Về nghĩa biểu trƣng của tên gọi các loài động vật thủy sinh khác trong ca dao, tục ngữ ngƣời Việt

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ việt nam (Trang 116)

C V (362) 3, Vàng bạc có giá, tôm cá // theo buổi chợ.

3.3.2.Về nghĩa biểu trƣng của tên gọi các loài động vật thủy sinh khác trong ca dao, tục ngữ ngƣời Việt

b. So sánh hai dòng: Kiểu so sánh này chỉ có ở ca dao So sánh song hành, dòng lục và dòng bát tƣơng ứng nhau.

3.3.2.Về nghĩa biểu trƣng của tên gọi các loài động vật thủy sinh khác trong ca dao, tục ngữ ngƣời Việt

Khảo sát kho tàng ca dao, tục ngữ ngƣời Việt, chúng tôi nhận thấy, thế giới động vật thủy sinh xuất hiện rất phong phú. Ngoài từ ngữ chỉ tên gọi cá tôm đã nêu ra ở trên, chúng tôi còn thấy sự xuất hiện của một số loài khác, bao gồm các loài giáp xác nhƣ: cua, ốc…; các loài lƣỡng cƣ: ếch, nhái, ễnh ƣơng và các loài nhuyễn thể: đỉa, hến…

Các từ ngữ biểu thị các sinh vật này có phạm vi biểu vật hẹp hơn, mang ý nghĩa biểu vật cụ thể hơn. Ý nghĩa biểu trƣng của các từ ngữ chỉ tên gọi các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 117 loại vật này cũng giới hạn chủ yếu trong phạm vi quan hệ đẳng cấp và tâm lí, lối ứng xử của văn hóa dân gian trong quan hệ này.

- Bao giờ cho đến tháng ba

Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng (227) - Ếch kêu dƣới đám tre xanh

Dƣợng mà lấy cháu sao đành bụng cô (992)

Các biến thể biểu thị loài lƣỡng cƣ: ếch, nhái… còn có một phạm vi biểu trƣng rất riêng: biểu thị hình thể và đời sống tâm lí của con ngƣời. Các loài này hầu hết sống trong hang hay núp dƣới bụi cỏ, đám cây. Sự di chuyển của chúng không nhanh nên dễ bị các loài khác tìm bắt. Từ đặc điểm đó, chúng ta có thể liên tƣởng hình ảnh con ngƣời trong cuộc đời: đó là những con ngƣời có số phận bất hạnh, cảnh đời đáng thƣơng. Ý nghĩa biểu trƣng này đƣợc tạo nên do nhiều quan hệ liên tƣởng trong đời sống tâm lí văn hóa của ngƣời Việt. Một trong những đặc điểm quan trọng của các loài sinh vật này có khả năng gợi dẫn những ý nghĩa biểu trƣng là sự tƣơng đồng - mang tính giễu nhại trong hình thù của loài ếch, nhái trong quan hệ với hình thể con ngƣời. Vì thế nếu con ngƣời đƣợc xem nhƣ là đạt tới sự hoàn chỉnh của sự tồn tại thì loài ếch, nhái với hình thù na ná nhƣ ngƣời, là sự bất xứng của sự tồn tại. Cũng bởi thế, trong xã hội những con ngƣời có thân phận thấp, nhút nhát luôn nấp sau kẻ khác đều đƣợc xem nhƣ loài lƣỡng cƣ này. Tục ngữ có câu: Ếch ngồi trong hang còn lo chết hay Mắt giương như mắt ếch. Thành ngữ dân gian cũng có những câu nói về sự không tƣơng xứng của con ngƣời qua hình ảnh ẩn dụ so sánh Người như con nhái bén hay Mặt trơn như đít nhái…. Nhắc tới những loài vật này, tác giả dân gian muốn lên tiếng phê phán những kẻ nhút nhát, hèn kém nhƣng lại trơ tráo.

Bên cạnh đó, trong đời sống tâm lí, văn hóa của ngƣời Việt, nhất là ở vùng nông thôn, âm thanh của loài ếch, nhái là rất quen thuộc, nó hiện diện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 118 trong tâm lí, tiềm thức của con ngƣời và trở thành một tín hiệu đặc thù. Tục ngữ có câu: Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước. Tiếng kêu ấy báo hiệu

cho con ngƣời về một hiện tƣợng tự nhiên: Trời sắp mƣa (bão lũ). Và sau nữa, tiêng kêu triền miên không dứt, tiếng nọ gọi tiếng kia của loài ếch, nhái thƣờng vọng về ban đêm bao trùm lên không gian và thời gian sống của ngƣời Việt. Những âm thanh ấy nhƣ những tiếng kêu đau đớn, ai oán, thƣờng gợi cho ngƣời ta nỗi buồn của tình yêu đôi lứa không đƣợc toại nguyện.

- Cóc chết bao thuở nhái sầu

Ễnh ƣơng lớn tiếng nhái bầu dựa hơi (418) - Chiều chiều én liệng bờ kênh

Ếch kêu giếng loạn thảm tình đôi ta (594) - Nhái kêu rầu rĩ dƣới mƣơng

Thiếp đà an phận, còn thƣơng nỗi chàng (1636)

Hình ảnh cóc, ếch, nhái, ễnh ƣơng ẩn dụ cho tình cảnh đau thƣơng của con ngƣời, đặc biệt là ngƣời phụ nữ. Đó là nỗi cô đơn, sầu muộn, trống vắng của ngƣời đi kẻ ở, kẻ mất ngƣời còn. Do vậy mà tiếng kêu của chúng nghe thật thảm thƣơng, gieo vào lòng ngƣời một cảm giác nhói đau.

Những nét tâm lí - văn hóa ấy còn đƣợc chuyển hóa và thẩm thấu vào thơ ca Việt Nam một cách tự nhiên qua âm thanh của tiếng ếch kêu.

Vẳng nghe tiếng ếch bên tai Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò

- Trần Tế Xƣơng -

Mặt khác, âm thanh của loài ếch, nhái… còn trở thành hình ảnh ẩn dụ của ngôn ngữ cộng đồng trong ca dao, đó là tiếng kêu la, tiếng khóc than trong cảnh tang gia bối rối, trong nỗi bất hạnh của kiếp ngƣời bé mọn, cùng quẫn, túng bách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 119 Cóc chết bỏ nhái mồ côi

Chẫu ngồi chẫu khóc: chàng ôi là chàng Ễnh ƣơng đánh lệnh đã vang

Tiền đâu mà trả nợ làng ngóe ơi? (418)

Bài ca dao với sự xuất hiện của các loài cóc, chẫu (chẫu chàng), ễnh ƣơng, ngóe đã phản ánh đƣợc bộ mặt của xã hội xƣa. Cảnh ngƣời sống đóng thuế cho ngƣời chết đã thành lệ, không phải là chuyện huyễn hoặc mà là chuyện có thật trong đời sống của ngƣời dân lao động. Vì thế mà tác giả dân gian muốn qua đó để lên tiếng kêu than và cảm thƣơng cho số phận bất hạnh của những ngƣời thấp cổ bé họng.

Nói đến loài động vật thủy sinh chúng ta còn nhắc đến hình ảnh con cua, con ốc. Tần số xuất hiện của loài giáp xác này trong ca dao, tục ngữ cũng tƣơng đối nhiều. Điều này không phải là ngẫu nhiên mà chính là qua hình ảnh của các loài này, tác giả dân gian muốn ngầm ẩn một điều gì đó để biểu trƣng cho cuộc đời của con ngƣời. Ca dao, tục ngữ đều nói đến cảnh ngộ nghèo khó của ngƣời nông dân.

- Con vua thì lại làm vua

Con nhà kẻ khó bắt cua tối ngày (470) - Vì chàng thiếp phải bắt cua

Những nhƣ thân thiếp thiếp mua ba đồng Vì chàng thiếp phải long đong

Những nhƣ thân thiếp cùng xong một bề (2324)

Hình tƣợng cua, ốc,… xuất hiện trong ca dao, tục ngữ không còn là những lời nói bông đùa, nói chơi mà là lời than thân trách phận của những kiếp ngƣời long đong nghèo khó. Bằng lối so sánh ẩn dụ, tác giả dân gian đã đƣa ta đến một liên tƣởng sâu xa trong đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời Việt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 120 Trong cuộc sống hàng ngày, ngƣời dân lao động cải thiện đời sống bằng việc mò cua, bắt ốc… song “bắt cua” là một việc làm không dễ dàng lại phải diễn ra trong những thời điểm khó khăn (ban trƣa hoặc tối trời) nên ngƣời bắt hay câu phải rất gian nan mới có đƣợc nó. Nhƣng điều đáng nói hơn là giá trị của nó lại không đƣợc nâng niu, trân trọng khi đƣợc chuyển hóa từ con vật sang con ngƣời.

Còn duyên kén cá chọn canh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hết duyên rốc đực, cua kềnh cũng vơ (475)

“con cua” đƣợc nói đến trong câu ca dao ẩn dụ cho những ngƣời mang thân

phận thấp kém, quá lứa lỡ thì. Và cũng để chỉ sự kém cỏi, không may mắn của con ngƣời trong cuộc đời.

Ngày xƣa em trắng sao rày em đen Bởi chƣng em lấy chồng hèn

Mò cua bắt ốc em đen thế này. (2179)

Hình ảnh “ốc” hay “cua” đƣợc nhắc đến trong ca dao biểu trƣng cho số phận hẩm hiu của con ngƣời. Đặc biệt là thân phận của ngƣời phụ nữ. Hơn nữa đã mang phận ốc, thì không thể có sức mạnh để chống chọi hay trợ giúp cho kẻ khác. Tục ngữ có câu: Ốc chẳng mang nổi mình ốc còn mang cọc cho

rêu càng thể hiện rõ vai trò thấp kém của loài này trong cuộc sống tự nhiên.

Nhƣ vậy, những đặc điểm bản thể của các loài động vật thủy sinh là cơ sở quan trọng để gợi liên tƣởng, tƣởng tƣợng cho con ngƣời, đƣa dẫn đến những ý nghĩa biểu trƣng tƣơng đối bền vững trong tâm lí văn hóa cộng đồng. Đồng thời những đặc điểm này cũng đƣợc phản ánh khá rõ trong ca dao, tục ngữ để thể hiện tƣ tƣởng tình cảm, tâm tƣ nguyện vọng của ngƣời dân lao động trong xã hội xƣa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 121

Tiểu kết

Các nội dung phân tích ở trên đã cho thấy nghĩa biểu trƣng của hình ảnh cá, tôm trong ca dao, tục ngữ một mặt kế thừa các hƣớng nghĩa cơ bản của cá tôm ở bình diện đời sống văn hóa, mặt khác là sự sáng tạo các hƣớng nghĩa, ý nghĩa mới. Tuy nhiên, các hƣớng phát triển nghĩa của tên gọi các loài cá tôm không tồn tại một cách riêng lẻ, rời rạc mà có mối quan hệ với nhau một cách chặt chẽ. Cá, tôm là hai loài động vật dƣới nƣớc nhƣng hoàn cảnh sống của chúng khác nhau nên nghĩa biểu trƣng của cá khác tôm. Cá biểu trƣng cho sức mạnh của ngƣời đàn ông sẽ đánh thức trái tim tình yêu ở ngƣời phụ nữ. Bởi vậy ngoài nghĩa biểu trƣng cho sức mạnh, tính nam thì cá còn biểu trƣng cho tính dục (quan hệ nam nữ) và tình yêu hôn nhân. Còn tôm thì với hình dạng nhỏ, thân mềm và thƣờng bị những loài vật khác ăn thịt nên hình ảnh tôm

thƣờng mang ý nghĩa chỉ những ngƣời bé nhỏ, thuộc tầng lớp thấp cổ bé họng, luôn sống cam chịu, nhẫn nhịn và điều đó càng khiến họ lâm vào cảnh đời gian truân bất hạnh. Tuy nhiên, dù ở hƣớng nghĩa cơ bản hay cụ thể thì hình tƣợng cá, tôm vẫn đƣợc phản ánh một cách tinh tế và sâu sắc những cung bậc tình cảm, tâm trạng, triết lý nhân sinh cũng nhƣ cuộc đời, thân phận, nếp cảm, nếp nghĩ của ngƣời bình dân xƣa và đƣợc phản ánh khá rõ trong ca dao, tục ngữ. Tìm hiểu và khám phá biểu trƣng ngôn ngữ nghệ thuật của các loài động vật thủy sinh nói chung và tên gọi các loài cá tôm nói riêng là một cách nhìn lại và hƣớng về quá khứ xa xƣa để lắng nghe và thấu hiểu những tâm tƣ tình cảm của từng cảnh đời… của ngƣời dân Việt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 122

KẾT LUẬN

Từ việc nghiên cứu lớp từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ ngƣời Việt, chúng tôi đi đến những kết luận sau:

1. Ca dao, tục ngữ là những thể loại của văn học dân gian, có lịch sử lâu đời và sức sống mãnh liệt, trƣờng tồn theo thời gian. Hai thể loại này nói nhiều đến thiên nhiên, đến tình duyên, đến gia đình, đến lao động và sản xuất. Cuộc sống thƣờng ngày vốn giản dị, bình lặng, nhiều cực nhọc, lam lũ nhƣng cũng có nhiều điều thú vị đã trở thành nguồn tƣ liệu không thể vơi cạn, là mảnh đất màu mỡ cho những lời ca dao, tục ngữ nảy nở. Tục ngữ đƣợc cấu tạo trên cơ sở thực tế, do lí trí nhiều hơn cảm xúc, tƣ tƣởng biểu hiện trong tục ngữ là tƣ tƣởng cô đọng đƣợc rút ra từ cuộc đời. Còn ca dao chính là cây đàn muôn điệu vang lên những khúc nhạc yêu thƣơng, tình nghĩa của ngƣời dân lao động trong nhiều mối quan hệ: tình yêu giữa đôi bên nam nữ, yêu gia đình, yêu quê hƣơng đất nƣớc, yêu lao động, yêu cả thế giới tự nhiên gần gũi, quen thuộc. Bởi thế, ca dao có đặc điểm nổi bật là chất trữ tình sâu lắng. Trong các lời ca dao, tục ngữ, hình ảnh cá, tôm đƣợc nhắc đến với tần số cao ở nhiều góc độ của cuộc sống với tất cả tình cảm đằm thắm, sâu sắc. Tác giả dân gian không chỉ xem cá, tôm là nguồn thực phẩm gần gũi trong cuộc sống mà thông qua lăng kính nghệ thuật, chúng còn trở thành những nhân vật trữ tình mang nặng suy nghĩ, tâm tƣ.

2. Đi vào đặc điểm ngữ pháp của từ ngữ chỉ tên gọi loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ ngƣời Việt, chúng tôi đã xem xét đặc điểm cấu tạo tên gọi của từ ngữ có từ hai âm tiết trở lên với các loại: từ đơn, từ ghép và từ láy. Các loại đơn vị này thƣờng tồn tại ở dạng cụm danh từ. Về nguồn gốc của tên gọi, luận văn cho thấy trong tổng số 69 tên gọi loài cá, 5 loài tôm có cả hai nguồn thuần Việt và Hán Việt, trong đó chủ yếu là thuần Việt. Các tên gọi này có thể đảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 123 nhiệm nhiều chức vụ ngữ pháp khác nhau trong câu nhƣ: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ.

3. Tục ngữ, ca dao là sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thƣờng và ngôn ngữ thơ. Để tạo lập những câu ca dao, tục ngữ, dân gian đã sử dụng một cách triệt để hình thức nổi bật trong bộ mã của nghệ thuật ngôn từ truyền thống là phép so sánh tu từ. So sánh là một biện pháp tu từ rất phổ biến trong ca dao, tục ngữ. Qua nghiên cứu và phân tích tƣ liệu, luận văn đã nêu ra các cấu trúc so sánh điển hình, phổ biến nhƣ: so sánh trực tiếp, so sánh nửa trực tiếp, so sánh gián tiếp…

4. Ngoài ý nghĩa ngữ pháp, từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ ngƣời Việt còn mang ý nghĩa biểu trƣng rất lớn. Biểu trƣng cá, tôm tồn tại trên cả bình diện văn hóa, ngôn ngữ và bình diện chủ thể. Sau khi

tìm hiểu, thống kê và phân tích, chúng tôi thấy chỉ có một số lƣợng nhỏ tên gọi các loài cá, tôm xuất hiện dùng để gợi hứng, tạo khung cảnh hoặc mang nghĩa biểu vật, còn lại, đa số tên gọi các loài cá, tôm đƣợc đƣa vào với tƣ cách là nhân vật trữ tình hoặc là đối tƣợng của nhân vật trữ tình và chúng đều mang ý nghĩa biểu trƣng. Luận văn nêu ra bốn hƣớng nghĩa biểu trƣng: Cá, tôm – sức mạnh, Cá, tôm – tình yêu hôn nhân, Cá, tôm – tính nam (ngƣời đàn ông), Cá, tôm – tính dục (quan hệ nam nữ). Những ý nghĩa này đƣợc tác giả dân gian thể hiện một cách có hiệu quả qua phƣơng thức ẩn dụ và biểu tƣợng.

Có thể nhận thấy, qua các ý nghĩa biểu trƣng của hình ảnh cá, tôm trong ca dao, tục ngữ đã thể hiện rất phong phú, tinh tế, sâu sắc đời sống tình cảm, những cảnh đời, quan niệm đạo lí sống của ngƣời bình dân xƣa. Nhƣng sắc thái chủ yếu và nổi bật của hình ảnh cá, tôm trong ca dao, tục ngữ vẫn là vẻ đẹp trong tình yêu lứa đôi, sức mạnh của ngƣời đàn ông và trái tim yêu đƣơng ở ngƣời phụ nữ với niềm khát khao hƣớng tới một tình yêu, cuộc sống hạnh phúc viên mãn, vĩnh cửu. Mặt khác, khi so sánh ý nghĩa biểu trƣng của hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 124 ảnh cá, tôm với tên gọi các loài động vật thủy sinh khác trong ca dao, tục ngữ ngƣời Việt, luận văn đã cho thấy rõ một thực tế trong xã hội xƣa, đó là sự phân biệt trong mối quan hệ đẳng cấp, lối ứng xử của văn hóa dân gian trong quan hệ này. Từ việc nêu ra các ý nghĩa biểu trƣng của tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ ngƣời Việt, ta có thể cảm nhận đƣợc biết bao những tâm sự thầm kín của nhân dân lao động và qua đó cảm nhận đƣợc cái hay, cái đẹp của ca dao, tục ngữ - loại hình đặc sắc của văn học dân gian Việt Nam.

5. Đề tài luận văn nghiên cứu là một đối tƣợng rất gần gũi, thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân lao động. Dƣới góc nhìn của ngôn ngữ - văn hóa, có thể thấy rằng biểu trƣng cá, tôm còn có nhiều khía cạnh

khác có liên quan mà trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi chƣa tìm hiểu hết đƣợc. Theo hƣớng đi của đề tài, có thể tiếp tục triển khai mở rộng phạm vi

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ tên gọi các loài cá, tôm trong ca dao, tục ngữ việt nam (Trang 116)