5. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
3.5. CÁC GIẢI PHÁP BỔ TRỢ
Tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến của công chức, viên chức KBNN về ý kiến cá nhân liên quan đến các đề xuất về giải pháp cốt lõi nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN, góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành của KBNN các cấp cho thấy sự quan tâm về những giải pháp cốt lõi sau:
3.5.1. Tăng cường sự quan tâm của lãnh đạo Kho bạc Nhà nước các cấp
Có 30,1% người được hỏi đã cho đây là một giải pháp cốt lõi. Thực tế và lý luận cũng cho phép khẳng định: chỉ khi cán bộ lãnh đạo có sự quan tâm đến công tác phân tích, đánh giá thì chất lượng công tác mới được coi trọng.
Cụ thể, sự quan tâm của lãnh đạo KBNN các cấp thể hiện ở những điểm chủ
yếu sau:
- Lãnh đạo có nhu cầu cao về việc sử dụng các thông tin phân tích, đánh giá cho việc đưa ra các quyết định quản lý, điều hành hoạt động quản lý quỹ NSNN của
đơn vị. Đây là vấn đề cơ bản nhất. Bởi vì, nếu lãnh đạo không thấy sự cần thiết phải có thông tin phân tích, đánh giá phục vụ cho hoạt động quản lý đơn vị thì hoạt động này chỉ có tính chất đối phó, hình thức cho dù có áp dụng bất kỳ giải pháp gì khác.
- Lãnh đạo đề ra yêu cầu cụ thể về nội dung, kết quả phân tích, đánh giá cho các bộ phận, cá nhân liên quan và được thông đạt một cách rõ ràng.
- Lãnh đạo quan tâm phân bổ các nguồn lực cần thiết cho hoạt động phân tích, đánh giá. Các nguồn lực nói ở đây có thể nhân lực, thời gian, tài chính, cơ sở
vật chất, công nghệ...
- Lãnh đạo thường xuyên có sự kiểm tra, giám sát, đôn đốc và có chế độ động viên, chế tài thích hợp.
3.5.2. Bảo đảm yêu cầu của thông tin
Tỷ lệ cao nhất trong số những người được khảo sát (40,7%) cho rằng giải pháp cốt lõi là phải bảo đảm yêu cầu của thông tin. Yêu cầu của thông tin nói ở đây là các dữ liệu về các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN phải bảo đảm độ chuẩn xác, trung thực và kịp thời.
Trong bối cảnh KBNN đang tiến đến thực hiện chức năng tổng kế toán nhà nước, thông tin về hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN càng cần phải bảo đảm nghiêm ngặt các yêu cầu nói trên.
Trong số những thông tin đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN, cần tập trung vào các tiêu chí chất lượng, đặc biệt là các tiêu chí về đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công trong quản lý quỹ NSNN của KBNN. Đây là những tiêu chí định tính lại phụ thuộc vào việc khảo sát từ phía khách hàng hoặc đánh giá từ phía nội bộ KBNN. Trong trường hợp đánh giá nội bộ, các kết quả đánh giá có thể bị chi phối bởi những yếu tố chủ quan, xuất phát từ cách tiếp cận vấn đề khác nhau hoặc từ góc nhìn thiếu toàn diện, thiếu khách quan hoặc xuất phát từ phương pháp đánh giá chưa chuẩn xác nhưng cũng có thể xuất phát từđộng cơ vụ lợi, thành tích. Trong trường hợp thực hiện đánh giá từ bên ngoài tức từ khách hàng giao dịch (người nộp NSNN hoặc đơn vị sử dụng NSNN) kết quả đánh giá có thể bị sai lệch vì những nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Sai lệch kết quả do quá trình chọn mẫu - Sai lệch kết quả do thiết kế bảng hỏi. - Sai lệch do phương pháp khảo sát
- Sai lệch do tác động chủ quan của người khảo sát, chủ ý làm lệch dữ liệu để
phục vụ những ý đồ chủ quan.
- Sai lệch do quá trình tổng hợp, phân tích - ...
Vì vậy, để bảo đảm các yêu cầu của thông tin như đã nêu ở trên, cần phải phân tích thật chi tiết từng khả năng cụ thểđể có biện pháp ngăn ngừa, khắc phục.
3.5.3. Nâng cao nhận thức của cán bộ công chức, viên chức Kho bạc Nhà nước Nhà nước
Nhận thức của cán bộ công chức viên chức KBNN về vai trò quan trọng của công tác phân tích, đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN là có ý nghĩa thiết thực
đối với việc nâng cao chất lượng của công tác này.
Mỗi cán bộ công chức, viên chức KBNN tùy theo vị trí công tác của mình
đều có liên quan ít nhiều đến quá trình luân chuyển thông tin trong từng đơn vị
KBNN. Vì vậy, chất lượng từng khâu công việc trong quá trình luân chuyển thông tin phụ thuộc vào nhận thức của từng vị trí công tác. Chỉ khi tất cả cán bộ công chức, viên chức KBNN có nhận thức tốt thì tất cả các công việc trong quy trình từ
khâu ghi nhận thông tin ban đầu qua chứng từ, thu thập thông tin hình thành báo cáo hoặc điều tra chuyên đề, tổ chức phân tích, đánh giá, truyền đạt thông tin qua phân tích, đánh giá đến lãnh đạo KBNN các cấp mới được vận hành có hiệu quả.
Đặc biệt, chất lượng của công tác phân tích, đánh giá sẽ được quyết định bởi bộ phận trực tiếp thực hiện công tác này trong từng đơn vị KBNN. Vì vậy, trọng tâm là phải tập trung nâng cao nhận thức của cán bộ công chức, viên chức bộ phận này. Mặt khác, phải có biện pháp gắn khối lượng và chất lượng công tác phân tích, đánh giá với quyền lợi và trách nhiệm của từng cá nhân và tập thể thuộc bộ phận này.
3.5.4. Vận dụng tốt công nghệ thông tin
Hiện nay, KBNN đã được hiện đại hóa mạnh mẽ so với trước đây. Tất cả các
đơn vị KBNN đã được trang bị hạ tầng công nghệ thông tin tốt nhất có thể với những phần mềm chuyên dụng phục vụ đắc lực cho hoạt động quản lý của KBNN. Công nghệ thông tin đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của KBNN thời gian qua.
Đặc biệt, KBNN đã triển khai TABMIS tức Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc (viết tắt từ tiếng Anh “Treasury And Budget Management Information System”) là một trong ba cấu phần và là cấu phần quan trọng nhất của “Dự án cải cách quản lý tài chính công”. Mục tiêu của dự án này là: hiện đại hoá công tác quản lý ngân sách nhà nước từ khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách, báo
cáo ngân sách và tăng cường trách nhiệm ngân sách của Bộ Tài chính; nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công; hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách; đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát triển và hội nhập của quốc gia.
Xét riêng, đối với công tác phân tích, đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN thì TABMIS giúp tăng tốc độ xử lý thông tin nhanh, đặc biệt chiết xuất báo cáo nhanh hơn.
Tuy nhiên, về mặt nghiệp vụ, TABMIS không chỉ là hiện đại hoá công nghệ
thông tin mà một trong những mục tiêu quan trọng là cải cách toàn bộ quy trình lập dự toán, phân bổ dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước, đồng thời thay thế toàn bộ chế độ kế toán ngân sách và nghiệp vụ KBNN bằng một chếđộ kế
toán mới. Vì vậy, để vận dụng có hiệu quả công cụ hiện đại này đòi hỏi sự nỗ lực, phối hợp của nhiều bên không chỉ một mình KBNN.
TABMIS dựa trên phần mềm ứng dụng về tài chính công của Oracle (Oracle Public Sector Financial Application). Với hệ thống KBNN, nó sẽ thay thế cho hệ
thống kế toán Kho bạc (KTKB). Do vậy, các cán bộ sẽ phải được đào tạo về cách thức sử dụng TABMIS để thực hiện các công việc hàng ngày. Họ cũng cần phải hiểu các khái niệm, quy trình ngân sách mới, chếđộ kế toán Nhà nước áp dụng cho TABMIS. Ngoài ra, cán bộ KBNN cũng cần phải có những kỹ năng tin học cơ bản.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, luận án đã tập trung trình bày kết quả nghiên cứu về các vấn đề sau:
- Lý giải sự cần thiết khách quan của việc xây dựng mới hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN.
- Phân tích các căn cứ xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ
NSNN của KBNN.
- Thiết kế nội dung tiêu chí của từng nhóm trong hệ tiêu chí đánh giá hoạt
động quản lý quỹ NSNN của KBNN trong thời gian tới.
- Đề xuất các giải pháp vận dụng hiệu quả hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN.
- Đề xuất các giải pháp bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phân tích,
KẾT LUẬN
Luận án “Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ Ngân sách của Kho bạc Nhà nước” đã trình bày kết quả nghiên cứu với các nội dung trọng tâm sau:
(i) Luận giải cơ sở lý luận về hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ
NSNN của KBNN với hai chủđề trọng tâm:
- Phân tích những nội dung lý luận về hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN.
- Lý giải một số vấn đề lý luận cơ bản về hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN.
(ii) Phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng chỉ tiêu thống kê đánh giá hoạt
động quản lý quỹ NSNN của KBNN Việt Nam trong thời gian qua với các chủđề
trọng tâm:
- Nội dung các chỉ tiêu mà KBNN đang vận dụng để đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN.
- Tổng hợp và phân tích kết quả khảo sát ý kiến của công chức, viên chức KBNN về thực trạng, vận dụng các chỉ tiêu thống kê đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN trong thời gian qua.
- Đánh giá chung thực trạng vận dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN Việt Nam trong thời gian qua.
(iii) Lý giải sự cần thiết khách quan của việc xây dựng mới hệ tiêu chí và phân tích các căn cứ xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN.
(iv) Xác định nội dung tiêu chí của hệ thống các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN Việt Nam. Theo đó, hệ thống các tiêu chí này được phân ra 3 nhóm cơ bản:
- Các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý thu NSNN của KBNN - Các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý chi NSNN của KBNN
- Các tiêu chí đánh giá các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN Việt Nam.
(v) Đề xuất 3 giải pháp vận dụng hiệu quả hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN: Kết hợp báo cáo thường xuyên theo định kỳ và điều tra chuyên đề; Xây dựng và hoàn thiện quy trình phân tích, đánh giá; Tổ chức bộ
phận phân tích, đánh giá trong từng đơn vị KBNN
(vi) Đề xuất 4 giải pháp bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phân tích,
đánh giá phục vụ tốt cho hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN: Tăng cường sự
quan tâm của lãnh đạo KBNN các cấp; Bảo đảm yêu cầu của thông tin; Nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên KBNN; Vận dụng tốt công nghệ thông tin.
Luận án đã xây dựng cơ sở, phương pháp, mối quan hệ của hệ thống tiêu chí
đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN trong giai đoạn hiện nay. Hệ
thống ban đầu được xây dựng theo hướng mở, trong quá trình quản lý KBNN, sẽ
cho phép tiếp tục cập nhật, bổ sung và không ngừng hoàn thiện trong mỗi giai đoạn lịch sử xã hội nhất định.
Trong thời gian tổ chức nghiên cứu luận án, tác giảđã gặp gỡ, trao đổi, bày tỏ ý kiến với nhiều cơ quan, đơn vị trong hệ thống tài chính, KBNN để cùng thống nhất những giải pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên, vì thời gian nghiên cứu vẫn phải làm công tác chuyên môn, các tài liệu và lý luận vẫn có thể chưa bao quát sâu được ngang tầm của quản lý tài chính Quốc gia. Mặt khác, thực tiễn công tác quản lý tài chính, ngân sách chưa đơn vị nào đưa phương pháp quản lý, đánh giá hoạt động bằng tiêu chí cụ thể, trên thế giới cũng mới thí điểm một vài nơi, một số lĩnh vực dự
án, chương trình của Nhà nước hoặc ở cấp độ quản lý Nhà nước khác. Do vậy nên luận án chắc không tránh khỏi còn thiếu sót, các giải pháp mang tính chủ quan, chúng tôi rất mong các đồng nghiệp, các chuyên gia quan tâm và đóng góp để luận án càng hoàn thiện và hữu ích trong công cuộc đổi mới của đất nước.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
[1] Ths. Phan Quảng Thống (2000), Đổi mới quản lý chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng, Luận án thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
[2] Ths.Phan Quảng Thống (2003), Một số giải pháp đổi mới quản lý ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước các tỉnh Duyên hải Miền Trung trong giai đoạn hiện nay,Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội. [3] Ths.Phan Quảng Thống (2008), Một số ý kiến nhằm hoàn thiện cơ chế
kiểm soát chi ngân sách qua KBNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, Tạp chí Quản lý Ngân Quỹ Quốc gia, Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Số 06).
[4] Ths.Phan Quảng Thống (2009), Một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý, kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo kết quả công việc đối với các
đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội.
[5] Ths.Phan Quảng Thống (2009), Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt: Thành tựu 2008 - Thách thức và giải pháp 2009,Tạp chí Quản lý Ngân Quỹ Quốc gia, Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Số 01+02/2009). [6] Ths.Phan Quảng Thống (2012), Tổ chức bộ máy kế toán nghiệp vụ của
KBNN Đà nẵng phù hợp với quy trình TABMIS,Kỷ yếu Hội thảo “Nội dung chi tiết mô hình Tổng kế toán Nhà nước”, Hà Nội.
[7] Ths. Phan Quảng Thống (2013), Một số quy định mới chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Tạp chí Quản lý Ngân Quỹ Quốc gia, Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Số 129).
[8] Ths.Phan Quảng Thống (2013), Một số giải pháp phân tích, đánh giá hoạt động nghiệp vụ Kho Bạc Nhà Nước trong môi trường vận hành TABMIS,Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội.
[9] Ths.Phan Quảng Thống (2013), Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cân đối ngân sách nhà nước 2013, Tạp chí Quản lý Ngân Quỹ Quốc gia, Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Số 129).
[10] Ths.Phan Quảng Thống (2014), Các giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.
[11] Ths.Phan Quảng Thống - PGS.TS Lâm Chí Dũng (2015), Đổi mới hệ
tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN, Tạp chí Quản lý Ngân Quỹ Quốc gia, Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Số 157).
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước:
[1] VũĐình Ánh (2011), Chính sách tài khóa và vấn đề nợ công của việt nam giai
đoạn 2006-2010 - Khi rồng muốn thức dậy, NXB lao động xã hội, Hà Nội. [2] Phạm Đỗ Chí (2011), Khi rồng muốn thức dậy - loay hoay với mô hình kinh tế
sau đổi mới, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
[3] Nguyễn Đăng Dờn (2010), Giáo trình NHNN, NXB Thành phố HCM, TP HCM. [4] Nguyễn Thanh Dương (1996), Các biện pháp hoàn thiện tín dụng Nhà nước ở
Việt Nam”, Luận án PTS, Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
[5] Bùi Xuân Đàm (1996), Đổi mới cơ cấu ngân sách Thủ đô Hà Nội phù hợp với
điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta, Luận án PTS, Trường Đại học Tài chính kế toán, Hà Nội.
[6] Bộ Tài chính, Thông tin chuyên đề (1996), Đổi mới chính cách và cơ chế quản lý tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Tài chính, Hà Nội.
[7] Bộ Tài chính, Đổi mới và hoàn thiện cơ chế cấp phát, kiểm soát chi NSNN (1996), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ tài chính, Hà Nội.
[8] Lê Thế Giới - Nguyễn Thanh Liêm - Trần Hữu Hải (2009) Quản trị chiến lược,