Tổ chức công tác quản lý quỹ ngân sách nhàn ước của Kho bạc Nhà

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước (Trang 77 - 81)

5. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.1.3. Tổ chức công tác quản lý quỹ ngân sách nhàn ước của Kho bạc Nhà

Công tác tổ chức quản lý quỹ ngân sách của KBNN Việt Nam được tiến hành sau khi ngân sách được phê chuẩn và năm ngân sách bắt đầu. Năm ngân sách

ở nước ta bắt đầu từ ngày 01 tháng 01, một số nước có năm ngân sách bắt đầu từ 01 tháng 4 (Nhật Bản); bắt đầu từ 01 tháng 10 (Liên Bang Hoa kỳ) [33]; KBNN có nhiệm vụ tổ chức thu NSNN và bố trí cấp phát kinh phí của NSNN cho các nhu cầu

đã được phê chuẩn (kể cả tạm ứng cấp phát cho các nhu cầu chi đầu năm chưa được phê chuẩn). Mối quan hệ giữa khối lượng thu- chi NSNN và thời gian có ý nghĩa rất lớn trong tổ chức quản lý quỹ NSNN, chính vì vậy trong điều kiện ngân sách bền vững, việc xây dựng một khoản dự phòng ngân sách hay ngân sách dài hạn sẽ làm giảm ảnh hưởng yếu tố thời gian. Tuy nhiên, hiện NSNN Việt Nam vẫn còn tình trạng lúc cần chi cho các nhu cầu lớn thì chưa có nguồn thu đáp ứng, lúc đã giải quyết bằng các biện pháp tài khóa khác, bằng chính sách tiền tệ thì nguồn thu lại tập trung đến nhiều [26]. Chính vì vậy, khi đặt vấn đề tổ chức quản lý quỹ NSNN, chúng ta phải đảm bảo sự kết hợp giữa kế hoạch và tổ chức thực hiện của các cơ

quan tham gia quản lý ngân sách (Thuế, Hải quan, Tài chính).

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam (Luật NSNN 2002), NSNN được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý. Tổ chức hệ thống NSNN gắn bó chặt chẽ với tổ chức bộ máy Nhà nước, mỗi cấp chính quyền địa phương có một cấp ngân sách cung cấp phương tiện vật chất cho cấp chính quyền đó thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trên địa bàn. Gắn với bốn cấp chính quyền, hệ thống NSNN Việt Nam cũng

được tổ chức thành bốn cấp tướng ứng. NSNN được quản lý tập trung thống nhất từ

trung ương đến địa phương (Tỉnh, Huyện, Xã) nhưng để đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả và quyền tự chủ về ngân sách, NSNN được phân cấp thành Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân (trừ một sốđịa phương đang thí điểm mô hình không tổ chức HĐND cấp quận, phường ởĐà

Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng). Như vậy, NSNN việt Nam có bốn cấp ngân sách: Ngân sách Trung ương (ngân sách của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác ở

trung ương); Ngân sách cấp tỉnh; Ngân sách cấp huyện, và Ngân sách cấp xã. Tập hợp ngân sách 3 cấp tỉnh, huyện, xã gọi là ngân sách địa phương.

Trong quá trình Nhà nước sử dụng quyền lực để huy động các khoản thu NSNN nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước đã hình thành quỹ NSNN. Quỹ NSNN là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay, có trên tài khoản của NSNN các cấp. Quản lý quỹ NSNN là trách nhiệm của cơ quan Tài chính và KBNN các cấp. Tương ứng với các cấp ngân sách của hệ thống NSNN Việt Nam, quỹ NSNN được chia thành: quỹ ngân sách của Chính phủ Trung ương, quỹ ngân sách của chính quyền cấp tỉnh và tương đương, quỹ ngân sách của chính quyền cấp huyện và tương đương, quỹ NSNN của cấp xã và tương đương.

Do đặc điểm và phương thức quản lý, mô hình quản lý quỹ ngân sách của Việt Nam nhưđã trình bày phần trên, nên tổ chức quản lý quỹ của KBNN Việt Nam phải phù hợp với quản lý Nhà nước về kinh tế, chính trị, Hiến pháp và pháp luật hiện hành. Sơ đồ tổ chức bộ máy KBNN Việt Nam hiện nay được trình bày tại phụ

lục sơđồ số 1. Đến nay, KBNN Việt nam đã có 63 KBNN tỉnh, 700 đơn vị KBNN cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, với 14.253 cán bộ công chức [20].

Đáp ứng được yêu cầu quản lý hoạt động quỹ NSNN thông qua hoạt động giao dịch của trên 150.000 đơn vị và gần 200.000 tài khoản giao dịch với KBNN trên cả

nước.

- Tổ chức quản lý quỹ NSNN tại KBNN (Trung ương)

KBNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ

Tài chính, Thủ tướng Chính phủ những vấn đề quan trọng về quỹ NSNN. KBNN trực tiếp tham gia vào dự thảo các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự

án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực quản lý của KBNN. KBNN là cơ quan đầu não ban hành văn bản hướng dẫn chuyên

môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của KBNN.

Quản lý quỹ NSNN, quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác được giao theo quy định của pháp luật. Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ NSNN các khoản tiền do các tổ

chức và cá nhân nộp tại hệ thống KBNN; thực hiện hạch toán số thu NSNN cho các cấp ngân sách theo quy định của Luật NSNN và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tổ chức hạch toán kế toán NSNN, các quỹ và tài sản của Nhà nước được giao quản lý, các khoản vay nợ, viện trợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật; báo cáo tình hình thực hiện thu, chi NSNN cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước liên quan theo quy định của Bộ

trưởng Bộ Tài chính.

Tổ chức huy động vốn cho NSNN và đầu tư phát triển thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ. Tổ chức quản trị và vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc.

Để thực hiện nhiệm vụ trên, tổ chức Bộ máy KBNN gồm Tổng Giám đốc, các phó Tổng giám đốc, 10 Vụ (KTNN; TCCB; Thanh tra; Ngân quỹ; Tài Vụ - Quản trị; Văn Phòng; Huy động Vốn; Tổng hợp pháp chế; Kiểm soát chi; Quan hệ

quốc tế) và các cơ quan trực thuộc (Tạp chí, cục CNTT; Trường Bồi dưỡng nghiệp vụ) [20].

- Tổ chức quản lý quỹ NSNN tại KBNN tỉnh, thành phố:

Nhiệm vụ và quyền hạn của KBNN tỉnh là chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các KBNN huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là KBNN huyện) thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chếđộ quy định và hướng dẫn của KBNN. Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách. KBNN tỉnh có quyền trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho NSNN theo quy

khoản chi NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật mình. Ngoài các hoạt động nghiệp vụ chính của KBNN giao, KBNN tỉnh còn là đơn vị tổ chức thực hiện kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN; thống kê, báo cáo, quyết toán các nghiệp vụ phát sinh tại KBNN tỉnh và trên toàn

địa bàn. Tổ chức quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN tỉnh và các KBNN huyện trực thuộc.

Tổ chức KBNN tỉnh gồm Giám đốc; các phó giám đốc; 9 phòng (có tỉnh tổ

chức 10 phòng): Tổ chức cán bộ; Kế toán Nhà nước; Tổng hợp; Tài vụ quản trị; kho quỹ; Thanh tra; Hành chính; Kiểm soát chi [19].

-Tổ chức quản lý quỹ tại KBNN quận, huyện, thị xã:

Nhiệm vụ KBNN quận, huyện tương tự như KBNN tỉnh, thành phố nhưng phạm vi quản lý và hoạt động nghiệp vụ KBNN trên địa bàn quận, huyện. Đồng thời phải chịu sự chỉđạo của Lãnh đạo chính quyền địa phương cấp tỉnh, thành phố, KBNN cấp tỉnh, thành phố. Tổ chức KBNN quận, huyện (Trừ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) không có các phòng nghiệp vụ, được chia thành ba tổ: Kế toán Nhà nước; Tổng hợp- hành chính và Kho quỹ [19].

Tóm lại: Hiện nay, theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành [22]. KBNN có trách nhiệm quản lý quỹ NSNN, gồm quỹ ngân sách trung

ương và quỹ ngân sách các cấp chính quyền địa phương.

KBNN ở trung ương thống nhất quản lý quỹ ngân sách trung ương, trực tiếp thực hiện các giao dịch thu, chi phát sinh tại quầy giao dịch trung ương.

KBNN ở cấp tỉnh, thành phố quản lý quỹ NSNN tỉnh; trực tiếp tập trung các khoản thu, cấp phát, chi trả các khoản chi của ngân sách trung ương (do KBNN cấp trung ương ủy quyền) và ngân sách tỉnh phát sinh tại quầy giao dịch của mình; đồng thời thực hiện thu, chi ngân sách quận, huyện nơi KBNN cấp tỉnh, thành phố đóng trụ sở.

KBNN ở cấp quận, huyện, thị xã quản lý quỹ ngân sách huyện, quỹ ngân sách xã; tập trung các khoản thu, cấp phát, chi trả các khoản chi của ngân sách trung

ương và ngân sách tỉnh trên địa bàn (do KBNN cấp trung ương và KBNN cấp tỉnh chuyển xuống).

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước (Trang 77 - 81)