ đông, con cá hồng anh chê lạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 97 Hoặc:
Đợi lâu cá chẳng ăn mồi
Anh móc con tôm bạc, con cá lần hồi mắc câu (899) Trong Kho tàng ca dao ngƣời Việt, những ý nghĩa biểu trƣng cơ bản của biểu tƣợng cá, tôm vẫn đƣợc bảo lƣu rõ rệt, đồng thời phản ánh những nét tâm tình của ngƣời dân Việt Nam.
Bể sâu con cá vẫy vùng
Trời cao muôn trƣợng cánh chim hồng cao bay Đôi ta nhƣ cá trong đìa
Ngày ăn tán lạc, tối về đủ đôi (344)
Nhìn chung, giải nghĩa biểu trƣng của hình ảnh cá, tôm trong ca dao tục
ngữ rất đa dạng. Bởi lẽ, nó có khả năng bao hàm trong nó một phạm vi hiện thực phong phú hơn, gợi ra những trƣờng liên tƣởng thú vị trong đời sống tâm lý – văn hoá – ngôn ngữ của ngƣời Việt.