Nghệ thuật tục ngữ

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ việt nam (Trang 32)

* Vần điệu và sự hòa đối trong tục ngữ Việt

Phần lớn tục ngữ Việt đều có vần, bao gồm vần liền nhau hoặc cách nhau, vần ở tiếng trắc hoặc tiếng bằng. VD: Ăn chắc, mặc bền ; Bút sa, gà chết…

Có những câu tục ngữ dài, các vần bằng trắc đƣợc sử dụng xen kẽ nhau rất linh hoạt.

VD:

Của làm ra để trên gác, của cờ bạc để ngoài sân, của phù vân để ngoài ngõ. Vần giống nhƣ chất keo, kết dính các từ lại với nhau, góp phần làm cho tục ngữ bền vững, khó bị tan vỡ. Tuy vậy, vần cũng chỉ là yếu tố hỗ trợ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 còn yếu tố chủ yếu, quyết định sự bền chặt, vững chắc của tục ngữ là ý và sau đó là nhịp điệu. Vì thế, nhiều câu tục ngữ không có vần nhƣng vẫn tồn tại lâu dài.

VD: Người là vàng, của là ngãi ; Đời cha ăn mặn, đời con khát nước… Nhịp điệu là cái không thể thiếu trong tục ngữ. Cách ngắt nhịp trong tục ngữ Việt rất đa dạng. Phần lớn, sự ngắt nhịp trong tục ngữ Việt tƣơng ứng với sự ngắt ý, tạo ra sự hòa đối cả về nội dung lẫn hình thức, cả nhịp điệu, lẫn ý tứ.

VD: Tre già măng mọc ; Rau nào sâu ấy…

Ngắt nhịp không chỉ có tác dụng ngừng nghỉ để lấy hơi, lấy giọng mà còn có tác dụng nhấn mạnh ý (ngắt ở từ nào tức là có ý nhấn mạnh từ ấy). Sự hòa đối trong tiếng Việt không chỉ có nghĩa là hài hòa và cân đối một cách đơn giản, đơn điệu bởi vì, có khi đối cân có khi đối không cân.

VD: - Nước chảy đá mòn (đối cân)

- Đẹp như tiên, không tiền cũng ế (đối lệch) * Hình thức của tục ngữ

Ngắn là đặc điểm nổi bật nhất xét về mặt hình thức của tục ngữ. Bởi vì nhân dân ta làm ra tục ngữ có mục đích tổng kết kinh nghiệm, tri thức cho bản thân mình; do đó họ cần phải và có thể nói ngắn, nói ngắn đến mức tối đa. Trong tục ngữ Việt, đại đa số là những câu tục ngữ ít lời nhiều ý (phổ biến là những câu tục ngữ từ bốn đến tám âm tiết). Còn số ít là những câu nhiều lời lại ít ý, lời càng dài ra thì ý càng thu hẹp lại.

VD: Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa.

Có những câu tục ngữ dài (thƣờng là kết cấu lục bát) thì tính tục ngữ của nó ít nhiều bị giảm đi và tính ca dao lại tăng lên.

VD: Ở sao cho vừa lòng người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ việt nam (Trang 32)