Cá, tôm biểu trƣng cho tính dục (Quan hệ nam nữ)

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ việt nam (Trang 108)

C V (362) 3, Vàng bạc có giá, tôm cá // theo buổi chợ.

b. So sánh hai dòng: Kiểu so sánh này chỉ có ở ca dao So sánh song hành, dòng lục và dòng bát tƣơng ứng nhau.

3.2.2.4. Cá, tôm biểu trƣng cho tính dục (Quan hệ nam nữ)

Cá, không chỉ gắn với ý nghĩa biểu trƣng cho sức mạnh, ngƣời đàn ông, tình yêu lứa đôi mà còn biểu trƣng cho tính dục (quan hệ nam nữ). Chúng ta có thể nhận thấy tất cả các ý nghĩa biểu trƣng nói trên của cá đều có mối liên

quan mật thiết với nhau. Sức mạnh của ngƣời đàn ông đã cuốn hút và làm rung động trái tim tình yêu của phái đẹp. Khi cả hai đồng cảm với nhau thì họ sẽ kết tóc xe duyên, ái ân chồng vợ.

Với môi trƣờng sống, không gian sống thuận lợi, cá quấn quýt bên nhau để sinh sôi nảy nở, cũng nhƣ con ngƣời đến tuổi trƣởng thành thì tìm hiểu, yêu nhau và kết duyên vợ chồng rồi sinh con đẻ cái. Ca dao tục ngữ cũng đề cập đến quan hệ nam nữ tƣơng đối nhiều và gửi gắm vào hình ảnh cá tôm,

thậm chí cả tên gọi các loài cá cụ thể cũng đƣợc đƣa vào để biểu trƣng cho quan hệ nam nữ.

- Có chà cá mới ở ao

Có em, anh mới ra vào chốn ni (399) - Có chuôm cá mới ở đìa

Có em anh mới sớm khuya chốn này (403) - Mấy khi nam nữ đùa đờn

Cá vui với nƣớc, sóng dờn lên mây (1327)

Mỗi câu ca dao, đều gắn với một hình ảnh, một hành động, một ƣớc muốn chân thành của ngƣời con trai: cá ở ao, cá ở đìa, cá vui với nƣớc… Hình ảnh cá mang nét ẩn dụ cho ngƣời con gái đang yêu. Chàng trai là không gian đìa, ao, nƣớc, là chỗ dựa vững chắc để các cô gái trao gửi cuộc đời mình. Cả hai đều hƣớng tới một đích chung: Tình yêu hôn nhân. Khi yêu, chàng trai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 109 và cô gái thƣờng thề nguyền với trời đất, mong các đấng thần linh chứng giám và che chở cho họ. Lời thề nguyền giúp tình yêu của họ trở nên khăng khít bền chặt.

- Bấy lâu loan phƣợng đợi chờ Loan sầu phƣợng ủ biết cơ hội nào

May chờ rồng cá kết giao

Thề nguyền đông liễu, tây đào phòng chung (2278) Rồng - cá song hành bên nhau, tạo thành một cặp biểu tƣợng trong ca dao. Rồng - cá là đôi bạn tình son sắt, gắn bó với nhau mật thiết trong sự hội ngộ.

- Ngồi buồn giở sách ra chơi Tuổi anh tuổi Ngọ, tuổi tôi tuổi Mùi

Hai ta tốt lứa đẹp đôi

Rồng mây cá nƣớc duyên trời đã xe (1588) Cặp biểu tƣợng rồng - cá đƣợc sử dụng trong câu ca dao trên thể hiện về ƣớc mơ hạnh phúc tràn đầy của trai gái yêu nhau. Đó là mối quan hệ bền chặt mà không một trở lực nào có thể ngăn cản, kể cả khi chàng trai, cô gái này đã xa nhau vì lý do nào đó thì họ vẫn ƣớc mong có ngày gặp lại.

Nào khi thiếp một đàng, chàng một ngả Bâng khuâng nhƣ con cá hiệp vầy Thiếp gặp đặng chàng giữa hội trời mây

Trƣớc là hội ngộ sau kết nghĩa sum vầy nợ duyên. (1464) Hình ảnh “con cá hiệp vầy” dự báo một kết quả tốt đẹp trong mối quan hệ nam nữ. Nó biểu trƣng cho sự hội ngộ, sum vầy của đôi lứa yêu nhau. Theo quan niệm của đạo Phật, mối quan hệ vợ chồng là mối quan hệ nợ duyên, sống vui vẻ hành phúc là duyên còn ngƣợc lại là nợ. Hình ảnh cá trong câu ca dao cho thấy ngƣời con gái muốn trao gửi tấm chân tình với ngƣời con

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 110 trai, dù có xa nhau nhƣng trong lòng vẫn mong có ngày hội ngộ để kết duyên vợ chồng.

Trong cuộc sống không phải mọi chuyện đều thuận buồm xuôi gió mà còn có những trắc trở khó lƣờng.

Ai làm bát bể cơm rơi

Đĩa nghiêng cá đổ, rã rời đôi ta. (61)

“Cá đổ” phải chăng là sự đổ vỡ trong tình yêu? Nói khác đi, đó là khi

tình yêu không còn mặn nồng nhƣ xƣa, thậm chí là sự tan vỡ . Ai nỡ lòng nào lấy sào thọc cá

Ai nỡ lòng nào lấy ná bắn chim Xứng đôi mà chẳng xứng duyên

Gái trau phận gái, trai phiền phận trai. (70)

Tình yêu vốn rất sâu nặng nhƣng cũng rất mong manh, rất dễ bị phá hỏng. Nếu con ngƣời không biết nâng niu, trân trọng thì nó sẽ nhanh chóng tuột mất. Bài ca dao nhƣ một lời nhắn nhủ những đôi lứa đang yêu: Hãy trân trọng, giữ gìn tình yêu mình đang có, hãy tìm hiểu nhau thật kỹ trƣớc khi cƣới nhau bằng không sẽ phiền lụy cả đời. Tình nghĩa vợ chồng sâu nặng, không thể chán là vứt bỏ đi. Ca dao có câu:

Đạo vợ chồng hôm ấp mai ôm Phải đâu cua cá với tôm

Khi đòi mớ nọ khi chồm mớ kia. (736)

Cá, tôm mà để thành từng mớ thì ngƣời ta hay sinh ra sự lựa chọn, đang chọn mớ này lại chuyển sang mớ khác. Đạo lí cƣơng thƣờng trong quan hệ vợ chồng thì khác, họ phải luôn bên nhau, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi và cả những đắng cay nên quan hệ vợ chồng là quan hệ gắn bó bền chặt, thủy chung. Song không phải mối quan hệ lúc nào cũng suôn sẻ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 111 Đƣơng mua mớ nọ lại chồm mớ kia

Đạo cƣơng thƣờng đoạn đoạn phân li

Chàng mà xa thiếp phen ni tại trời. (734)

Nét nổi bật trong văn hóa ứng xử đƣợc biểu hiện qua cá, tôm rõ nét, bởi

nó phản ánh đƣợc những giá trị đạo đức, những cơ sở đạo lí truyền thống của ngƣời Việt Nam từ xƣa tới nay.

Trong quan hệ nam nữ, tác giả dân gian cũng lấy chuyện cá tôm để phê

phán những ai không có lập trƣờng, luôn có sự thay đổi trong việc lựa chọn bạn tình.

- Chê tôm ăn cá lù dù

Chê thằng ỏng bụng, lấy thằng gù lƣng (758) - Còn duyên kén cá chọn canh

Hết duyên rốc đực cua kềnh cũng vơ (473) Chính sự kén chọn thái quá đó đã dẫn đến kết quả không nhƣ mong đợi. Đây cũng là nguyên nhân tan vỡ hạnh phúc lứa đôi.

Trong tất cả các mối quan hệ của con ngƣời thì quan hệ nam nữ là quan hệ phức tạp nhất. Nhân dân lao động tôn trọng và ngợi ca tình yêu trong sáng, lành mạnh, thủy chung bao nhiêu thì phê phán thói lẳng lơ, không đoan chính, không đàng hoàng bấy nhiêu và thƣờng gọi những con ngƣời có tính cách này bằng cái tên: phƣờng trăng gió, thói trăng hoa. Chẳng hạn nhƣ câu ca dao sau:

Thôi đừng bắt cá hai tay

Cá thì xuống bể, chim bay về ngàn (1227) Hình ảnh cá trong “bắt cá hai tay” mang ý nghĩa ẩn dụ, là sự phụ tình,

ăn ở hai lòng của ngƣời con trai, có ngƣời này nhƣng vẫn muốn có ngƣời kia. Trong tình yêu không có cô gái nào chịu đƣợc cảnh này. Tệ hại hơn, có những chàng trai coi chuyện tình cảm nhƣ trò đùa, trò chơi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 112 Đặng, không anh cũng giỡn một hồi cùng em. (1007)

Cá, hình ảnh về một chàng trai không đứng đắn, thiếu nghiêm túc trong

tình yêu. Gặp đƣợc ngƣời con gái đẹp là giở trò ong bƣớm.

Tất cả những từ ngữ chỉ cá trong “kén cá chọn canh”, “bắt cá hai tay”, “cá gặp mồi” đều có chung ý nghĩa biểu trƣng tính dục, thói trăng hoa, thiếu

đứng đắn, không nghiêm túc trong quan hệ nam nữ.

Ở một mối quan hệ khác, quan hệ vợ chồng nhiều khi cũng lỏng lẻo. Quan niệm: “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng”

trong xã hội phong kiến đã tạo điều kiện cho ngƣời đàn ông vƣớng vào phƣờng trăng gió.

Chị gì bới tóc cánh tiên

Chồng chị đi cƣới một thiên cá mòi Không tin mở hộp ra coi

Rau răm ở dƣới cá mòi ở trên. (586)

Cá mòi là loài cá nhỏ, kiếm sống nơi nƣớc sâu, thƣờng ăn rong rêu, trứng cá và các loài tôm tép nhỏ. Trong câu ca dao trên, hình ảnh cá mòi khiến chúng ta liên tƣởng tới ngƣời thứ ba xen vào giữa cặp vợ chồng. Mặc dù ngƣời vợ rất xinh đẹp, đảm đang nhƣng ngƣời chồng vẫn ra ngoài tìm kiếm ngƣời phụ nữ khác. Ngƣời chồng không còn chung thủy, yêu thƣơng ngƣời vợ đã cùng nhau gối ấp tay kề. Ý thức đƣợc việc làm xấu xa đó, đôi khi ngƣời con trai, ngƣời chồng tự trách mình.

Ta thƣơng mình lắm mình ơi

Cá chết vì mồi khốn nạn đôi ta (2045)

Tính cách lả lơi, không nghiêm túc, bội bạc trong quan hệ nam nữ, quan hệ vợ chồng chính là nguyên nhân làm tan vỡ hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình. Bởi vậy, tác giả dân gian có ý khuyên răn con ngƣời không nên làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 113 những việc trái với đạo lý truyền thống. Tục ngữ cũng có câu: Ăn cá bỏ lờ với ý nghĩa phê phán những kẻ bạc tình, bạc nghĩa.

Dải nghĩa biểu trƣng của từ ngữ chỉ cá, tôm trong ca dao tục ngữ rất

phong phú, đặt biệt là hình ảnh chỉ cá và tên gọi các loài cá. Hình ảnh này có khả năng bao hàm trong nó một phạm vi hiện thực của đời sống, có khả năng gợi những trƣờng liên tƣởng mạnh hơn trong đời sống tâm lí – văn hóa ứng xử và trở thành quan điểm đạo đức đúng đắn làm nên nét đẹp trong lối sống ngƣời Việt xƣa nay.

Tóm lại, cá tôm với nét nghĩa biểu trƣng cho tính dục (quan hệ nam nữ)

đã thể hiện quan điểm về đạo đức, lối sống, cách ứng xử của nhân dân lao động. Tác giả dân gian thay lời nhân dân lao động khẳng định, ngợi ca và đề cao quan hệ ái ân vợ chồng son sắt thủy chung, đồng thời phê phán, lên án mối quan hệ nam nữ bất chính, thói trăng hoa, ong bƣớm của những ngƣời có tính cách lả lơi, thái độ thiếu nghiêm túc, đứng đắn, sống buông thả chỉ biết cho mình mà không biết cho ngƣời.

3.3. Một vài so sánh về nghĩa biểu trƣng giữa từ ngữ, hình ảnh cá, tôm với các loài động vật thủy sinh khác trong ca dao, tục ngữ ngƣời Việt

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ việt nam (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)