SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA VIỆC XÂY DỰNG MỚI HỆ TIÊU

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước (Trang 106 - 107)

5. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.1. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA VIỆC XÂY DỰNG MỚI HỆ TIÊU

MỚI HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

Việc xây dựng lại hệ thống tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN là một nhiệm vụ có tính cần thiết khách quan vì những lý do sau đây:

- Phục vụ định hướng cải cách hoạt động quản lý NSNN nói chung và định hướng cải cách hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN nói riêng. Căn cứ vào chiến lược cải cách quản lý NSNN nói chung và hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN nói riêng, có thể thấy nhiều đòi hỏi mới với những yêu cầu cao hơn trong hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN thời gian tới. Để đáp ứng những yêu cầu

đó, đòi hỏi phải cải cách phương thức đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN mà một trong những nội dung trọng tâm là phải xây dưng lại hệ tiêu chí

đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN.

- KBNN đang xây dựng dự thảo mô hình tổng kế toán nhà nước để thực hiện chức năng tổng kế toán Nhà nước của KBNN. Ngày 30/5/2014, Bộ trưởng Bộ

tài chính đã ra Quyết định số 1188/QĐ-BTC phê duyệt đề án Tổng kế toán nhà nước trên cơ sở “xương sống” là hệ thống TABMIS, kết hợp các phân hệ tích hợp, mở rộng các đối tượng lập, chấp hành, sử dụng ngân sách, sử dụng quỹ tài chính, công sản…do KBNN thực hiện từ giai đoạn 2015. Mục tiêu cuối cùng cần đạt được của KBNN trong chức năng này là thống nhất và đảm nhiệm toàn bộ các hoạt động kế toán nhà nước, nhằm tập trung việc thu thập, xử lý cung cấp các thông tin về tất cả các quỹ tài chính nhà nước và có thể là các tài sản quốc gia khác. Ngoài ra, đảm nhiệm cả việc kế toán ở các đơn vị công. Hiện nay, kế toán nhà nước được thực hiện phân tán ở nhiều cơ quan và trong ngắn hạn, KBNN chưa thể thực hiện ngay mục tiêu trên. Theo mục tiêu trên, KBNN đã thống nhất thực hiện kế toán NSNN (trước đây do cơ quan tài chính các cấp tương ứng với từng cấp ngân sách tiến

hành) tiến tới thực hiện tổng kế toán nhà nước. Như vậy, với chức năng này hoạt

động quản lý quỹ NSNN của KBNN sẽ có nhiều nội dung mới và theo đó, sẽ cần bổ

sung nhiều tiêu chí đánh giá mới trong hệ thống tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN.

- Tác nghiệp các mảng nghiệp vụ KBNN tương lai gắn liền với khai thác

ứng dụng của TABMIS là nhiệm vụ tất yếu của KBNN trong giai đoạn từ nay đến 2020 và các năm sau. Tại hội nghị tổng kết ngành Tài chính 2011, nguyên Bộ

trưởng Tài chính Vương Đình Huệ nói: “TABMIS là dự án rất lớn và rất quan trọng của toàn ngành tài chính, yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo tiến độ triển khai cũng như

duy trì những kết quả của dự án đã mang lại. KBNN cần xây dựng kịch bản quản trị

hệ thống…chủđộng phối hợp với Ban triển khai, PMU và các đơn vị liên quan để

tổ chức thực hiện” [19].

Từ năm 2012 đến năm 2015, phát triển TABMIS theo hướng các đơn vị dự

toán thực hiện đầy đủ chức năng phân bổ ngân sách; mở rộng phạm vi mã quỹ, bổ

sung giá trị COA, xây dựng các mẫu biểu chỉ tiêu báo cáo của tổng kế toán nhà nước; xác định yêu cầu và truy cập vào hệ thống các thông tin đầu vào để chiết xuất các thông tin báo cáo theo yêu cầu.

Phát triển kế toán quản trị phục vụ cho yêu cầu phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra, đảm bảo khả năng phân tích và tính toán được chi phí, hiệu quả của chi tiêu NSNN cũng như yêu cầu lập ngân sách trên cơ sở dồn tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính.

Với những đặc điểm nêu trên của việc vận dụng TABMIS có thể nói các hoạt

động nghiệp vụ trong quản lý quỹ NSNN của KBNN sẽ có nhiều thay đổi cực kỳ

quan trọng. Hệ quả tất yếu là phải đổi mới phương thức đánh giá và theo đó là hệ

tiêu chí đánh giá tương thích với TABMIS.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)