Chủ thể quản lý Ngân sách Nhàn ước

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước (Trang 45 - 46)

5. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.2.1.3. Chủ thể quản lý Ngân sách Nhàn ước

Chủ thể trực tiếp quản lý NSNN là Nhà nước thông qua các cơ quan chức năng của Nhà nước. NSNN bao gồm một hệ thống các cấp ngân sách phù hợp với hệ thống chính quyền Nhà nước các cấp. Tùy theo tổ chức bộ máy Nhà nước khác nhau mà mức độ phân cấp ngân sách khác nhau.

Trong mô hình Nhà nước đơn nhất có hai hình thức hệ thống NSNN phổ

biến, đó là NSNN Trung ương và ngân sách địa phương, khi phê chuẩn quyết toán NSNN, Quốc hội phê chuẩn cả ngân sách mà cơ quan Chính quyền địa phương đã phê chuẩn, hay các nhà kinh tế học còn gọi là “ngân sách lồng ghép” [24]. Mô hình thứ hai là việc quản lý và quyết toán ngân sách theo từng cấp riêng rẽ và Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách Trung ương do Chính phủ trình. Mô hình Nhà nước Liên bang do nhiều Nhà nước các Bang hoặc Vùng lãnh thổ hợp lại, việc quản lý và quyết toán riêng rẽ theo ngân sách Liên bang và các Bang. Quốc hội Liên bang quyết định và phê chuẩn ngân sách Chính phủ Liên bang, Quốc hội Bang phê chuẩn ngân sách Bang mình.

Trong suốt chu trình ngân sách, các chủ thể quản lý ngân sách sẽ tham gia cùng nhau, đan xen và hỗ trợ với nhau, cụ thể theo mô hình quản lý NSNN ở Việt Nam:

Cơ quan quyền lực Nhà nước (Quốc hội, Hội đồng Nhân dân) chịu trách nhiệm quyết định dự toán, giám sát quá trình chấp hành ngân sách và phê chuẩn quyết toán NSNN, ngoài ra còn là cơ quan quyền lực qui định các luật pháp, thể

chế, cơ chế về tài chính, ngân sách Quốc gia.

Chính phủ, UBND các cấp chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, điều hành hoạt

động NSNN trên cơ sở dự toán NSNN đã được cơ quan quyền lực Nhà nước thông qua và các văn bản pháp lý khác về quản lý NSNN hiện đang có hiệu lực thi hành.

Các cơ quan chức năng (Tài chính, Cơ quan Thuế, KBNN, Hải quan…)

được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý từng mặt hoạt động của NSNN có trách nhiệm thực thi tốt các việc đã được phân công trong thực hiện chu trình ngân sách.

Các đơn vị, các ngành trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân chịu trách nhiệm trước Chính phủ hoặc Ủy ban Nhân dân các cấp về nghĩa vụ nộp, quản lý, sử dụng NSNN và các yêu cầu cụ thể trong quá trình quản lý NSNN.

Các cơ quan Thanh tra, kiểm tra thực hiện kiểm tra tính tuân thủ trong việc chấp hành các chính sách, chế độ quản lý NSNN. Cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kiểm toán NSNN các cấp và có trách nhiệm báo cáo với Quốc hội, Chính phủ.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)