5. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
2.2.2. Các chỉ tiêu thống kê sử dụng đánh giá hoạt động quản lý chi Ngân sách
Các chỉ tiêu thống kê đánh giá hoạt động quản lý chi NSNN của KBNN cũng
được thể hiện trong các báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị về hoạt động quản lý chi NSNN của KBNN.
Hoạt động quản lý chi NSNN bao gồm hai nhiệm vụ chính là Chi trả và Kiểm soát chi NSNN. Mặt khác, chi NSNN thường được phân thành 3 khoản mục chính theo thông lệ là: Chi thường xuyên; Chi đầu tư phát triển và Chi khác.
Vì vậy, các chỉ tiêu thống kê sử dụng nhằm đánh giá hoạt động quản lý quỹ
NSNN của KBNN đã được xây dựng theo hai cách tiếp cận chủ yếu trên. Cụ thể, các báo cáo về lĩnh vực này bao gồm:
a. Báo cáo chi ngân sách nhà nước niên độ (Mẫu số B3-01/NS-TABMIS)
Báo cáo này cung cấp kết quảđánh giá chỉ tiêu định lượng tình hình chi ngân sách và trả nợ vay NSNN theo từng lĩnh vực kinh tế, ngành kinh tế trên cơ sở nội dung, tính chất các khoản chi và trả nợ vay.
Số liệu báo cáo là một căn cứđể tổ chức công tác điều hành ngân sách, xác
định chấp hành dự toán chi ngân sách hàng năm.
Báo cáo lập theo ngày, tháng, quí, năm tùy theo yêu cầu cung cấp số liệu.
b.Báo cáo chi ngân sách nhà nước theo mục lục ngân sách (mẫu B3-03/NS- TABMIS)
Báo cáo này cung cấp số liệu về tình hình chi ngân sách và trả nợ của ngân sách nhà nước chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước, từng cấp ngân sách, hợp mục không phân cấp và hợp mục có phân cấp.
Báo cáo này có thể tổng hợp theo ngày, tháng, năm tùy theo yêu cầu quản lý
điều hành ngân sách.
c. Các loại báo cáo phân hệ quản lý phân bổ ngân sách
- Sổ tổng hợp theo dõi tình hình sử dụng ngân sách (TABMIS BA S2-02):
Báo cáo này dùng để tổng hợp tình hình nhập dự toán của tất cả các đơn vị dự toán ngân sách, dự án chi tiết theo từng loại dự toán.
- Sổ chi tiết theo dõi tình hình sử dụng ngân sách (TABMIS BA S2-05): Báo cáo này dùng để kết xuất dữ liệu từ hệ thống TABMIS theo mã đơn vị sử dụng ngân sách, mã dự án. Sổ chi tiết theo dõi tình hình sử dụng dự toán ngân sách, dự án, dùng để ghi chép chi tiết tình hình biến động của các tài khoản kinh phí của đơn vị
sử dụng ngân sách, dự án với các số dư dự toán, tạm ứng, thực chi và cam kết chi
được chi tiết theo mã chương, mã ngành kinh tế và mã nội dung kinh tế của MLNS hiện hành, chi tiết theo loại dự toán.
d. Báo cáo tổng hợp chi NSNN
Báo cáo chi ngân sách trung ương/ địa phương, niên độ là các báo cáo phản ánh chi tiết số chi NSNN của ngân sách trung ương riêng, ngân sách địa phương riêng. Trong đó ngân sách địa phương được phản ánh cụ thể cấp tỉnh, huyện, xã trong báo cáo tổng hợp.
Thời điểm báo cáo là hàng ngày, tháng, năm tùy theo yêu cầu của cơ quan
điều hành ngân sách các cấp.
e. Báo cáo chi chương trình mục tiêu quốc gia
Cũng tương tự như các báo cáo về hoạt động quản lý thu NSNN của KBNN các báo cáo nói trên cũng đều là báo cáo tài chính.
Ngoài ra, theo quy định hiện nay, KBNN yêu cầu các KBNN các cấp báo cáo tổng hợp và báo cáo hoạt động chi NSNN như sau:
- Phân bổ giao dự toán chi NSNN trung ương - Phân bổ giao dự toán chi NSNN tỉnh (huyện, xã)
- Tổng chi NSNN qua KBNN và cơ cấu chi NSNN theo nội dung dự toán chi; theo tính chất; theo mục lục ngân sách...
Qua nghiên cứu hệ thống báo cáo hiện hành của KBNN, có thể thấy các chỉ
tiêu thống kê chủ yếu được vận dụng để đánh giá hoạt động quản lý chi NSNN của KBNN Việt Nam là các chỉ tiêu định lượng, mang tính chất thống kê là chủ yếu. Do
đó vận dụng các chỉ tiêu thống kê trong báo cáo chưa cho phép chúng ta đánh giá chính xác nỗ lực hoạt động của KBNN trong quản lý chi NSNN cũng nhưđánh giá tình hình chấp hành chính sách chi của từng đơn vị KBNN.
Biểu đồ số 02.2 phản ánh chỉ tiêu tổng chi NSNN qua KBNN giai đoạn 2001-2013, ngoại trừ năm 2009, số chi NSNN năm sau thường cao hơn năm trước. KBNN các cấp coi chỉ tiêu này là nỗ lực phấn đấu hàng năm, vì nhìn tổng quan, khối lượng nhiệm vụ tăng lên trong khi các điều kiện vật chất, biên chế công chức không thay đổi. Chi thường xuyên qua KBNN giai đoạn 2006 -2010 phản ánh nội dung chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi NSNN và khoảng 50-60% tổng chi, riêng năm 2010 vọt lên gần 73% và liên tục vượt dự toán chi thường xuyên ở mức từ 5,24% (năm 2009) đến 8,1% (2010), 9,3% (năm 2007), thậm chí tới 15,3% (năm 2008). (Xem thêm phụ lục số 04 và 07)
Chi đầu tư XDCB thực hiện năm 2010 thấp hơn so với thực hiện năm 2009 song chi thường xuyên tương ứng lại cao hơn tới 23,3% và chiếm 72,8% tổng chi NSNN. Giai đoạn 2006-2010 chi đầu tư chiếm khoảng 20-30% tổng chi NSNN và luôn vượt dự toán năm từ 5% (2007) đến 19,8% (2008), thậm chí 59,54% năm 2009 rồi xuống 19,5% (2010) do tăng chi để kích thích tăng trưởng nền kinh tế đối phó với khủng hoảng kinh tế thế giới. (xem phụ lục số 08).
Riêng đối với chi chương trình mục tiêu và chi ĐTXD do tính chất kéo dài, nguồn vốn bố trí phức tạp và theo dõi đánh giá trung và dài hạn nên KBNN đã xây dựng chi tiết: kế hoạch năm, kế hoạch năm trước kéo dài, vốn XDCB tập trung, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trong nước, vốn nước ngoài, vốn khác ...Việc theo dõi kết quả thực hiện giải ngân trong kỳ báo cáo (tháng, năm) so với dự toán kế hoạch năm nhằm giúp cơ quan quản lý các cấp, Bộ, Ngành, Chính quyền địa phương giám sát và đặc biệt là làm rõ nguyên nhân tiến độ các dự án, chương trình mục tiêu chậm,
không đúng tiến độ có phải do nguồn thu ngân sách không đáp ứng kế hoạch, hay các nguyên nhân chủ quan, thủ tục hành chính khác.
- Các chỉ tiêu thống kê đánh giá công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN: Hai chỉ tiêu chủ yếu đang được vận dụng để đánh giá công tác này là: + Số món KBNN từ chối chi
+ Số tiền KBNN từ chối do chưa đủ thủ tục, sai chính sách, chếđộ.
Do tổ chức tốt công tác kiểm soát trước, trong và sau khi thanh toán, trong giai đoạn 2001 – 2013, KBNN đã từ chối thanh toán hàng nghìn khoản chi do áp sai
định mức, đơn giá, không có khối lượng thực hiện với giá trị là 3.967 tỷđồng (năm 2002 là 467 tỷđồng, năm 2003 là 451 tỷđồng, năm 2004 là 481 tỷđồng, năm 2005 là 554 tỷ đồng, năm 2006 là 551 tỷ đồng, năm 2007 là 465 tỷ đồng). Trong giai
đoạn 2005 - 2008, KBNN đã từ chối thanh toán hàng nghìn khoản chi do áp sai định mức, đơn giá, không có khối lượng thực hiện với giá trị hàng nghìn tỷ đồng. (chi tiết tại phụ lục số 07 và phụ lục số 08)
2.2.3. Các chỉ tiêu thống kê sử dụng đánh giá một số hoạt động khác liên quan đến hoạt động quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước của Kho bạc