Cá, tôm – biểu trƣng cho tính nam

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ việt nam (Trang 102)

C V (362) 3, Vàng bạc có giá, tôm cá // theo buổi chợ.

b. So sánh hai dòng: Kiểu so sánh này chỉ có ở ca dao So sánh song hành, dòng lục và dòng bát tƣơng ứng nhau.

3.2.2.3. Cá, tôm – biểu trƣng cho tính nam

Trong ca dao tục ngữ, ý nghĩa biểu trƣng nghệ thuật cá, tôm rất phong phú, đa dạng. Do đặc điểm của cá, tôm gắn với môi trƣờng sông nƣớc, đồng thời nó cũng trở thành một yếu tố không thể thiếu của đời sống văn hóa ẩm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 103 thực. Để có nguồn thực phẩm cá, tôm thì vai trò của ngƣời đánh bắt là không thể không nhắc đến, do vậy nên xu hƣớng của nó thƣờng gắn với tính nam. Nếu nói cá biểu trƣng cho sức mạnh thì trƣớc hết đó là sức mạnh của ngƣời đàn ông.

Khi nhắc tới cá, tôm chúng ta thƣờng có cảm giác gần gũi, quen thuộc và vì thế mà ngƣời bình dân xƣa thƣờng mƣợn nó để giãi bày lòng mình. Hình ảnh đƣợc mang ra so sánh để biểu trƣng cho hình ảnh ngƣời con trai, những ngƣời đƣợc mệnh danh là phái mạnh.

Thân ta nhƣ cá trong đìa

Việc quan chƣa thấu sớm khuya cũng buồn (824)

Cá trong câu ca dao trên để chỉ ngƣời đàn ông chƣa thành công trên con

đƣờng công danh sự nghiệp. Ngƣời con trai muốn tung hoành ở nơi biển cả bao la nhƣng chƣa bứt phá lên đƣợc. Không gian “đìa” chƣa đủ để ngƣời con trai tỏ rõ chí nam nhi. Nhƣng có khi đã đạt đƣợc mục đích của mình rồi thì họ lại cảm thấy bị bó buộc.

Nàng nhƣ chim nọ đang bay

Anh nhƣ con cá mắc rày lƣới giăng (1459) Con cá khi mắc vào lƣới thì khó tuột ra, nên đành phải chấp nhận số phận. Nó muốn sống chết thế nào đều phụ thuộc vào ngƣời giăng lƣới bởi nó không có sự lựa chọn nào khác. Cũng nhƣ ngƣời đàn ông khi đã vƣớng vào chốn quan trƣờng thì phải hết lòng dốc sức. Hình ảnh cá trong hai câu ca dao trên biểu trƣng cho sự bó buộc, ràng buộc. Song không phải lúc nào cá -

ngƣời đàn ông, cũng chịu chấp nhận, tuân theo sự sắp đặt của ngƣời khác. Chẳng hạn câu tục ngữ: Sá bao cá chậu chim lồng, hễ người quân tử cố cùng

mới lên (2354). “cá chậu chim lồng” để chỉ cảnh tù túng, chật hẹp khó thoát

ra nhƣng không phải không thể ra đƣợc. Nếu cá - ngƣời quân tử có chí khí, có bản lĩnh chắc chắn sẽ thoát đƣợc ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 104 Với tƣ cách là phƣơng tiện nghệ thuật, trong quá trình biểu trƣng hóa (quá trình chuyển nghĩa để hình ảnh trở thành những ẩn dụ, những biểu trƣng nghệ thuật), hình ảnh cá với những nét nghĩa biểu trƣng của nó, đã để lại dấu ấn văn hóa ứng xử của cƣ dân nông nghiệp vùng sông nƣớc.

Anh về đi ngủ kẻo khuya

Xấu chuôm, cá chẳng vào đìa anh đâu Xấu chuôm tốt cá, em ơi

Tốt chuôm mà nỏ có nơi cá nằm. (165)

Lời đối đáp của đôi trai gái đã phản ánh phần nào văn hóa ứng xử (cách ứng xử giữa chàng trai và cô gái). Cô gái không ƣng thuận chàng trai nên đã bóng gió để chàng trai đừng theo đuổi, nhƣng chàng trai khéo léo chuyển bại thành thắng bằng cách nêu ra hoàn cảnh “xấu chuôm tốt cá” còn hơn “tốt chuôm” mà “nỏ nơi cá nằm” khiến cô gái không còn cách nào từ chối. Từ đó có thể thấy ngƣời đàn ông không chỉ khỏe mạnh, giỏi giang mà còn rất khéo léo trong việc tỏ tình và đây cũng là một nét biểu trƣng nữa mà tác giả dân gian muốn gửi gắm qua hình ảnh cá.

Với cặp biểu trƣng câu – cá thì luôn đại diện cho cô gái, còn câu đại diện cho chàng trai hoặc thái độ tình cảm của chàng trai.

Câu cá là một hình thức lao động sản xuất của cƣ dân sông nƣớc. Việc câu cá không dành riêng cho bất cứ ai. Ai cũng có thể câu đƣợc bởi công việc này tƣơng đối dễ dàng. Tuy vậy, trong ca dao chỉ có chàng trai mới câu và ngƣời đi câu thƣờng là các chàng trai.

Anh ngồi vực lở quăng câu Khen ai xui giục con cá sầu không ăn Con cá không ăn câu con cá dại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 105 Hình ảnh câu – cá đƣợc tác giả dân gian một mặt tƣ duy theo lối thuận chiều: Cô gái yêu chàng trai thì mọi việc đều tốt đẹp, còn nhƣ không yêu là mất mát dại khờ; mặt khác, tác giả lại suy nghĩ theo kiểu phản đề: Không phải lúc nào yêu cũng đều tốt đẹp cả

Cá không ăn câu thật là con cá dại,

Vác cần câu về nghĩ lại con cá khôn (316) Đó là kiểu tƣ duy phóng khoáng, luôn dành cho đối tƣợng nhiều khả năng lựa chọn, thậm chí là sự lựa chọn ngƣợc lại với ý định ban đầu.

Vấn đề ở đây là chỉ có chàng trai câu mà cô gái không câu, điều này đã phản ánh một tập quán xã hội: Chàng trai bày tỏ tình yêu trƣớc, phải chủ động trong quan hệ lứa đôi, còn với hình ảnh cá - cô gái có thể chủ động chờ đợi,

một hình thức tạo điều kiện thuận lợi cho đối tƣợng. Ca dao có câu: Anh về cất lễ tam sanh

Con cá đang còn lẩn cội nấp ghềnh khó câu (161) Cá “lẩn cội nấp ghềnh” ẩn dụ cho ngƣời con gái đang ở với cha mẹ và câu - chàng trai nếu ứng thuận thì lựa thời điểm để đến với cô.

Từ đó chúng ta có thể nhận thấy hình ảnh “cá, câu - cá” biểu trƣng cho sự kiên nhẫn, chờ đợi.

Nhƣng đôi khi sự chờ đợi lại không mang lại niềm vui cho ngƣời con trai mà lại là sự nuối tiếc, khổ đau.

- Tiếc công anh đào ao thả cá

Ba bốn năm trời ngƣời lạ tới câu (1911) - Tiếc công anh xe sợi nhợ uốn cần

Xe rồi sợi nhợ, con cá lần ra khơi (1910) Cũng biểu trƣng cho ngƣời con trai đang độ xuân tình, tác giả dân gian đã dùng biểu tƣợng cá vƣợc để diễn tả tâm trạng buồn sầu của chàng trai. Chẳng hạn câu ca dao sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 106 Nƣớc ngƣợc, con cá vƣợc cũng hồi đầu

Lòng em nhƣ đá tảng khiến anh sầu lắm thay Chốn này nƣớc nƣớc mây mây

Chim đàn cá lũ, anh chẳng khuây chút nào (1525) Qua hình ảnh cá, chúng ta có thể hiểu ngƣời con trai muốn bày tỏ tình cảm của mình với cô gái nhƣng ngƣời con gái lạnh lùng, dửng dƣng khiến chàng trai sầu đau và bật thành lời ƣớm hỏi.

Anh ngó lên trời thấy đám mây bạch

Anh ngó xuống lòng lạch thấy con cá trạch đỏ đuôi Nƣớc chảy xuôi con cá buôi lội ngƣợc

Anh mảng thƣơng nàng có đƣợc hay không? (136)

“cá buôi lội ngược” thì khó câu rồi, lời ƣớm hỏi rõ ràng nhƣng tế nhị đã mang lại hiệu quả thẩm mỹ rõ rệt. Những thông điệp mà ngƣời con trai muốn gửi tới ngƣời con gái đã rõ ràng nhƣng chàng trai chỉ nhận đƣợc hồi đáp:

- Chim bay về rú về non

Cá kia về vực anh còn trông ai (610) - Chầu này cá đã theo sông

Bến thuyền thuyền đậu anh trông nỗi gì (622)

“Cá về vực”, “cá theo sông” ẩn dụ cho cô gái đã đi lấy chồng để lại đằng sau

là sự buồn đau, tiếc nuối của ngƣời con trai. Ngƣời con trai đành ôm nỗi đau trong lòng của ngƣời bị phụ tình.

- Anh tiếc công đào ao thả cá

Biết nỗi này chẳng thả cho xong (150) - Anh tiếc ao cá nƣớc trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 107 Hình ảnh cá - ngƣời đàn ông mang ý nghĩa biểu trƣng biến hóa. Khi thì biểu trƣng cho tính cách mạnh mẽ, khi thì rụt rè nhút nhát, khi thì kiên nhẫn chờ đợi và có lúc cũng bạc tình, bạc nghĩa.

- Anh đừng thấy cá phụ canh

Thấy tòa nhà ngói phụ tranh rừng già (118) - Trách ai đặng cá quên nơm

Đặng chim bẻ ná, quên ơn sinh thành (2137) Ở câu trên, “Thấy cá phụ canh” là để chỉ ngƣời đàn ông có tính trăng

hoa, không đoan chính, thấy ngƣời con gái khác hấp dẫn hơn thì phụ tình ngƣời cũ. Còn ở câu ca dao sau, hình ảnh cá lại đƣợc chuyển nghĩa ở phạm vi khác “đặng cá quên nơm” là để biểu hiện cách ứng xử của con cái đối với

cha mẹ. Khi đã khôn lớn trƣởng thành thì quay lại đối xử tệ bạc với ngƣời sinh thành ra mình.

Tuy vậy, số đông ngƣời đàn ông vẫn có bản lĩnh, chịu đựng mọi gian khổ để đƣợc gắn bó với ngƣời mình yêu thƣơng.

Bậu tƣởng anh quân tử lỡ thì Anh nhƣ cá cạn chờ khi hóa rồng

Thôi rày đừng ngóng đừng trông

Thuyền anh ra cửa, nhƣ rồng lên mây (252) Nghĩa biểu trƣng của “cá hóa rồng” đƣợc thiết lập bằng hình ảnh so sánh: “Anh như cá cạn”. Hình ảnh cá trong câu ca dao chỉ ngƣời con trai kiên định trong chờ đợi và mong ƣớc sự chờ đợi ấy sẽ có kết quả tốt.

Biển sâu cá lội mất tăm

Dầu chờ dầu ngóng trăm năm cũng chờ Sông sâu cá lƣợn lờ đờ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 108 Tóm lại, với hƣớng nghĩa biểu trƣng cho tính nam, hình ảnh cá thể biểu

hiện ý chí quyết tâm của ngƣời con trai. Tuy rằng có những lúc nông nổi song ngƣời đàn ông vẫn trở thành chỗ dựa vững chắc cho ngƣời phụ nữ.

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ việt nam (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)