II. PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT
3) Các thủ tục cần tuân thủ 3.1 Ngăn ngừa
3.1. Ngăn ngừa
- Thường xuyên dọn dẹp làm vệ sinh trong và xung quanh phân xưởng.
- Thực hiện đúng các chế độ vệ sinh nhà xưởng theo tần suất qui định: đầu ca, giữa ca, cuối ca và khi cần thiết.
- Kiểm tra khu vực thu gom phế liệu phải trong tình trạng sạch sẽ.
- Cửa khu chứa chất thải phải được đóng kín và chất thải phải được đổ đúng nơi quy định.
- Mỗi tháng bảo trì các lưới chắn, màn chặn ở các miệng ống cống, rãnh, hố ga và ô cửa.
- Định kỳ hàng tháng thay lọ nhử côn trùng và bảo dưỡng đèn dẫn dụ.
- Hàng ngày tổ quét dọn vệ sinh phải làm sạch môi trường xung quanh, không có động vật gây hại trú ẩn hay sinh sản.
- Không cho gia súc, gia cầm vào trong khuôn viên nhà máy.
3.2. Tiêu diệt
- Có kế hoạch đặt bẫy chuột theo sơ đồ các vị trí đã lập và phun thuốc diệt côn trùng theo định kỳ đã định.
Đối với chuột
+ Đặt bẫy theo kế hoạch và sơ đồ diệt chuột đã được đề ra, bả dùng trong bẫy chuột là cá khô.
+ Công ty khuyến khích công nhân viên trong nhà máy tiêu diệt chuột cứ 30.000đ/1con chuột.
+Xác chuột bị dính bẫy được đem cho vào túi PE và cho vào túi 200 gram vôi bột rồi cột miệng túi sau đó đem chon ở khu vực dành riêng cho mai táng chuột.
+ Vệ sinh - khử trùng bẫy chuột và nơi đặt bẫy chuột bằng dung dịch chlorine 200ppm.
Đối với côn trùng (ruồi, muỗi, gián, kiến,…)
+ Phun thuốc diệt côn trùng xung quanh phân xưởng. Phun thuốc diệt côn trùng định kỳ tuần/lần.
+ Trong phân xưởng: đặt hệ thống đèn dẫn dụ côn trùng ở tất cả các lối ra vào xưởng, vào cuối ca thứ 7 hàng tuần nhân viên phòng máy sẽ thu gom xác côn ruồi, muỗi và đếm số lượng và viết biểu mẫu giám sát.
+ Đối với gián, kiến thì dùng lọ nhử để dẫn dụ và dùng bình xịt côn trùng để tiêu diệt. Chú ý: trước khi xịt phải đậy hoặc chuyển sản phẩm sang khu vực khác rồi
mới xịt.
+ Xác côn trùng được thu gom và cho vào túi PE có 200 gram vôi bột rồi cột miệng túi cho vào rác phế thải.
4) Giám sát và hành động sửa chữa
- Nhân viên phòng máy chịu trách nhiệm mỗi ngày phải đặt bẫy chuột đúng vị trí quy định và ghi vào hồ sơ theo dõi đặt bẫy chuột.
- Nhân viên phòng máy có trách nhiệm phun thuốc diệt côn trùng đúng kế hoạch. - Nhân viên phòng máy chịu trách nhiệm vệ sinh các đèn diệt côn trùng 1 lần/tuần (vào cuối ca thứ 7 hàng tuần).
5) Phân công trách nhiệm
- Nhân viên phòng máy thuộc tổ bảo trì phải thực hiện đúng quy phạm này. - Chủ quản sản xuất có trách nhiệm tổ chức thực hiện và duy trì quy phạm này.
6) Ghi chép hồ sơ
- Báo cáo kết quả đặt bẫy chuột.
- Biểu mẫu theo dõi hệ thống diệt côn trùng. - Biểu mẫu phun thuốc diệt côn trùng.
Ngày…tháng…năm Người phê duyệt
SSOP10: CHẤT THẢI
1) Yêu cầu
- Hoạt động của hệ thống thu gom, xử lý chất thải không gây nhiễm cho sản phẩm.
2) Điều kiện thực tế của nhà máy
- Nhà máy có trang bị đầy đủ và chuyên dùng các thùng chứa đựng chất thải rắn và được quy định riêng về màu sắc, thùng chứa đựng chất thải rắn đều có nắp đậy kín.
- Các thùng chứa chất thải rắn có kết cấu thích hợp, luôn trong tình trạng tốt và dễ làm vệ sinh - khử trùng.
- Bố trí đường đi riêng cho phế liệu, nơi chứa phế liệu được thiết kế kín, thông thoáng và tách biệt hoàn toàn với khu vực chế biến, dễ làm vệ sinh - khử trùng. - Hợp đồng với doanh nghiệp hoặc cá nhân có nhu cầu thu mua phế liệu, đảm bảo việc vận chuyển phế liệu ra khỏi nhà máy trong ngày và hợp vệ sinh.
2.2. Hệ thống xử lý nước thải
- Hệ thống thoát nước thải bên trong phân xưởng được thiết kế theo hệ thống cống rãnh có độ dốc tốt đảm bảo thoát nước từ khu sạch sang khu kém sạch hơn. - Mỗi một phòng chế biến và khu vực vệ sinh đều có một hố ga riêng biệt và đều có lưới chắn.
- Có hệ thống xử lý nước thải nằm bên ngoài phân xưởng cách xa khu vực chế biến và hoạt động có hiệu quả đảm bảo nước được xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường.