CĂN CỨ XÂY DỰNG HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước (Trang 107 - 136)

5. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.2. CĂN CỨ XÂY DỰNG HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ

ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

3.2.1. Định hướng ci cách hot động qun lý qu Ngân sách Nhà nước ca Kho bc Nhà nước

3.2.1.1. Định hướng về cải cách quản lý Ngân sách Nhà nước

với tốc độ khá nhanh, chuyển biến lớn về quy mô và bước đầu có chất lượng, tạo tiền

đề thế và lực mới cho sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước. Dự báo giai

đoạn từ nay đến năm 2020, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội sẽ tiếp tục thực hiện theo hướng bền vững, làm cơ sở cải thiện vững chắc đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Trong quản lý NSNN sẽ thực hiện trên quy mô trình độ cao, chất lượng ngang tầm các nước phát triển trên thế giới và chặt chẽ hơn. Cụ thể là:

- Đảm bảo tính thống nhất của NSNN, vai trò chủ đạo của ngân sách trung

ương. Thống nhất về chế độ thu, chi ngân sách; về phương thức, quy trình lập, quyết định dự toán ngân sách, phê chuẩn quyết toán ngân sách.

- Tăng cường phân cấp, tăng thu theo các nguyên tắc phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường cho ngân sách địa phương nhất là cấp xã; đổi mới phương thức phân chia thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp hạch toán toàn ngành, thuế thu nhập cá nhân. Nghiên cứu tăng quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong việc quyết định một số chế độ thu, chi ngân sách trong phạm vi, khung do Trung ương quy định.

- Nghiên cứu quy định thống nhất trong việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ

chi đối với các cấp chính quyền địa phương.

- Tăng quyền hạn của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong lĩnh vực ngân sách. Tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của ngân sách các cấp.

- Nghiên cứu ban hành đồng bộ những quy định pháp luật về tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật các dịch vụ công quan trọng trên địa bàn làm cơ sở để các cấp chính quyền địa phương thực hiện phân bổ ngân sách đúng những ưu tiên của quốc gia trong điều kiện phân cấp ngân sách, giao quyền quyết định mạnh hơn cho chính quyền địa phương.

- Phân định rõ ràng về phạm vi ngân sách (các khoản thu ngân sách, khoản thu của đơn vị sự nghiệp như y tế, giáo dục, đào tạo lái xe…, tiến tới bỏ ghi thu, ghi chi quản lý qua ngân sách, tăng các nguồn lực phát triển các lĩnh vực sự nghiệp xã hội.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính, ngân sách trung hạn gắn với thực hiện chiến lược tài chính- ngân sách. Theo đó, ngân sách gắn với các mục tiêu

trung hạn, theo chương trình, dự án và cam kết của Chính phủ cả ở trong và ngoài nước.

- Cải cách hành chính trong quản lý NSNN, thực hiện nguyên tắc một đầu mối, một cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngân sách.

- Các tiêu chí trong định mức phân bổ NSNN phải đảm bảo yêu cầu mang tính phổ quát, khách quan, rõ ràng, minh bạch dễ hiểu, dễ tính toán, dễ kiểm tra.

Đồng thời phải thúc đẩy công tác quản lý NSNN tiết kiệm, hiệu quả.

3.2.1.2. Định hướng cải cách hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước

Để quản lý tốt quỹ NSNN, KBNN đang góp ý sửa đổi, bổ sung Luật NSNN cho phù hợp với xu hướng, yêu cầu cải cách hành chính và tài chính công. KBNN

đang hoàn thành việc triển khai Dự án Hiện đại hóa quản lý thu NSNN tại tất cả các cơ quan KBNN, Thuế, Hải quan trên toàn quốc theo hướng xây dựng chương trình quản lý thuế qua KBNN theo mô hình tập trung. Hiện tại, KBNN đã hoàn thành triển khai TABMIS trên toàn quốc nên sẽ thực hiện đầy đủ cơ chế quản lý cam kết chi NSNN qua KBNN đối với 100% các đơn vị dự toán, chủ đầu tư, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị sử dụng ngân sách. KBNN đang gấp rút hoàn thành đề án mô hình tổng kế toán Nhà nước, năm 2014 sẽ trình Bộ Tài chính để báo cáo Chính phủ [12].

Ngày 21/8/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

138/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020. Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 3873/QĐ-BTC ngày 12/12/2007 về việc ban hành Danh mục các đề án và cơ chế chính sách thực hiện Chiến lược này. Hiện nay, KBNN đang tích cực, chủđộng, hoàn thành đúng tiến độ

danh mục các đề án, cơ chế chính sách trong khuôn khổ thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020.

Theo đó, để thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến 2020, hệ thống KBNN và các đơn vị liên quan cần phải xây dựng, hoàn thành và tổ chức thực hiện nghiên cứu các cơ chế, chính sách bao phủ toàn bộ các chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động của hệ thống KBNN với những định hướng cơ bản như sau:

- Trên cơ sở các đề án, cơ chế, chính sách triển khai thực hiện chiến lược KBNN, cần tiếp tục thường xuyên cập nhật tình hình và các nội dung mới. Đổi mới công tác quản lý ngân quỹ theo hướng an toàn và hiệu quả trên cơ sở xây dựng hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý về quản lý ngân quỹ.

- Đổi mới công tác quản lý, kiểm soát chi NSNN qua KBNN: xây dựng cơ

chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN phù hợp với thông lệ quốc tếđể vận hành TABMIS.

- Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ KBNN,

đảm bảo đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ…, thực hiện kiểm soát chi NSNN một cửa, xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong hoạt động này. Thực hiện trao đổi thông tin với đơn vị sử dụng kinh phí NSNN; xây dựng và quản lý danh mục đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ phù hợp với TABMIS nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN. Định hướng giai đoạn 2011 - 2020 là thống nhất quy trình và đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN (bao gồm cả nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài, các khoản chi phát sinh trong và ngoài nước); hoàn thiện và mở rộng quy trình kiểm soát chi điện tử...

- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước hình thành công cụ quản lý ngân quỹ tiên tiến để dự báo chính xác các luồng tiền thu chi NSNN.

- Tổ chức kế toán NSNN đảm bảo tập trung, thống nhất và thực hiện kế toán dồn tích điều chỉnh trên nền tảng TABMIS; định hướng giai đoạn 2011 - 2020 gồm thực hiện chức năng Tổng kế toán nhà nước, thực hiện kế toán dồn tích đầy đủ; xây dựng chuẩn mực kế toán nhà nước....

- Xây dựng hệ thống thanh toán KBNN hiện đại, đảm bảo thanh toán mọi khoản thu, chi của NSNN và các đơn vị giao dịch an toàn, nhanh chóng, chính xác và hiệu quả; giảm dần và tiến tới không giao dịch bằng tiền mặt tại KBNN.

- Phát triển Công nghệ thông tin KBNN hiện đại, tiếp cận, làm chủ và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các lĩnh vực nghiệp vụ của KBNN; hình thành Kho bạc điện tử.

động nghiệp vụ KBNN bằng phương pháp khoa học, đơn giản, tiên tiến, phù hợp với điều kiện vận hành TABMIS [36].

3.2.2. Kết qu phân tích thc trng vn dng ch tiêu thng kê đánh giá hot động qun lý qu ngân sách ca Kho bc Nhà nước trong thi gian qua

Trong chương 2, đề tài đã tiến hành phân tích đánh giá các chỉ tiêu thống kê

đang được vận dụng trong đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN bằng các phương pháp phân tích logic biện chứng có kết hợp sử dụng dữ liệu khảo sát ý kiến cán bộ công chức KBNN. Kết quả phân tích thực trạng vận dụng các chỉ tiêu thống kê đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN trong thời gian qua đã rút ra các kết luận về những hạn chế cần khắc phục được nêu ở mục 2.4.2 (chương 2).

Đây là một căn cứ quan trọng, là điểm xuất phát của những đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN trong thời gian tới.

3.2.3. Kết qu kho sát ý kiến công chc, viên chc KBNN

Trong chương 2, đề tài đã trình bày tổng quan về cuộc khảo sát ý kiến của công chức, viên chức các cấp đang công tác tại các KBNN. Theo đó, cuộc khảo sát

được tiến hành trên ba nội dung, trong đó nội dung thứ ba tập trung khảo sát ý kiến về các đề xuất trong thời gian tới. Nội dung này được cấu trúc thành 6 câu hỏi. Tổng hợp kết quả khảo sát như sau:

a. Về vấn đề bổ sung các tiêu chí định tính

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát về bổ sung các tiêu chí định tính

Câu trả lời Số Phiếu Tỷ lệ (%)

Rất cần 251 81,6

Không Cần 68 15,8

Ý Kiến Khác 11 2,6

Với kết quả khảo sát 251/471 phiếu (81,6%) người trả lời đều nhận xét cần bổ sung các tiêu chí định tính nhằm đánh giá toàn diện hơn hoạt động quản lý quỹ

b.Về thứ tựưu tiên

Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả khảo sát về câu hỏi nên ưu tiên điều chỉnh, bổ sung các tiêu chí đánh giá Câu trả lời Số phiếu Tỷ Lệ (%) Hoạt động quản lý thu NSNN của KBNN 103 21,9 Hoạt động quản lý chi NSNN của KBNN 328 69,6 Cả hoạt động quản lý thu và hoạt động quản lý chi NSNN của KBNN 40 8,5

Kết quả khảo sát cho thấy 69,6% chọn ưu tiên bổ sung tiêu chí đánh giá về

chi NSNN, hơn 47,7% so với số người ưu tiên chọn bổ sung tiêu chí về thu NSNN.

c. Về mức độ cấp thiết của việc bổ sung

Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả khảo sát nội dung nào cần được bổ sung các tiêu chí đánh giá nhất (do hiện còn thiếu hoặc chưa được đề cập)

Câu trả lời Số phiếu Tỷ lệ (%)

Tập trung nguồn thu NSNN 98 16.8 Chi trả, kiểm soát chi NSNN 196 33,6 Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm giải quyết kịp

thời nhu cầu chi của Ngân sách Nhà nước (sử dụng vốn nhàn rỗi, vay ngắn hạn ngân hàng TƯ,..) 97 16,6 Điều hoà vốn trong hệ thống KB 62 10,6 Tổ chức hạch toán và cung cấp thông tin về NSNN 131 22,4

Kết quả cho thấy tỷ lệ cao nhất (33,6%) cho rằng nội dung đánh giá về chi trả và kiểm soát chi NSNN là cần được bổ sung nhất. Nội dung tổ chức hạch toán và cung cấp thông tin về NSNN cũng được cán bộ tham gia khảo sát quan tâm, với

22,4% trả lời cần thiết bổ sung. Nhiều người đã chọn từ 2 đến 3 câu trả lời đồng thời (298 phiếu ), do đó về tỷ lệ bảng này là tương đối.

d. Về yêu cầu cần được ưu tiên đáp ứng của hệ thống tiêu chí

Bảng 3.4.Tổng hợp kết quả khảo sát về yêu cầu cần phải được ưu tiên đáp ứng nhất

Qua khảo sát, đa số các ý kiến đều yêu cầu cao nhất của hệ tiêu chí là tính thiết thực, không hình thức (43,1%), dễ hiểu, dễ làm (36,5%). Trong các câu trả lời,

đội ngũ chuyên viên, những người làm công việc nghiệp vụ trực tiếp có tới 99,2% (383 phiếu) chọn câu trả lời dễ làm, thiết thực. Các cấp lãnh đạo thì rất quan tâm

đến tính hệ thống (23,6%) câu trả lời tập trung vào các lãnh đạo quản lý các cấp 74/118 người.

e. Về nội dung cần ưu tiên đổi mới nhất

Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả khảo sát về nội dung cần được ưu tiên đổi mới nhất

Đa số (49,7%) số trả lời chọn ưu tiên xây dựng và hoàn thiện quy trình phân tích, đánh giá là cần đổi mới trước hết.

f. Về giải pháp cốt lõi nhất

Với câu hỏi khảo sát mang tính mở, các ý kiến cơ bản đều nhận thấy bảo

đảm các yêu cầu chính xác, kịp thời đầy đủ của thông tin là yếu tố quan trọng nhất

Câu trả lời Số phiếu Tỷ lệ(%)

Dễ hiểu, dễ làm 172 36,5 Thiết thực, không hình thức 203 43,1 Tính hệ thống 111 23,6

Câu trả lời Số phiếu Tỷ lệ (%)

Tổ chức bộ phận phân tích, đánh giá trong từng KBNN các cấp

84 17,8 Xây dựng và hoàn thiện quy trình phân tích, đánh giá 234 49,7 Thiết kế các báo cáo 153 32,5

nhằm nâng cao tính hữu ích, thiết thực của công tác phân tích, đánh giá trong KBNN (40,7%). Nhiều câu trả lời (156) chọn hai, thậm chí cả ba giải pháp: Đảm bảo các yêu cầu của thông tin, sự quan tâm của lãnh đạo KBNN các cấp, vận dụng tốt công nghệ thông tin.

Bảng 3.6. Tổng hợp Kết quả khảo sát về đề xuất giải pháp cốt lõi

Đối với việc xây dựng hệ tiêu chí, phương pháp cơ bản vẫn là các phương pháp phân tích logic biện chứng, rõ ràng kết quả khảo sát ý kiến không thể là một căn cứ duy nhất và quyết định. Mặt khác, các ý kiến cũng không đồng nhất vì phụ

thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, kết quả này cung cấp nhiều gợi ý có tính tham khảo hữu ích, tăng thêm cơ sở thực tiễn cho các đề xuất về hệ tiêu chí cũng như các vấn đề về tổ chức quá trình đánh giá trong hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN.

3.2.4. Mc tiêu, yêu cu xây dng h tiêu chí đánh giá hot động qun lý qu ngân sách ca Kho bc Nhà nước

3.2.4.1. Mục tiêu

Đánh giá là một trong những nội dung của chức năng quản lý nhằm cung cấp thông tin phản hồi qua đó, lấy quyết định phù hợp. Đối với hoạt động quản lý quỹ NSNN, hoạt động đánh giá vừa phục vụ cho hoạt động quản lý quỹ NSNN của tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước có chức trách và thẩm quyền liên quan

Câu trả lời Số phiếu Tỷ lệ (%)

Sự quan tâm của lãnh đạo KBNN các cấp đối với việc sử dụng các thông tin phân tích, đánh giá

151 30,1 Bảo đảm các yêu cầu của thông tin

(chính xác, kịp thời, đầy đủ…)

204 40,7 Nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên

trực tiếp làm công tác này

65 13

Vận dụng tốt công nghệ thông tin 74 14,8

đến toàn bộ chu trình quản lý NSNN bao gồm: các cơ quan quyền lực (lập pháp), cơ

quan chấp hành và cả cơ quan tư pháp…vừa phục vụ cho hoạt động quản lý của chính các cấp KBNN. Do đó, mục tiêu của việc xây dựng hệ tiêu chí bao gồm cả hai phương diện:

- Đối với hoạt động quản lý quỹ NSNN nói chung, hệ tiêu chí đánh giá phải bảo đảm cung cấp các thông tin đáp ứng các yêu cầu về thực trạng hoạt động quản lý quỹ NSNN qua đó hỗ trợ các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN.

- Đối với hoạt động quản trị nội bộ của các cấp KBNN, hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN phải là một công cụ để xác định kết quả

và hiệu suất và hiệu quả hoạt động của cơ quan KBNN các cấp, giúp đánh giá, so sánh thành tích, tạo cơ sở cho hoạt động quản trị từng đơn vị KBNN các cấp cũng như toàn hệ thống KBNN; hướng tới tầm nhìn và các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của KBNN.

3.2.4.2. Yêu cầu hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước

Hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN vừa đảm bảo những yêu cầu có tính phổ biến của hệ thống tiêu chí đánh giá vừa đảm bảo những yêu cầu có tính đặc thù của lĩnh vực quản lý quỹ NSNN.

Cụ thể, việc xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN cần

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước (Trang 107 - 136)