Giám sát và hành động sửa chữa 4.1.Giám sát

Một phần của tài liệu Khảo sát quá trình sản xuất và xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm tôm tẩm bột tại Công ty TNHH Gallant Ocean Việt Nam, Khánh Hòa (Trang 95 - 98)

II. PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT

4) Giám sát và hành động sửa chữa 4.1.Giám sát

- QC phụ trách từng bộ phận có trách nhiệm giám sát việc làm vệ sinh và ghi chép vào biểu mẫu hàng ngày.

- Hàng ngày QC của bộ phận hóa nghiệm phải theo kế hoạch lấy mẫu kiểm tra tay công nhân ngay sau khi đã làm vệ sinh - khử trùng xong và phân tích vi sinh tại phòng kiểm nghiệm của nhà máy và kiểm đối chứng tại NAFIQAD 3 với tần suất 3 tháng/lần để đánh giá hiệu quả của việc làm vệ sinh và khử trùng.

- Tổ cờ đỏ phân công nhiệm vụ ở các cửa ra vào phân xưởng để giám sát việc thực hiện vệ sinh cá nhân của công nhân khi vào khu vực sản xuất, khi đi nhà vệ sinh và ghi chép biểu mẫu vệ sinh cá nhân hàng ngày.

4.2. Hành động sửa chữa

- Nếu phát hiện bất kỳ công nhân hay cán bộ khi đi vào xưởng không trang bị đầy đủ BHLĐ hoặc không thực hiện đúng quy định việc rửa - khử trùng tay thì cờ đỏ có trách nhiệm nhắc nhở và có quyền không cho vào xưởng nếu không tuân thủ đúng các quy định về BHLĐ và rửa - khử trùng tay.

- Nếu kết quả kiểm tra vi sinh tay công nhân phát hiện nhiễm vi sinh, phải tăng cường việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc vệ sinh tay công nhân trước khi vào sản xuất và sau khi đi vệ sinh.

- Sản phẩm sản xuất trong ngày xảy ra sự cố được cô lập, lấy mẫu kiểm tra vi sinh. Chỉ những sản phẩm đạt yêu cầu mới cho xuất xưởng.

5) Phân công trách nhiệm

- Công nhân ở tất cả các khu vực phải thực hiện đúng quy định trên.

- Tất cả cán bộ, công nhân trong nhà máy và khách tham quan có trách nhiệm thực hiện đúng quy phạm này.

- Ca trưởng sản xuất từng khu vực có trách nhiệm tổ chức và kiểm tra việc thực hiện quy phạm này.

- QC từng bộ phận có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy phạm này.

- Tổ cờ đỏ phân công nhiệm vụ ở các cửa ra vào phân xưởng để giám sát việc thực hiện vệ sinh cá nhân của công nhân khi vào xưởng và ghi kết quả giám sát vào biểu mẫu giám sát vệ sinh cá nhân.

- QC của bộ phận hóa nghiệm phải theo kế hoạch lấy mẫu kiểm tra tay công nhân ngay sau khi đã làm vệ sinh - khử trùng xong và kiểm vi sinh theo đúng kế hoạch phê duyệt hàng năm.

- Chủ quản sản xuất chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và duy trì quy phạm này.

6) Hồ sơ ghi chép

- Báo cáo kiểm tra vệ sinh hàng ngày (vệ sinh cá nhân của công nhân). - Biên bản ghi chép các trường hợp vi phạm.

- Kết quả kiểm tra vi sinh tay công nhân. Tất cả các hồ sơ trên được lưu trữ trong thời gian 2 năm.

Ngày…tháng…năm Người phê duyệt

SSOP6: SỬ DỤNG, BẢO QUẢN HÓA CHẤT ĐỘC HẠI

1) Yêu cầu

- Đảm bảo việc sử dụng và bảo quản hóa chất không gây hại cho sản phẩm.

2) Điều kiện thực tế của nhà máy

- Tại nhà máy có kho chứa hóa chất và vật liệu bao gói riêng, cách biệt với khu vực chế biến đảm bảo kín, thông thoáng và sạch sẽ. Các hóa chất được dán nhãn rõ ràng và bảo quản thích hợp, tách biệt với vật liệu bao gói, có người chuyên trách theo dõi xuất nhập và sử dụng hóa chất và kho có hệ thống thông gió tốt, có khóa. - Nhà máy chỉ sử dụng các hóa chất - khử trùng là chlorine của công nghệ Nhật Bản và chất tẩy rửa là xà phòng bột, xà phòng nước được các hãng trong nước sản xuất nằm trong danh mục cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

- Có quy định về nồng độ sử dụng các loại hóa chất cho từng lĩnh vực.

- Những số lượng nhỏ sử dụng trong ngày, tổ vệ sinh nhận từ kho và bảo quản trong thùng nhựa tại khu vực hóa chất của nhà máy, ngoài thùng có ghi tên hóa chất bằng tiếng việt.

- Thuốc diệt côn trùng, các loài gậm nhắm được nhân viên phòng máy phun định kỳ 03 tháng/lần, bẫy đặt chuột phải được bảo quản nghiêm ngặt trong tủ, kho có khóa.

Một phần của tài liệu Khảo sát quá trình sản xuất và xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm tôm tẩm bột tại Công ty TNHH Gallant Ocean Việt Nam, Khánh Hòa (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w