* Thể thơ trong ca dao
Các thể thơ trong ca dao đều là những thể thơ dân tộc. Có ba thể thơ chủ yếu đƣợc ca dao sử dụng là: Thể lục bát (chính thể và biến thể); Thể vãn (còn gọi là thể nói lối); Kết hợp hai thể trên, ca dao còn cung cấp thêm thể hỗn hợp (hợp thể)
- Thể lục bát: Đây là thể thơ đƣợc dùng phổ biến trong ca dao. Thể lục bát gồm những cặp câu với hai dòng (vế). Dòng (vế) trên có sáu âm tiết, dòng (vế) dƣới có tám âm tiết.
+ Ở lục bát chính thể, số âm tiết mỗi dòng (vế) không thay đổi, vị trí gieo vần cố định chỉ có vần bằng. Nhịp phổ biến là nhịp chẵn (2/2/2), đôi khi nhịp thay đổi do yêu cầu diễn tả cảm xúc, tâm lí (3/3 và 4/4).
Trên đồng cạn / dƣới đồng sâu Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa Hoặc:
Đồng Đăng có phố Kì Lừa Có nàng Tô Thị / có chùa Tam Thanh
+ Ở lục bát biến thể, số âm tiết trên mỗi dòng (vế) thay đổi, thƣờng là tăng. Cây trúc xinh cây trúc mọc bên đình
Chị Hai xinh chị Hai đứng chỗ nào cũng xinh.
Tác giả Mai Ngọc Chừ viết: “Lục bát biến thể ở đây được quan niệm là những câu ca dao có hình thức lục bát nhưng không khít khịt trên sáu dưới tám mà có sự co giãn nhất định về số lượng âm tiết (tiếng)” [17].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Thất bát sông cũng lội, tứ cửu tam thập lục đèo cũng qua.
Thể thơ lục bát là một cống hiến lớn của ca dao trong văn chƣơng bác học. Chính lối lục bát chính thể với vần bằng thay đổi đều đặn, vị trí gieo vần bắt dính vào liên tiếp, câu lục bát trên với câu lục bát tiếp theo đã mở đƣờng cho sự hình thành những truyện thơ dài của dân tộc nhƣ: Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên…
- Thể song thất lục bát: Thể thơ này cũng đƣợc dùng khá nhiều trong ca dao. Cấu trúc của nó là: cứ hai dòng (vế) bảy âm tiết lại tiếp đến hai dòng (vế) lục bát. Thể thơ này bắt nguồn từ dân ca. Thể song thất lục bát tạo nên một sự biến đổi mới mẻ so với thể lục bát, rất thích hợp với việc diễn tả tâm trạng nhiều khúc mắc.
Chim lạc bầy thƣơng cây nhớ cội Ngƣời xa ngƣời khổ tội, ngƣời ơi!
Ví dầu chẳng biết thời thôi Biết ra mỗi đứa mỗi nơi thêm buồn. Thể song thất lục bát cũng có những biến thể.
Đứng bên Vĩnh An ngó sang Thủy Bạn Sông dài cát trắng, về thẳng Cửa Tùng
Chàng ơi, thƣơng lấy thiếp cùng
Gái thuyền quyên lỡ hứa, trai anh hùng lỡ đôi.
Việc sử dụng lối song thất lục bát biến thể nhƣ thế này nhiều khi là biểu hiện của sự chi phối bởi điệu hát đối.
- Thể vãn: Trong thơ ca dân gian nói chung, ca dao nói riêng còn có thể vãn. Tùy theo số tiếng trong mỗi câu từ 2-3 đến 4-5 mà có các thể vãn 2, vãn 3, vãn 4, vãn 5. Tuy nhiên, các thể này thƣờng chỉ đƣợc sử dụng trong các bài vè kể vật, kể việc dùng cho trẻ em hát, vừa hát vừa chơi. Ca dao trữ tình chỉ sử dụng vãn 5, đôi khi có xen thể vãn 4.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 - Thể hỗn hợp: Trong ca dao thể thơ này đƣợc dùng không nhiều nhƣ thể lục bát nhƣng nhiều hơn ở thể song thất lục bát. Thể thơ này là sự kết hợp tự do các thể thơ vốn có của ca dao.
* Kết cấu của ca dao
Ca dao có kết cấu phạm vi rất rộng bao gồm sự tổ chức thanh điệu, vần, nhịp, tổ chức nội dung cấu tạo, ý tứ, đoạn mạch, độ dài ngắn… Vì thế, việc nghiên cứu, lí giải một cách toàn diện các phƣơng diện khác nhau của kết cấu ca dao là rất khó. Đến nay mới chỉ có một số nhận xét bƣớc đầu về một phƣơng diện nhất định.
Xét về quy mô (độ dài ngắn) có thể chia ca dao (chủ yếu là ca dao lục bát - bộ phận lớn nhất của ca dao) thành ba loại chính:
- Loại ca dao ngắn là hai câu
- Loại ca dao trung bình từ 3 đến 5 câu - Loại ca dao dài từ 6 câu trở lên
Xét theo phƣơng thức thể hiện, diễn đạt ca dao có ba phƣơng thức thể hiện đơn và ba phƣơng thức thể hiện kép.
- Ba phƣơng thức thể hiện đơn + Phƣơng thức đối đáp
+ Phƣơng thức trần thuật + Phƣơng thức miêu tả
- Ba phƣơng thức thể hiện kép + Trần thuật kết hợp với đối đáp + Trần thuật kết hợp với miêu tả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32