Trong cuốn Văn học dân gian, tác giả Đinh Gia Khánh (Chủ biên) có
viết: “Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có ý nghĩa hàm súc, do nhân dân
lao động sáng tạo ra và lưu truyền qua nhiều thế kỷ” [37] .
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan định nghĩa: “Tục ngữ là những câu tự nó
diễn đạt trọn vẹn một ý, một kinh nghiệm, một luân lý, có khi là một sự phê phán” [53] .
Theo Từ điển tục ngữ và thành ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân thì: “Tục ngữ là những câu hoàn chỉnh, có ý nghĩa trọn vẹn, nói lên một nhận xét về tâm lý, hoặc một lời phê phán, khen hay chê hoặc một câu khuyên nhủ, hoặc một nhận thức tự nhiên hay xã hội”. Ví dụ: Ở hiền gặp lành; Ác giả ác báo;
Đói cho sạch rách cho thơm…
Để có một ý niệm về tục ngữ làm cơ sở cho việc nghiên cứu, chúng tôi căn cứ vào định nghĩa sau: Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian mà chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm, tri thức dưới hình thức câu nói ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu, hình ảnh, dễ nhớ dễ truyền [26] .
1.4.1.5. Tục ngữ và ca dao
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, những câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích đƣợc thể hiện trong khuôn khổ một dòng thì không ai nhầm lẫn với ca dao.
VD:
- Có công mài sắt có ngày nên kim. - Hết nạc vạc đến xƣơng.
Nhƣng có một bộ phận văn bản tục ngữ và ca dao giống nhau về hình thức thể hiện. Những câu tục ngữ cũng có thể gồm 14 tiếng phân bố trên hai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 dòng thơ thì tính tục ngữ của nó ít nhiều bị giảm đi và xét trên toàn cục, tính ca dao lại tăng lên. Nhƣng những lời nhƣ thế thì không thể gọi là ca dao vì đơn thuần là những câu dự báo thời tiết hay kinh nghiệm xã hội.
VD: - Chuồn chuồn bay thấp thì mƣa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
- Chê tôm lại ăn phải tôm Chê rau muống luộc lại ôm dƣa già.
Tuy nhiên, sự nhập nhằng khó phân định ở những lời có nội dung nhân sinh là điều khiến chúng ta phân vân. Ca dao cũng có những câu mang tính khái quát cao không kém tục ngữ, có thể mở rộng nhƣ những câu tục ngữ.
VD:
- Nghèo hèn giữa chợ ai chơi Giàu sang hang núi có ngƣời đến thăm.
- Ngƣời đời ai khỏi gian nan Gian nan có thuở thanh nhàn có khi. Và có những lời ca dao lấy chất liệu từ tục ngữ:
- Ai ơi chẳng chóng thì chầy Có công mài sắt có ngày nên kim - Tiếng đồn quán rộng lòng thƣơng
Hết nạc thì vạc đến xƣơng còn gì
Tuy nhiên, số lƣợng những câu ca dao và tục ngữ tƣơng tự nhau trong thực tế không nhiều, song sự có mặt của chúng cũng đủ làm cho ranh giới giữa tục ngữ và ca dao đôi khi bị nhạt nhòa. Vì thế nên xác định rằng sáng tác bằng hình thức thể thơ, đặc biệt là thể thơ lục bát, không chỉ là địa hạt riêng của ca dao mà còn có ở tục ngữ. Tuy nhiên, tục ngữ là thể loại tự sự dân gian, nhằm phổ biến kiến thức, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, đƣa ra những lời răn dạy nhận xét, kết luận một vấn đề đã qua kiểm chứng. Còn ca dao chủ yếu là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 thể loại trữ tình nhằm bộc lộ tình cảm. Tác giả Hoàng Tiến Tựu cho rằng:
“Tục ngữ thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan, còn ca dao thiên về tình cảm… khi chúng được dùng theo phương thức nói – luân lí thì chúng là tục ngữ, còn khi dùng theo phương thức hát – trữ tình thì chúng là ca dao” [63]. Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu thì ca dao dùng để hát, tục
ngữ dùng khi nói; ca dao nặng về tình cảm, tục ngữ nặng về lí trí; ca dao gắn liền với diễn xƣớng, tục ngữ gắn liền với những câu nói hàng ngày.
Về quy mô cấu trúc lời, đa số những câu tục ngữ là 4 đến 6 tiếng, còn ca dao văn bản ngắn nhất cũng là 14 tiếng. Số lời tục ngữ có 14 tiếng không nhiều và chỉ có vần lƣng, có vần chờ nhƣng là chờ ở vần chân, rất ít văn bản tục ngữ có trên 14 tiếng, trong khi đó ca dao cũng có vần chờ đối với văn bản hai dòng nhƣng khả năng biến vần chờ thành vần chân là hiện thực và có khả năng kéo dài ra trên 14 tiếng.