Vận dụng tốt công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước (Trang 143 - 180)

5. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.5.4. Vận dụng tốt công nghệ thông tin

Hiện nay, KBNN đã được hiện đại hóa mạnh mẽ so với trước đây. Tất cả các

đơn vị KBNN đã được trang bị hạ tầng công nghệ thông tin tốt nhất có thể với những phần mềm chuyên dụng phục vụ đắc lực cho hoạt động quản lý của KBNN. Công nghệ thông tin đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của KBNN thời gian qua.

Đặc biệt, KBNN đã triển khai TABMIS tức Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc (viết tắt từ tiếng Anh “Treasury And Budget Management Information System”) là một trong ba cấu phần và là cấu phần quan trọng nhất của “Dự án cải cách quản lý tài chính công”. Mục tiêu của dự án này là: hiện đại hoá công tác quản lý ngân sách nhà nước từ khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách, báo

cáo ngân sách và tăng cường trách nhiệm ngân sách của Bộ Tài chính; nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công; hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách; đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát triển và hội nhập của quốc gia.

Xét riêng, đối với công tác phân tích, đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN thì TABMIS giúp tăng tốc độ xử lý thông tin nhanh, đặc biệt chiết xuất báo cáo nhanh hơn.

Tuy nhiên, về mặt nghiệp vụ, TABMIS không chỉ là hiện đại hoá công nghệ

thông tin mà một trong những mục tiêu quan trọng là cải cách toàn bộ quy trình lập dự toán, phân bổ dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước, đồng thời thay thế toàn bộ chế độ kế toán ngân sách và nghiệp vụ KBNN bằng một chếđộ kế

toán mới. Vì vậy, để vận dụng có hiệu quả công cụ hiện đại này đòi hỏi sự nỗ lực, phối hợp của nhiều bên không chỉ một mình KBNN.

TABMIS dựa trên phần mềm ứng dụng về tài chính công của Oracle (Oracle Public Sector Financial Application). Với hệ thống KBNN, nó sẽ thay thế cho hệ

thống kế toán Kho bạc (KTKB). Do vậy, các cán bộ sẽ phải được đào tạo về cách thức sử dụng TABMIS để thực hiện các công việc hàng ngày. Họ cũng cần phải hiểu các khái niệm, quy trình ngân sách mới, chếđộ kế toán Nhà nước áp dụng cho TABMIS. Ngoài ra, cán bộ KBNN cũng cần phải có những kỹ năng tin học cơ bản.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, luận án đã tập trung trình bày kết quả nghiên cứu về các vấn đề sau:

- Lý giải sự cần thiết khách quan của việc xây dựng mới hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN.

- Phân tích các căn cứ xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ

NSNN của KBNN.

- Thiết kế nội dung tiêu chí của từng nhóm trong hệ tiêu chí đánh giá hoạt

động quản lý quỹ NSNN của KBNN trong thời gian tới.

- Đề xuất các giải pháp vận dụng hiệu quả hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN.

- Đề xuất các giải pháp bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phân tích,

KẾT LUẬN

Luận án “Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ Ngân sách của Kho bạc Nhà nước” đã trình bày kết quả nghiên cứu với các nội dung trọng tâm sau:

(i) Luận giải cơ sở lý luận về hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ

NSNN của KBNN với hai chủđề trọng tâm:

- Phân tích những nội dung lý luận về hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN.

- Lý giải một số vấn đề lý luận cơ bản về hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN.

(ii) Phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng chỉ tiêu thống kê đánh giá hoạt

động quản lý quỹ NSNN của KBNN Việt Nam trong thời gian qua với các chủđề

trọng tâm:

- Nội dung các chỉ tiêu mà KBNN đang vận dụng để đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN.

- Tổng hợp và phân tích kết quả khảo sát ý kiến của công chức, viên chức KBNN về thực trạng, vận dụng các chỉ tiêu thống kê đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN trong thời gian qua.

- Đánh giá chung thực trạng vận dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN Việt Nam trong thời gian qua.

(iii) Lý giải sự cần thiết khách quan của việc xây dựng mới hệ tiêu chí và phân tích các căn cứ xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN.

(iv) Xác định nội dung tiêu chí của hệ thống các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN Việt Nam. Theo đó, hệ thống các tiêu chí này được phân ra 3 nhóm cơ bản:

- Các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý thu NSNN của KBNN - Các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý chi NSNN của KBNN

- Các tiêu chí đánh giá các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN Việt Nam.

(v) Đề xuất 3 giải pháp vận dụng hiệu quả hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN: Kết hợp báo cáo thường xuyên theo định kỳ và điều tra chuyên đề; Xây dựng và hoàn thiện quy trình phân tích, đánh giá; Tổ chức bộ

phận phân tích, đánh giá trong từng đơn vị KBNN

(vi) Đề xuất 4 giải pháp bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phân tích,

đánh giá phục vụ tốt cho hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN: Tăng cường sự

quan tâm của lãnh đạo KBNN các cấp; Bảo đảm yêu cầu của thông tin; Nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên KBNN; Vận dụng tốt công nghệ thông tin.

Luận án đã xây dựng cơ sở, phương pháp, mối quan hệ của hệ thống tiêu chí

đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN trong giai đoạn hiện nay. Hệ

thống ban đầu được xây dựng theo hướng mở, trong quá trình quản lý KBNN, sẽ

cho phép tiếp tục cập nhật, bổ sung và không ngừng hoàn thiện trong mỗi giai đoạn lịch sử xã hội nhất định.

Trong thời gian tổ chức nghiên cứu luận án, tác giảđã gặp gỡ, trao đổi, bày tỏ ý kiến với nhiều cơ quan, đơn vị trong hệ thống tài chính, KBNN để cùng thống nhất những giải pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên, vì thời gian nghiên cứu vẫn phải làm công tác chuyên môn, các tài liệu và lý luận vẫn có thể chưa bao quát sâu được ngang tầm của quản lý tài chính Quốc gia. Mặt khác, thực tiễn công tác quản lý tài chính, ngân sách chưa đơn vị nào đưa phương pháp quản lý, đánh giá hoạt động bằng tiêu chí cụ thể, trên thế giới cũng mới thí điểm một vài nơi, một số lĩnh vực dự

án, chương trình của Nhà nước hoặc ở cấp độ quản lý Nhà nước khác. Do vậy nên luận án chắc không tránh khỏi còn thiếu sót, các giải pháp mang tính chủ quan, chúng tôi rất mong các đồng nghiệp, các chuyên gia quan tâm và đóng góp để luận án càng hoàn thiện và hữu ích trong công cuộc đổi mới của đất nước.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

[1] Ths. Phan Quảng Thống (2000), Đổi mi qun lý chi ngân sách nhà nước qua Kho bc Nhà nước Đà Nng, Luận án thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

[2] Ths.Phan Quảng Thống (2003), Mt s gii pháp đổi mi qun lý ngân sách xã qua Kho bc Nhà nước các tnh Duyên hi Min Trung trong giai đon hin nay,Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội. [3] Ths.Phan Quảng Thống (2008), Mt s ý kiến nhm hoàn thin cơ chế

kim soát chi ngân sách qua KBNN đối vi các đơn v s nghip công lp, Tạp chí Quản lý Ngân Quỹ Quốc gia, Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Số 06).

[4] Ths.Phan Quảng Thống (2009), Mt s gii pháp đổi mi cơ chế qun lý, kim soát chi ngân sách nhà nước theo kết qu công vic đối vi các

đơn v s nghip có thu trên địa bàn Thành ph Đà Nng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội.

[5] Ths.Phan Quảng Thống (2009), Phát trin thanh toán không dùng tin mt: Thành tu 2008 - Thách thc và gii pháp 2009,Tạp chí Quản lý Ngân Quỹ Quốc gia, Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Số 01+02/2009). [6] Ths.Phan Quảng Thống (2012), T chc b máy kế toán nghip v ca

KBNN Đà nng phù hp vi quy trình TABMIS,Kỷ yếu Hội thảo “Nội dung chi tiết mô hình Tổng kế toán Nhà nước”, Hà Nội.

[7] Ths. Phan Quảng Thống (2013), Mt s quy định mi chế độ kim soát, thanh toán các khon chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bc Nhà nước, Tạp chí Quản lý Ngân Quỹ Quốc gia, Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Số 129).

[8] Ths.Phan Quảng Thống (2013), Mt s gii pháp phân tích, đánh giá hot động nghip v Kho Bc Nhà Nước trong môi trường vn hành TABMIS,Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội.

[9] Ths.Phan Quảng Thống (2013), Nhim v và gii pháp ch yếu cân đối ngân sách nhà nước 2013, Tạp chí Quản lý Ngân Quỹ Quốc gia, Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Số 129).

[10] Ths.Phan Quảng Thống (2014), Các gii pháp tái cu trúc th trường tài chính Vit Nam giai đon hin nay, Kỷ yếu Hội thảo Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

[11] Ths.Phan Quảng Thống - PGS.TS Lâm Chí Dũng (2015), Đổi mi h

tiêu chí đánh giá hot động qun lý qu NSNN ca KBNN, Tạp chí Quản lý Ngân Quỹ Quốc gia, Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Số 157).

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước:

[1] VũĐình Ánh (2011), Chính sách tài khóa và vấn đề nợ công của việt nam giai

đoạn 2006-2010 - Khi rồng muốn thức dậy, NXB lao động xã hội, Hà Nội. [2] Phạm Đỗ Chí (2011), Khi rồng muốn thức dậy - loay hoay với mô hình kinh tế

sau đổi mới, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

[3] Nguyễn Đăng Dờn (2010), Giáo trình NHNN, NXB Thành phố HCM, TP HCM. [4] Nguyễn Thanh Dương (1996), Các biện pháp hoàn thiện tín dụng Nhà nước ở

Việt Nam”, Luận án PTS, Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

[5] Bùi Xuân Đàm (1996), Đổi mới cơ cấu ngân sách Thủ đô Hà Nội phù hợp với

điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta, Luận án PTS, Trường Đại học Tài chính kế toán, Hà Nội.

[6] Bộ Tài chính, Thông tin chuyên đề (1996), Đổi mới chính cách và cơ chế quản lý tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Tài chính, Hà Nội.

[7] Bộ Tài chính, Đổi mới và hoàn thiện cơ chế cấp phát, kiểm soát chi NSNN (1996), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ tài chính, Hà Nội.

[8] Lê Thế Giới - Nguyễn Thanh Liêm - Trần Hữu Hải (2009) Quản trị chiến lược, NXB Thống kê, Hà Nội.

[9] HNN (2005), “Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với

đơn vị sự nghiệp công lập”, Tạp chí Tài chính (Số 1+2, tháng 1 năm 2005). [10] Nguyễn Thị Thu Hà (2012), Bền vững NSNN nhìn từ góc độ phân cấp theo

Luật NSNN 2002. Hội thảo khoa học (2012), Tăng cường bền vững tài khóa: Khuôn khổ chi tiêu trung hạn, Hà Nội.

[11] Trần Thị Thu Hà (2014), Một số suy nghĩ đổi mới phân bổ chi ngân sách thường xuyên NSNN đối với khu vực hành chính - sự nghiệp, tài liệu Hội thảo khoa học, Hà Nội, (tháng 7-2014).

[12] Vân Hà (2014), “KBNN chú trọng nguồn nhân lực cho Nhiệm vụ mới”, Thời báo Tài chính Việt Nam (số 27, ngày 03/3/2014)

[13] Tô Thiện Hiền (2012), Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang- giai

đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Luận án tiến sỹ, Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM.

[14] Bùi Khắc Hiển (2005), “Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế chính sách công”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (số 97, tháng 7/2005).

[15] Võ Hữu Hiền (2012), Những nội dung chủ yếu về quản lý nợ công trong thực hiện chiến lược tài chính 2011-2020. Hội thảo khoa học . Tăng cường bền vững tài khóa: Khuôn khổ chi tiêu trung hạn, Hà Nội.

[16] Nguyễn Sinh Hùng (2013), Phát biểu tại Hội Nghị Tổng kết KBNN năm 2013, Hà Nội. Tài liệu nội bộ KBNN.

[17] Trần Thị Ngọc Hân (2012), Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Học viện Tài chính - Tạp chí tài chính (số 11/2012).

[18] Thu Hằng (2008), Theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả: phương pháp có nhiều tính ưu việt, Báo Thời báo Tài chính, (số ra ngày 29/9/2008).

[19] Kho bạc Nhà nước (2014), Hệ thống văn bản trong KBNN (lưu hành nội bộ), Hà Nội.

[20] Kho bạc Nhà nước (2010). Kỷ yếu KBNN Việt nam 20 năm xây dựng và phát triển, Tài liệu nội bộ, Hà Nội.

[21] Trương Mộc Lâm (1997), Một số kinh nghiệm về cải cách tài chính ở Trung Quốc, NXB Tài chính, Hà Nội.

[22] Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành (1996), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[23] Hoàng Thị Thúy Nguyệt (2013), “Cải thiện độ tin cậy của ngân sách qua khâu lập dự toán”, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán (số tháng 3/2013)

[24] Bùi Đường Nghiêu (2012), Phân cấp quản lý NSNN ở Việt nam và hướng cải cách. Hội thảo khoa học Tăng cường bền vững tài khóa: Khuôn khổ chi tiêu trung hạn, Hà Nội.

[25] Bùi Đường Nghiêu (2005), Đổi mới cơ cấu chi NSNN góp phần thực hiện CNH- HĐH ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính, Hà Nội.

[26] Tào Hữu Phùng và Nguyễn Công Nghiệp (1993), Đổi mới NSNN, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[27] Nguyễn Hữu Phúc (2009), Tổ chức kiểm toán NSNN do kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. [28] Nguyễn Trường Sơn (2012), “Vấn đề quản trị công ty trong các doanh nghiệp

Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Trường Đại học kinh tếĐà Nẵng. [29] Nguyễn Đức Thanh (2008), “Cam kết chi ngân sách mục đích và những

nguyên tắc”, Tạp chí Quản lý Ngân Quỹ Quốc gia, (Số 76, tháng 10-2008). [30] Đặng văn Thanh (2012), Vai trò của cơ quan lập pháp và cơ quan dân cửđịa

phương các cấp trong quản lý NSNN, Hội thảo khoa học. Tăng cường bền vững tài khóa: Khuôn khổ chi tiêu trung hạn, Hà Nội.

[31] SửĐình Thành (2012), Đổi mới quản lý chi tiêu công và xây dựng khuôn khổ

chi tiêu trung hạn ở Việt Nam, Hội thảo khoa học. Tăng cường bền vững tài khóa: Khuôn khổ chi tiêu trung hạn, Hà Nội.

[32] Vũ Như Thăng (2012), Bền vững tài khóa: Nhìn từ các chỉ tiêu vĩ mô. Hội thảo khoa học (2012), Tăng cường bền vững tài khóa: Khuôn khổ chi tiêu trung hạn, Hà Nội.

[33] Nguyễn Thị Kim Thư (1996), Phương hướng hoàn thiện hoạt động tín dụng KBNN Việt Nam, Luận án PTS, trường ĐH Tài chính Kế toán TP Hồ Chí Minh, TP HCM.

[34] Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2011), Giáo trình quản lý kinh tế, NXB Tài chính, Hà nội.

[35] Trường đại học Kinh tế quốc dân (2012), Giáo trình quản trị học, NXB Tài chính, Hà Nội.

[36] Đặng Ngọc Tú (2012), Phương pháp dự báo thu NSNN và yêu cầu về cơ sở dữ

liệu. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

[37] Nguyễn Ngọc Tuyến (2008), Xây dựng mô hình phân tích dự báo các chỉ tiêu kinh tế tài chính phục vụ công tác phân tích, hoạch định và điều hành chính sách tài chính,Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

[38] Từđiển Bách khoa (2001), NXB từđiển bách khoa Hà Nội, Hà Nội.

[39] Viện nghiên cứu Bộ Tài chính (1994), Từ điển thuật ngữ tài chính - tín dụng, NXB Tài chính, Hà Nội.

[40] Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2005), hành chính công và quản lý hiệu quả chính phủ, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

[41] Vụ Tổng hợp - Tổng cục thống kê (2009). Việt Nam 15 năm đổi mới và định hướng phát triển đến năm 2010, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[42] Vĩnh Sang (2005), “Mở rộng quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sử dụng ngân sách”, Tạp chí tài chính (số 8, năm 2005), (490).

[43] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội.

[44] “TABMIS ROAD- SHOW # 1” của dự án TABMIS (2008), Bộ Tài chính. [45] Website: Dự án SLGP- Bộ kế họach đầu tư, Dự án SLGP tỉnh Quảng Nam,

năm 2008.

[46] Viện Kinh tế - Tài chính, chủ nhiệm: Phạm Minh Thụy, Chỉ tiêu cảnh báo phục vụ phân tích, dự báo chu kỳ kinh doanh và tăng trưởng GDP của Việt Nam,Đề tài NCKH cáp cơ sở năm 2011. Hà Nội 12/2011

Tài liệu nước ngoài:

[47] Finane Publiques - Tài chính công (2002), của Michel Bouvier, Marie- Christine Esclaben, Jean-Pierse.

[48] Economics of Development 6Th Edition- Kinh tế học phát triển (1992), tái bản lần thứ 6 (2006) của Dwight H.Perkins, Steven Radelet, David Llindancer, Nxb WW Norton & company NewYork- London.

[49] JOHN MAYNARD KEYNES (1994), Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[50] Joseph E. Stiglitz (1995), Kinh tế học công cộng, NXB Khoa học kỹ thuật và trường Đại học kinh tế Quốc dân, Hà nội.

[51] PAUL A.SAMUELSON và WILLIAM D.NORDHAUS (1997), Kinh tế học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[52] RORBORT (2012), Đổi mới kiến tạo tương lai, NXB Khoa học kỹ thuật, TP HCM.

Y X1A X1B X1C X2A X2B X2C X3A X3B X3C X4A X4B X4C X5A X5B X5C 7.2 0 1 0 0 0 1 1 0 0 0 1 0 1 0 0 8.3 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 6.2 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 6.4 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 7.2 0 0 1 1 0 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 5.3 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước (Trang 143 - 180)