II. PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT
3) CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ
- Chỉ sử dụng nước đã qua xử lý và đạt yêu cầu về chất lượng nước chế biến vào việc rửa BTP tôm, tuân thủ theo SSOP1.
- Chỉ sử dụng nước đá vảy được sản xuất từ nước sạch (tuân thủ theo SSOP1) để bảo quản nguyên liệu, tuân thủ theo SSOP2.
- Chỉ sử dụng những dụng cụ chuyên dùng cho công đoạn và đã được làm vệ sinh sạch sẽ theo đúng quy định, tuân thủ theo SSOP2.
- Công nhân phải mặc BHLĐ đầy đủ, sạch sẽ và không được mang đồ trang sức, tuân thủ theo SSOP5.
- Công nhân phải thực hiện đúng thao tác, đúng thời gian quy định.
- Nhiệt độ phòng phải đạt ≤ 200C tại phòng tiếp nhận nguyên liệu và bảo quản nguyên liệu.
- Khi bốc dỡ nguyên liệu phải tránh làm dập nát, rơi vãi nguyên liệu, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Tuyệt đối không nhận những lô nguyên liệu bị hư hỏng như: biến đỏ (> 3%), thân bị biến đen hoàn toàn.
- Phải đóng các cửa thông ra ngoài để đề phòng chuột, ruồi và các loại côn trùng khác xâm nhập vào phân xưởng.
- Chỉ có những người có trách nhiệm mới được vào khu vực tiếp nhận nguyên liệu.
- Rửa nguyên liệu theo từng sọt lần lượt qua 2 thùng nước rửa: 1 thùng nước sạch lạnh và có pha nồng độ chlorine 100ppm, 1 thùng nước sạch lạnh.
- Nhiệt độ cả 2 thùng nước rửa phải đạt ≤ 100C.
- Mỗi sọt khoảng 20kg tôm (khoảng 2/3 sọt), cứ 40 sọt thay nước rửa 1 lần.
- Chú ý: Không được lấy đá bẩn đã sử dụng trong thùng bảo quản nguyên liệu trên xe cho vào thùng nước rửa nguyên liệu (tôm).
- Tuyệt đối không để sọt dưới nền phân xưởng.
- Yêu cầu nhúng ngập sọt tôm trong thùng nước, dùng tay khuấy 3 vòng và gạt tạp chất ra ngoài, sau đó để sọt tôm trên giá đỡ nghiêng 450 cho ráo nước (đối với tôm nguyên con). Sau đó chuyển sang công đoạn sơ chế.