Xây dựng và hoàn thiện quy trình phân tích, đánh giá

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước (Trang 138 - 140)

5. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.4.2. Xây dựng và hoàn thiện quy trình phân tích, đánh giá

Các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN dù có được xây dựng tốt đến bao nhiêu cũng sẽ không có ý nghĩa nếu nó không được sử dụng một cách hiệu quả cho hoạt động quản lý.

Để sử dụng có hiệu quả các thông tin đánh giá cho hoạt động quản lý điều quan trọng nhất là phải tổ chức tốt quá trình phân tích, đánh giá các dữ liệu thu thập

được về hệ tiêu chí đánh giá.

Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ nhân viên KBNN về nội dung cần được

ưu tiên đổi mới nhất trong hoạt động phân tích, đánh giá cho thấy đa số người được hỏi (49,7%) đã cho rằng xây dựng và hoàn thiện quy trình phân tích, đánh giá là một trong những nội dung cần được ưu tiên đổi mới nhất. Kết quả khảo sát này phản ảnh đúng thực chất của vấn đềđang tồn tại hiện nay. Trong thực tế, các dữ liệu về hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN được tổng hợp trên các báo cáo định

kỳ chủ yếu phục vụ cho các thông tin về tình hình thực hiện NSNN và các hoạt

động quản lý có tính tác nghiệp của KBNN. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, đánh giá các dữ liệu còn chưa có tính hệ thống, bài bản, chưa có một quy trình phân tích,

đánh giá được vận dụng nhất quán.

Vì vậy, cần thiết phải xây dựng một quy trình phân tích, đánh giá chuẩn và bắt buộc các đơn vị KBNN các cấp phải tuân thủ một cách nhất quán. Trong quy trình này cần quy định rõ các nội dung sau:

a. Các chủ thể có liên quan đến quy trình

- Các bộ phận thu thập thông tin về các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của đơn vị KBNN: lập báo cáo hoặc tổ chức điều tra chuyên đề.

- Bộ phận chịu trách nhiệm phân tích

- Chủ thể sử dụng thông tin phân tích: cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

b. Quan hệ giữa các chủ thể

Quy trình cần chỉ rõ các mối quan hệ giữa các chủ thể. Về cơ bản các quan hệ này là quan hệ về phương diện thông tin. Do đó, bản chất quan hệ giữa các chủ

thể là luồng luân chuyển thông tin.

Vấn đề quan trọng nhất cần được đổi mới là cần phải chuyển các thông tin đã

được phân tích đến cho các chủ thể lãnh đạo, quản lý nội bộ KBNN để các chủ thể

này có cơ sở lấy các quyết định điều hành.

c. Nội dung phân tích

Quy trình cần chuẩn hóa các nội dung phân tích. Nội dung phân tích phụ

thuộc vào mục tiêu sử dụng thông tin. Mục tiêu sử dụng thông tin lại phụ thuộc vào chủ thể sử dụng thông tin.

Nếu chủ thể sử dụng thông tin là các cơ quan quản lý bên ngoài KBNN thì mục tiêu là sử dụng thông tin đã được phân tích cho các hoạt động trong chu trình ngân sách: dự toán, chấp hành và quyết toán NSNN. Nếu các chủ thể là cán bộ lãnh

đạo, quản lý KBNN các cấp thì mục tiêu sử dụng thông tin là lấy các quyết định quản lý, điều hành nội bộđơn vị KBNN.

- Phân tích bối cảnh bên trong, bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động quản lý NSNN của KBNN

- Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN về

các mặt: khối lượng, quy mô thực hiện; hiệu suất và hiệu quả hoạt động; chất lượng hoạt động trong đó có chất lượng dịch vụ hành chính công.

Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN có thể

phân ra ba nội dung chính:

+ Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động quản lý thu NSNN của KBNN + Phân tích, đánh giá hoạt động quản lý chi NSNN của KBNN

+ Phân tích, đánh giá các hoạt động khác liên quan - Phân tích nguyên nhân, các nhân tốảnh hưởng

- Kết luận phân tích: nêu rõ những nội dung trọng tâm cần cảnh báo và khuyến nghị cụ thể.

d. Phương pháp phân tích

Nêu rõ các phương pháp phân tích được sử dụng. Các phương pháp phân tích về cơ bản là các phương pháp truyền thống. Bao gồm các phương pháp phân tích

định tính và các phương pháp phân tích định lượng.

3.4.3. T chc b phn phân tích, đánh giá trong tng đơn v Kho bc Nhà nước

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước (Trang 138 - 140)