Đặc điểm loài cá, tôm trong nghệ thuật

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ việt nam (Trang 41 - 43)

Trong văn học nghệ thuật, muốn diễn đạt một ý nguyện nào đó, chúng ta thƣờng dùng những hình ảnh cụ thể để miêu tả. Những hình ảnh ấy đƣợc nhiều ngƣời sử dụng và trở thành biểu tƣợng. Biểu tƣợng không chỉ thay thế cái đƣợc diễn đạt mà cịn thể hiện tƣ tƣởng, tình cảm, quan niệm thẩm mĩ của con ngƣời. Mỗi sự vật, hiện tƣợng khi đi vào văn học đều có khả năng biểu hiện tinh tế, phong phú những cảm nhận của con ngƣời về cuộc sống, về xã hội.

Nhƣ đã nêu, đặc điểm nổi bật của biểu tƣợng là sự quy ƣớc, bởi vậy chỉ cần nêu hình ảnh biểu tƣợng, ngƣời đọc đã hiểu đƣợc cái mà nó biểu đạt vì nó đã ăn sâu vào ký ức cộng đồng và trở thành tƣ tƣởng thẩm mỹ của cả dân tộc. Có những biểu tƣợng chỉ là của một dân tộc, có những biểu tƣợng mang tính phổ qt tồn nhân loại. Qua khảo sát tƣ liệu, chúng tôi nhận thấy: cá là một

biểu tượng mang tính phổ quát, là biểu tượng văn hóa của nhân loại trên các lĩnh vực (tôn giáo, điêu khắc, hội họa, văn học…).

Là một đề tài trang trí quen thuộc của các dân tộc trên thế giới, cá là biểu tƣợng của nƣớc, là con vật cƣỡi của thần Biển, là hóa thân của thần Vishnu ở Ấn Độ, là thần Đa-gông của Ai Cập, là hình ảnh của thần cây Ngơ ở Trung Mỹ, là con vật của tri thức và sự hiền minh ở Ai len…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42 Ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, biểu tƣợng cá đã xuất hiện rất sớm trong các đồ án trang trí, đặc biệt là lồi cá chép. Cá chép là con vật biểu trƣng cho sức mạnh, cho lòng dũng cảm vô song, cho sự thành đạt và trƣờng thọ.

Họa tiết trang trí cá đầu tiên xuất hiện ở Quảng Ninh, là hình ảnh hai con cá chép trong lòng chiếc chậu đồng vào thế kỷ I, III, đƣợc phát hiện ở Đá Bạc (Vân Đồn). Trong đồ án trang trí này, hai con cá đƣợc vẽ trong tƣ thế nằm ngƣợc chiều nhau, tạo thành một vòng tròn trong lòng chậu với những đƣờng đúc đồng nổi cơ bản nhất về hình dáng: thân uốn cong, vây rộng, vẩy đều, mắt tròn. Nhƣ vậy, với sự tồn tại của họa tiết hình cá chép này đã khẳng định một cách nhìn trân trọng về lồi cá trong đời sống nghệ thuật của con ngƣời.

Trong các triều đại, từ thời Lý - Trần đến thời Lê - Nguyễn, giáo lý Phật đã trở thành tâm niệm trong đời sống tâm linh của ngƣời Việt. Hình tƣợng cá xuất hiện nhiều ở các đồ trang trí nhƣ trên các xà gỗ, đầu đao, mái đình, bệ tƣợng phật… Con cá chép trở thành một hình tƣợng cao q khi nó gắn với con rồng trong chủ đề: cá hóa rồng, cá vƣợt Vũ Mơn. Trong nghệ thuật điêu khắc, chúng thƣờng xuất hiện dƣới hình ảnh: cá hóa rồng ở phần đầu, còn phần thân và đi vẫn giữ ngun hình, tồn thân uốn cong theo vận động của thân rồng. Khơng chỉ có cá chép mà nhiều lồi động vật thủy sinh nhƣ cá rơ, tôm, cua cũng đƣợc đƣa vào đồ án trang trí. Tuy chúng chỉ là những con vật gắn liền với cuộc sống ngƣời dân chài nhƣng đã đƣợc các nghệ nhân thể hiện rất công phu với kỹ thuật tinh xảo, tạo nên nhiều hình ảnh sống động, khiến ngƣời xem cảm giác chúng đang ở trong môi trƣờng tự nhiên. Sự xuất hiện nhiều loại cá tôm trên các trang trí của đình - nơi thờ thành Hồng làng, cịn là biểu tƣợng cho khát vọng tự do. Các nghệ nhân hay cũng chính là nhân dân đã tìm những cách khác nhau để nói lên tƣ tƣởng yêu tự do, mong muốn thoát khỏi những hƣơng ƣớc chặt chẽ của lễ giáo phong kiến.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 43 Bên cạnh đó, đồ án trang trí cá tơm cịn xuất hiện rất nhiều trong các sản phẩm gốm sứ. Những con cá trong họa tiết đang bơi, đang vùng vẫy trong nƣớc đã tạo cho đồ gốm một nét phong cách riêng. Họa tiết đắp nổi hình cá, tơm trên những đồ đựng ngồi những giá trị thẩm mỹ cịn đem đến một thông điệp về ƣớc mơ cho cuộc sống đủ đầy.

Không chỉ là đối tƣợng cho các nhà điêu khắc, hội họa khơi nguồn cảm hứng mà trong tác phẩm văn học hình tƣợng này cũng xuất hiện khơng ít. Có rất nhiều nhà thơ xƣa nay viết về đề tài quê hƣơng đất nƣớc nhƣ Tế Xƣơng, Tế Hanh, Huy Cận… đã nhắc đến những loài vật này với khát vọng về cuộc sống tốt đẹp, no đủ của ngƣời dân lao động nói chung và ngƣời dân chài vùng biển nói riêng. Nhà thơ Huy Cận đã có những vần thơ đẹp nói về các lồi cá.

Hát rằng cá bạc biển Đông lặng, Cá thu biển Đơng nhƣ đồn thoi

Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

(Đoàn thuyền đánh cá) Tác giả đã vận dụng cách nói sáng tạo của dân gian “chim, thu, nhụ, đé” để nói đến sự giàu có của biển cả. Hình ảnh đó cũng mang ý nghĩa biểu trƣng cho khát vọng vƣơn xa của con ngƣời.

Hơn hết, cá tôm vẫn là đối tƣợng miêu tả phong phú, đa dạng trong ca

dao, tục ngữ. Khi đi vào những sáng tác dân gian, cá tôm thƣờng mang ý

nghĩa biểu trƣng, đó là dụng ý nghệ thuật của ngƣời nghệ sỹ. Các nghệ sỹ dân gian đã mƣợn hình ảnh cá tơm để bộc lộ tƣ tƣởng, tình cảm của mình.

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ việt nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)