Cá, tôm biểu trƣng cho tình yêu

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ việt nam (Trang 97)

C V (362) 3, Vàng bạc có giá, tôm cá // theo buổi chợ.

3.2.2.2.Cá, tôm biểu trƣng cho tình yêu

b. So sánh hai dòng: Kiểu so sánh này chỉ có ở ca dao So sánh song hành, dòng lục và dòng bát tƣơng ứng nhau.

3.2.2.2.Cá, tôm biểu trƣng cho tình yêu

Từ ngữ chỉ cá, tôm trong ca dao tục ngữ không chỉ gắn với ý nghĩa biểu trƣng cho sức mạnh, ngƣời đàn ông… mà còn biểu trƣng cho tình yêu lứa đôi. Sức mạnh của ngƣời đàn ông sẽ khuấy động, thúc giục niềm khao khát yêu đƣơng ở ngƣời phụ nữ. Tâm lý muốn quay về với bến bờ hạnh phúc luôn mạnh hơn, ám ảnh hơn, rút ngắn khoảng cách hai ngƣời trong thế giới duyên tình. Cũng do mối tƣơng quan hiện thực giữa cá - nƣớc, trong ca dao tục ngữ những biến thể sóng đôi: cá - nƣớc; cá nƣớc - chim trời thƣờng có liên tƣởng đến sự tƣơng hợp lứa đôi, đồng thời cũng biểu thị đời sống phóng túng, tự do không bị ràng buộc bởi những giới hạn thông thƣờng.

- Lạ lùng ƣớm hỏi nhau chơi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 98 - Gặp anh hỏi thiệt đôi lời

Ai đào sông cho cá lội, ai bẻ nạng chống trời cho chim bay (1004) - Hai ta xin gá tiếng trao lời

Dƣới sông con cá lội, trên trời con chim bay (2284) Hình ảnh cá xuất hiện trong ca dao nói về tình yêu chiếm số lƣợng lớn

nhất, qua thống kê số liệu chúng tôi thấy có tới hơn một trăm lần chúng đƣợc nhắc tới với ý nghĩa biểu trƣng cho tình yêu lứa đôi. Có khi là tình yêu mới vừa chớm nở, khi là tình yêu bền chặt thuỷ chung son sắt hay cũng có khi là tình yêu ngang trái chia ly.

Đến đây tận thuỷ xa ngƣ Hỏi rằng cá đã vào lừ ai chƣa?

Con cá đợi gió chờ mƣa

Trời chƣa phong vũ, cá chƣa vào lừ (806)

Hình ảnh cá ở đây không mang nghĩa thực, nghĩa biểu vật mà đã đƣợc

chuyển hoá theo phƣơng thức ẩn dụ. Cá là hình ảnh ẩn dụ cho ngƣời con gái chƣa chồng, ở hai câu trên tác giả dân gian mƣợn hình ảnh cá để gửi gắm tình cảm của ngƣời con trai với ngƣời con gái. Một câu hỏi xa xôi nhƣng cô gái đã hiểu và đồng cảm, ở hai câu sau là lời đáp lại. Hình ảnh cá “đợi gió chờ mưa” nghĩa là cô gái vẫn chƣa yêu ai và chàng trai có thể bày tỏ tình cảm.

Đến đây nƣớc thẳm non cao

Chim đôi cá lứa, lẽ nào chẳng vui (809)

Trên thực tế, rất ít khi cá bơi dƣới nƣớc chỉ có một con mà phải từ một đôi trở lên. Hình ảnh “cá lứa” ở câu ca dao trên hàm ý đến hạnh phúc của đôi trai gái. Ngƣời con trai và ngƣời con gái đến tuổi trƣởng thành tự biết kiếm tìm hạnh phúc cho riêng mình. Tục ngữ có câu: “Cá lứa chim đàn” cũng là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 99 Nói tới tình yêu đôi lứa là nói tới sự tự nguyện và cả sự ràng buộc, ngay cả khi họ là cặp đôi hạnh phúc.

- Từ ngày thiếp bén duyên chàng

Dạ nhƣ con cá trích mắc vào lƣới xƣa (1979) - Cá cắn câu biết đâu mà gỡ

Chim vào lồng biết thủa nào ra (2169) - Vì chuôm cho cá bén đăng

Vì tình nên phải đi trăng về mờ (2325)

“cá mắc lưới”, “cá cắn câu”, “cá bén đăng”… thƣờng mang ý nghĩa

khái quát, luôn bền vững ở mọi hoàn cảnh, hàm ý chỉ ngƣời con gái đã có nơi có chốn.

Trong tình yêu, cá trở thành đối tƣợng để nhớ, để thƣơng và cả sự ngóng trông, chờ đợi.

- Cá sầu ai cá chẳng quật đuôi

Nhƣ lan sầu huệ, nhƣ tôi sầu chồng (319) - Dầu trời dầu đất phân chia

Đôi ta nhƣ cá dƣới đìa đừng xa (2081) Nỗi niềm của ngƣời con gái khi yêu lúc vui vẻ, lúc buồn sầu là điều dễ hiểu. Hình ảnh cá ở trên diễn tả tâm trạng của ngƣời con gái khi xa ngƣời yêu. Đó là cảm xúc rất đẹp và đúng với tâm lý của bao thế hệ các cô gái. Đó cũng là niềm khao khát tình yêu hạnh phúc mà các cô muốn nhắn nhủ đến ngƣời bạn tình. Nhƣ vậy, cá biểu trƣng cho sự gắn bó thuỷ chung trong tình yêu, dù cách trở đôi nơi nhƣng tình cảm của đôi trai gái rất bền chặt.

- Biển sâu cá lội mất tăm

Dầu chờ dầu ngóng trăm năm cũng chờ Sông sâu cá lƣợn lờ lờ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 100 - Sông dài cá nhỏ lƣới thƣa

Phải duyên chồng vợ ngàn năm em cũng chờ (1842) Hình ảnh cá còn mang nghĩa biểu trƣng cho sự chờ đợi dù có bị ngăn cách nhƣng trái tim họ vẫn luôn hƣớng về nhau, cho dù sự chờ đợi là không có giới hạn, dù tuổi xuân có trôi đi theo thời gian.

Tuy nhiên, trong tình yêu không phải không có những trắc trở cùng sự nuối tiếc khi tình yêu không thành.

- Vì ai cách trở giang biên

Cá sầu không lội, chim phiền không bay (2319) - Bấy lâu cách liễu trở đào

Chim trong lồng chim thảm, cá dƣới ao cá sầu (2278) Hình ảnh cá sống trong tâm trạng sầu muộn nên lời than thân của cô gái

nghe thật đáng thƣơng. Để an ủi lòng mình, cô gái tự nhủ: Cá bã trầu ăn bọt thia thia

Đôi ta thƣơng chắc phân chia tại trời (314)

Tác giả dân gian đã mƣợn hình ảnh cá bã trầu để diễn tả tình cảnh của

ngƣời con gái sống trong cô đơn, chờ mong. Mỗi câu ca dao đều gắn với một tâm trạng, một nỗi niềm của ngƣời con gái và ẩn chứa niềm khao khát có đƣợc một tình yêu bình dị, chân thành và vĩnh cửu.

Trong ca dao tục ngữ, cặp hình ảnh cá - nƣớc luôn sóng đôi bên nhau Bấy lâu lên đến sông Tân

Muốn tìm cá nƣớc phải tìm trời mƣa Tiếc công anh đắp đập be bờ

Để ai quảy đó, đem lờ đến đơm (261)

Hình ảnh cá trong câu ca dao gắn với nỗi niềm của chàng trai đang than thân trách phận mình. Chàng trai mất công tìm kiếm, vun đắp, đến ngày thu hoạch thì cá (ở đây để chỉ ngƣời con gái) lại vào tay ngƣời khác. Nhƣ vậy nỗi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 101 niềm của chàng trai đƣợc gửi gắm qua hình ảnh cá biểu trƣng cho tình yêu không thành, nỗi niềm đó lại không biết chia xẻ cùng ai.

- Tâm sự này biết tỏ cùng ai

Biết đâu cá nƣớc, chim trời là đâu (267) - Cá dƣới dào dóng nƣớc trƣơng vi

Tình đây nghĩa đó không thành chi cũng buồn (318) Để diễn tả trạng thái chờ đợi, ngóng trông của chàng trai khi yêu, tác giả dân gian đã mƣợn hình ảnh con cá đối.

Nƣớc lên con cá đối theo lên Nƣớc rặc con cá đối nằm trên miệng bờ

Thƣơng con cá kia khỏi nƣớc chịu khô

Thƣơng cho anh những trông chờ uổng công (1516) Và hình ảnh đó đã khắc sâu hơn tâm trạng cô đơn, đáng thƣơng của nhân vật trữ tình.

Cặp hình ảnh sóng đôi cá - nƣớc đƣợc dùng để biểu trƣng cho tình yêu lứa đôi, mặc dù tình yêu đó đã trải qua bao sóng gió và cả sự chia li nhƣng nỗi khát vọng về tình duyên lứa đôi vẫn không bao giờ cạn. Cá - nƣớc còn là cặp biểu trƣng cho khát vọng tình nghĩa vợ chồng thuỷ chung son sắt.

Đầu rồng mà gối tay tiên Ƣớc gì tay ấy gối lên đầu này

Đầu ấy mà gối tay này

Nhƣ chim loan phƣợng ấp cây ngô đồng Một mai nên vợ nên chồng

Nhƣ cá gặp nƣớc nhƣ rồng gặp mây. (2309)

Bên cạnh đó, cặp hình ảnh cá nƣớc - chim trời không chỉ xuất hiện với nghĩa chỉ sự gắn bó mà còn biểu trƣng cho những bất trắc trong tình yêu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 102 - Thiếp đây khác thể chim trời

Chàng nhƣ cá nƣớc biết mấy đời gặp nhau (547) - Anh mong gửi cá cho chim

Chim bay ngàn dặm, cá chìm biển đông (131)

Và hình ảnh cá - chim còn đƣợc dùng để nói về sự biểu hiện của tình yêu phụ bạc.

- Con cá ham mồi lạ quên khúc sông dài

Con chim ham cảnh lạ, đứng hót hoài nhành cây (1063) - Than ôi tăm cá bóng chim

Biết đâu đƣờng lối mà tìm hỡi ai (788) - Trách ai đặng cá quên nơm

Đặng chim bỏ ná quên đi hận thù (2136) Tục ngữ cũng có câu: Ai ngờ lòng chim dạ cá (47) hàm nghĩa chỉ những

kẻ xấu xa, bạc tình, bạc nghĩa.

Hình ảnh cá trong những câu ca dao, tục ngữ trên đều mang nghĩa biểu

trƣng cho tình yêu không thành của lứa đôi, có khi từ phía cô gái và cũng có khi từ phía chàng trai. Chính vì vậy, biểu trƣng cá trong ca dao còn đƣợc hiểu theo một góc nhìn khác đó là tình yêu ngang trái, chia li; tình yêu phụ bạc.

Cá, biểu trƣng cho tình yêu hạnh phúc hay tình yêu ngang trái chia li, bội bạc đều đƣợc ngƣời nghệ sĩ dân gian gửi gắm trong ca dao, tục ngữ. Những câu, những bài ca trên là nỗi niềm, lời chia sẻ, đồng cảm với những ai ở trong hoàn cảnh không may mắn. Qua đó cũng thể hiện khát vọng của nhân dân lao động về một tình yêu hạnh phúc.

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ việt nam (Trang 97)