Các thủ tục cần tuân thủ 3.1 Quy định chung

Một phần của tài liệu Khảo sát quá trình sản xuất và xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm tôm tẩm bột tại Công ty TNHH Gallant Ocean Việt Nam, Khánh Hòa (Trang 98)

II. PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT

3) Các thủ tục cần tuân thủ 3.1 Quy định chung

3.1. Quy định chung

- Tùy theo loại hóa chất mà sử dụng loại dụng cụ chứa đựng cho phù hợp: + Chlorine được chứa trong thùng nhựa.

+ Xà phòng công nghiệp được chứa trong thùng nhựa. + Etanol (cồn) chứa trong thùng nhựa kín.

- Các hóa chất trong kho phải có nhãn với đầy đủ các thông tin: + Tên hóa chất.

+ Công dụng của hóa chất. + Nhập về (ngày tháng năm). + Nước nào cung cấp.

+ Cách sử dụng, hạn sử dụng.

- Nồng độ chlorine khử trùng dụng cụ, thiết bị phải đúng nồng độ quy định.

- Số lượng nhỏ hóa chất sử dụng trong ngày, tổ vệ sinh nhận từ kho và bảo quản trong thùng nhựa (dụng cụ chứa chuyên dùng) tại khu vực riêng của nhà máy. Tổ vệ sinh lấy chlorine từ thùng nhựa, cân thành từng gói nhỏ (ứng với từng nồng độ và thể tích nước cần pha trong bảng hướng dẫn sẵn có). Từ các gói nhỏ này, Tổ vệ sinh có trách nhiệm sẽ pha ra các nồng độ khác nhau cho từng mục đích sử dụng.

- Quản lý kho vật tư có trách nhiệm theo dõi việc xuất nhập hóa chất phải bảo quản riêng biệt theo từng loại, dán nhãn đầy đủ, rõ ràng và hợp lý để dễ nhận biết và thực hiện vệ sinh kho định kỳ. Khi nhập kho hóa chất phải cập nhật đầy đủ các thông tin sau:

+ Tên hóa chất.

+ Nhà cung cấp và nhãn hiệu. + Mục đích sử dụng.

+ Hạn sử dụng và hướng dẫn sử dụng. + Tình trạng bao bì khi tiếp nhận.

- Lập danh mục tất cả các hóa chất đang sử dụng tại nhà máy (có phụ lục kèm theo).

- Chỉ có nhân viên kỹ thuật được đào tạo và có hiểu biết về cách thức và mục đích sử dụng hóa chất mới được phân công pha chế hóa chất. Khi pha chế phải sử dụng BHLĐ đúng cách và tuân thủ hướng dẫn sử dụng.

- Quản lý kho hoá chất phải bảo quản các loại hoá chất riêng biệt theo từng loại trong các thùng kín có dán nhãn đầy đủ, rõ ràng và hợp lý để dễ phân biệt. Phải thường xuyên vệ sinh và cập nhật đầy đủ thông tin về hoá chất: tên hoá chất, mục đích sử dụng, nhà cung cấp, nhãn hiệu, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, tình trạng bao bì khi tiếp nhận.

- Hoá chất xuất nhập kho phải tuân thủ nguyên tắc: nhập trước xuất trước.

- Lập danh sách các hoá chất đang sử dụng. Hồ sơ theo dõi tình trạng xuất, nhập, tồn kho hoá chất.

3.2. Quy định về sử dụng các loại hóa chất3.2.1. Hóa chất sử dụng 3.2.1. Hóa chất sử dụng

- Xà phòng nước dùng để rửa tay công nhân. - Xà phòng bột dùng để tẩy rửa, thiết bị dụng cụ.

- Chlorine bột dùng để khử trùng các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm, nhà xưởng. - Chlorine nước dùng để khử trùng trong các công đoạn rửa.

- Etanol (cồn) dùng để khử trùng các dụng cụ và sản phẩm.

3.2.2. Hướng dẫn sử dụng hóa chấta. Hướng dẫn pha nồng độ Chlorine a. Hướng dẫn pha nồng độ Chlorine

- Công thức tổng quát:

X= (N*V)/H

+ Đối với Chlorine bột: hoạt độ 70% (hoặc 60%):

X= (N*V)/F

Trong đó: X: là thể tích (số gram) chlorine cần có. V: là thể tích nước tính bằng lít.

N: là nồng độ chlorine sau khi pha tính bằng ppm (mg/lít). F (H): là hoạt tính (nồng độ) của chlorine tính bằng % (ppm).

- Ví dụ đối với chlorine bột: cần pha dung dịch chlorine có nồng độ N=100ppm tương ứng với thể tích 200 lít, hoạt tính chlorine bột 70%, ta cần có lượng chlorine như sau:

X= (100 * 200/0.7)*1000=28.57 gram.

Một phần của tài liệu Khảo sát quá trình sản xuất và xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm tôm tẩm bột tại Công ty TNHH Gallant Ocean Việt Nam, Khánh Hòa (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w