Chức năng quản lý quỹ ngân sách nhàn ước của Kho bạc nhàn ước

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước (Trang 54 - 59)

5. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.2.2.2.Chức năng quản lý quỹ ngân sách nhàn ước của Kho bạc nhàn ước

Thứ ba: KBNN có quan hệ với các Bộ khác, các tổ chức tài chính trung gian như Bảo hiểm Nhà nước, Bảo hiểm xã hội, các tổ chức Hội, Đoàn thể thông qua việc cấp phát, thanh toán các nguồn tài chính có liên quan đến tài chính Nhà nước.

Thứ tư: KBNN có quan hệ chặt chẽ với các Ngân hàng thương mại, NHNN trong việc ủy nhiệm một số nhiệm vụ thu, thanh toán các khoản chi và thanh toán tiền mặt. Ngoài ra, NHNN là đầu mối bắt buộc quản lý tài khoản, thanh toán vốn của hệ thống KBNN.

1.2.2.2. Chức năng quản lý quỹ ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước nước

a. Khái niệm quỹ ngân sách nhà nước và chức năng quản lý quỹ ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước

Về phương diện quy trình, hoạt động quản lý ngân sách nhà nước có các công đoạn cơ bản: dự toán, chấp hành, quyết toán ngân sách, trong mỗi công đoạn lại bao gồm nhiều phần việc chi tiết. Hoạt động quản lý ngân sách lại có sự tham gia của nhiều cơ quan nhà nước: từ cơ quan lập pháp/cơ quan quyền lực như Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đến cơ quan chấp hành/ hành pháp như Chính phủ, Bộ, ngành; Uỷ ban nhân dân các cấp...Xét riêng trong cơ quan chấp hành cũng có sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng khác nhau như: cơ quan tài chính các cấp; hệ thống Hải quan, hệ thống Thuế nhà nước, hệ thống Kho bạc nhà nước. Điều này

một phần là do yêu cầu phân công, phân nhiệm nhằm nâng cao hiệu suất của bộ

máy nhà nước nhưng quan trọng hơn nhằm tạo nên cơ chế giám sát, hạn chế tiêu cực, bảo đảm thực thi quyền dân chủ của công dân đối với quản lý ngân quỹ Quốc gia.

Do đó, Kho bạc Nhà nước là một trong những cơ quan tham gia quản lý ngân sách nhà nước với những chức năng nhất định trong toàn bộ quy trình quản lý NSNN. Chức năng của KBNN được xác định là quản lý quỹ ngân sách nhà nước.

Quỹ Ngân sách Nhà nước được hiểu là một quỹ tài chính nhà nước trọng yếu

được hình thành qua quá trình chấp hành ngân sách nhà nước theo từng chu kỳ

ngân sách.

Như vậy, hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN chỉ là một trong những phương diện của quản lý NSNN chứ không đồng nhất với khái niệm quản lý NSNN. Cụ thể, hoạt động quản lý NSNN bao gồm cả ba nội dung: dự toán NSNN; chấp hành NSNN; quyết toán NSNN thì hoạt động quản lý quỹ NSNN chỉ tập trung vào giai đoạn chấp hành NSNN. Bản thân việc chấp hành NSNN cũng bao gồm nhiều phần việc khác nhau nhưng chức năng quản lý quỹ NSNN của KBNN cũng chỉ tập trung chủ yếu vào các hoạt động tập trung và chi trả các nguồn ngân quỹ hình thành qua quá trình chấp hành NSNN.

b. Nội dung chức năng quản lý quỹ ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước

Chức năng quản lý quỹ ngân sách nhà nước của KBNN phải được xem xét trong tương quan nhưđã phân tích ở trên. Một cách tổng quát nhất, chức năng quản lý quỹ ngân sách của KBNN bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

(i)Tập trung, phản ảnh và điều tiết các nguồn thu NSNN

Đây là trách nhiệm của KBNN và cơ quan thu, đồng thời phản ánh chức năng quản lý quỹ ngân sách của KBNN. Theo đó KBNN hàng ngày, tháng, năm thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu tình hình thu nộp NSNN nhằm bảo đảm tập trung

đầy đủ, đúng hạn các nguồn thu vào quỹ NSNN theo đúng dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Hạch toán kế toán, báo cáo, quyết toán thu NSNN.

KBNN phải phối hợp với cơ quan thu lập bảng tổng hợp thu NSNN, chi tiết theo từng cơ quan thu, mục lục NSNN, số phân chia cho ngân sách các cấp theo quy

định của các cơ quan có thẩm quyền, gửi cơ quan thu để theo dõi, quản lý.

Trong quá trình kiểm tra, đối chiếu thu NSNN, cơ quan nào có sai sót thì phải có văn bản đề nghị điều chỉnh. KBNN phải lập chứng từ làm căn cứ hạch toán

điều chỉnh. Kết thúc năm ngân sách, cơ quan tài chính chủ trì phối hợp với KBNN và cơ quan thu chỉnh lý quyết toán thu NSNN.

Việc kiểm tra, đối chiếu còn phải được tiến hành hàng ngày, tại trụ sở

KBNN. Kế toán thu NSNN, sau khi nhận được giấy nộp tiền, bảng kê biên lai và các liên biên lai kèm theo sẽ phải kiểm tra chứng từ, rồi chuyển cho thủ quỹ tại trụ

sở KBNN để thu tiền.

Mọi hành vi vi phạm chế độ thu ngân sách dẫn đến làm mất hoặc giảm nguồn thu đáng lẽ phải được tập trung vào quỹ NSNN đều bị coi là vi phạm pháp luật về ngân sách và sẽ bị xử lý tùy theo mức độ vi phạm.

Căn cứ vào chế độ kế toán NSNN và căn cứ vào số tiền nộp NSNN, KBNN tổ chức hạch toán kế toán thu NSNN đồng thời phân chia số thu cho từng cấp ngân sách theo đúng tỷ lệ phần trăm phân chia được cấp có thẩm quyền quyết định đối với từng khoản thu.

Việc hạch toán kế toán phải đảm bảo đúng niên độ ngân sách và mục lục NSNN. Các khoản thu ngân sách năm trước, nộp trong năm sau phải được hạch toán vào thu ngân sách năm sau.

Trường hợp chứng từ lập không đúng mục lục NSNN theo thông báo thu hoặc trường hợp thông báo thu sai mục lục ngân sách hoặc trường hợp chứng từ điện tử của ngân hàng không đủ yếu tố để hạch toán thu ngân sách, KBNN hạch toán tạm thu chờ nộp ngân sách. Sau khi đã chỉnh sửa sai sót hoặc đã có đủ chứng từ bằng văn bản… kế toán KBNN làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tạm thu chờ

nộp ngân sách vào tài khoản thu NSNN.

KBNN còn có nhiệm vụ lập báo cáo thu NSNN hàng ngày, hàng tháng và hàng năm để gửi cơ quan tài chính, cơ quan thu đồng cấp và gửi KBNN cấp trên.

KBNN trung ương sẽ tổng hợp tình hình thu NSNN hàng tháng và quyết toán thu NSNN hàng năm để báo cáo Bộ Tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các báo cáo định kỳ tình hình thu NSNN, báo cáo kế toán, quyết toán thu NSNN của ngân sách các cấp được lập theo đúng mẫu biểu, mục lục NSNN và thời hạn pháp luật quy định.

(ii) Chi trả, kiểm soát chi các khoản chi NSNN

KBNN kiểm tra hồ sơ chi của đơn vị sử dụng kinh phí NSNN bao gồm: kiểm tra xem khoản chi có thỏa mãn các điều kiện cấp phát, thanh toán được quy định trong Luật NSNN; kiểm tra, đối chiếu các khoản chi với dự toán để bảo đảm các khoản chi phải có trong dự toán được cấp có thẩm quyền duyệt; kiểm tra, đối chiếu các khoản chi với hạn mức kinh phí được cơ quan tài chính hoặc cơ quan có thẩm quyền thông báo, bảo đảm các khoản chi phải có dự toán được cơ quan tài chính cấp hoặc cơ quan có thẩm quyền phân bổ; kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi; kiểm tra, kiểm soát các khoản chi bảo đảm chấp hành đúng định mức, chế độ chi tiêu tài chính Nhà nước. Đối với các khoản chi chưa có định mức, chế độ chi tiêu tài chính Nhà nước, KBNN kiểm tra, kiểm soát theo dự toán chi tiêu của đơn vịđược cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra, KBNN còn kiểm tra, kiểm soát các yếu tố hạch toán, bảo đảm thực hiện đúng mục lục NSNN; kiểm tra dấu, chữ ký của người quyết định chi, của kế

toán trưởng, bảo đảm khớp với mẫu dấu, chữ ký đã đăng ký tại KBNN.

Mặc dù kiểm soát chi NSNN là nhiệm vụ chung của các ngành, các cấp, các

đơn vị nhưng đối với KBNN, đây là nhiệm vụ quan trọng vì KBNN quản lý tài khoản dự toán của các đơn vị dự toán ngân sách đồng thời KBNN cũng là cơ quan trực tiếp cấp phát, thanh toán mọi khoản chi NSNN.

Chức năng kiểm soát chi của KBNN ở các nước hiện nay khác nhau do yêu cầu, trình độ quản lý và qui mô ngân sách.

(iii) Thực hiện các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền pháp lý nhằm bảo đảm giải quyết kịp thời nhu cầu chi của NSNN

Hoạt động thu, chi của KBNN diễn ra thường xuyên, liên tục trên phạm vi cả

nước. Mỗi đơn vị KBNN thực hiện thu, chi theo từng nguồn quỹđã được phân cấp quản lý đồng thời còn thực hiện việc thu hộ, chi hộ các đơn vị KBNN khác khi các chứng từ hợp lệđược xuất trình.

Trong toàn bộ hệ thống KBNN, tổng các nhu cầu thanh toán phải bằng tổng khả năng thanh toán. Tuy nhiên ở từng đơn vị KBNN, khả năng thanh toán và nhu cầu chi tại một thời điểm nào đó có thể không cân bằng. Có đơn vị, ở một thời kỳ

nào đó, khả năng thanh toán lớn hơn nhu cầu chi, nhưng lại có đơn vị khác ở cùng thời kỳ, khả năng thanh toán lại nhỏ hơn nhu cầu chi. Như vậy, để đảm bảo khả

năng thanh toán cho từng đơn vị KBNN cũng như cho toàn bộ hệ thống KBNN, cần phải thống nhất quản lý các nguồn tiền nằm trên quỹ NSNN các cấp, thực hiện điều hòa vốn từ đơn vị thừa đến đơn vị thiếu trong hệ thống KBNN nhằm tạo sự cân bằng giữa khả năng thanh toán và nhu cầu chi của từng đơn vị kho bạc.

Việc điều hòa vốn giữa các cấp trong hệ thống kho bạc phải được thực hiện từng bước, từ khâu lập kế hoạch điều chuyển vốn đến khâu tổ chức thực hiện kế

hoạch điều hòa vốn.

Trong quá trình điều hành quỹ NSNN, KBNN có thể cho Ngân sách địa phương vay vốn tạm thời nhàn rỗi phục vụ phát triển KT-XH địa phương.

Khi NSNN gặp khó khăn chưa tập trung kịp thời, KBNN có thể vay NHNN

để giải quyết các nhu cầu cấp bách của NSNN theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

(iv) Phối hợp, hỗ trợ với các cơ quan ngoài hệ thống KBNN

KBNN là công cụ trực tiếp thực hiện các công việc của tài chính Nhà nước, nhất là vai trò giữ quỹ NSNN, vì vậy, nó có quan hệ với tất cả các vụ, cục thuộc hệ

thống tài chính ở trung ương và địa phương. Giống như hệ thống tuần hoàn trong cơ

thể con người, phân phối máu đi nuôi cơ thể, KBNN thực hiện việc phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân, cụ thể nhưđã phân tích tại mục 1.2.2.1. tiết b.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước (Trang 54 - 59)