Các chỉ tiêu thống kê sử dụng đánh giá hoạt động quản lý thu Ngân sách

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước (Trang 81 - 85)

5. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.2.1. Các chỉ tiêu thống kê sử dụng đánh giá hoạt động quản lý thu Ngân sách

Các chỉ tiêu thống kê nhằm đánh giá hoạt động quản lý thu NSNN được thể

hiện trong các báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị về hoạt động quản lý thu NSNN của KBNN.

Cụ thể, các báo cáo về lĩnh vực này bao gồm:

a. Báo cáo thu và vay của ngân sách nhà nước, niên độ (Mẫu số B2-01BC- NS/TABMIS)

Báo cáo này cung cấp kết quả đánh giá về chỉ tiêu định lượng liên quan đến số liệu về thu và vay của NSNN theo lĩnh vực, ngành nghề kinh tế và theo nội dung

các khoản thu và vay, chi tiết phân chia theo từng cấp ngân sách được hưởng. Số liệu được kết xuất theo ngày, tháng, quí, năm tùy theo yêu cầu quản lý

điều hành ngân sách.

b. Báo cáo thu và vay nợ của ngân sách nhà nước theo mục lục ngân sách, niên độ (mẫu B2-02BC-NS/TABMIS)

Báo cáo này cung cấp kết quả thực hiện các chỉ tiêu định lượng về thu và vay của ngân sách nhà nước chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước, từng cấp ngân sách, hợp mục không phân cấp và hợp mục có phân cấp.

Kết quả có thể tổng hợp theo ngày, tháng, năm tùy theo yêu cầu quản lý điều hành ngân sách.

c. Báo cáo Tổng hợp thu và vay của NSNN (mẫu B2-03BC-NS/TABMIS)

Đây là báo cáo mang tính chất tổng hợp các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu ngoài thuế theo quy định của Luật NSNN và Luật thuế hiện hành. Ngoài ra, báo cáo còn thể hiện số thu từ các khoản về dầu thô và khí thiên nhiên, thu về vốn, tài sản của Nhà nước, các khoản thu từ viện trợ không hoàn lại của Chính phủ.

Báo cáo này lập theo tháng, năm và các KBNN đều thực hiện, tuy nhiên có những nội dung thu ngân sách không phát sinh ở KBNN cấp nào thì không cần báo cáo.

d. Báo cáo thu NSNN ngành Hải quan, niên độ (mẫu B2-04/BC-NS/TABMIS)

Báo cáo phản ánh các khoản thu do cơ quan Hải quan các địa phương (có cơ

quan Hải quan) thực hiện, (hiện nay có 34/64 tỉnh có phát sinh khoản thu này). Bao gồm các khoản thu thuế xuất, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng xuất, nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, lệ phí hải quan, thu khác hải quan. Thời điểm báo cáo hàng ngày, tháng, năm tùy theo yêu cầu quản lý và nhu cầu cung cấp số liệu. Các KBNN (tỉnh, thành phố, quận, huyện) có phát sinh thu hải quan đều phải lập báo cáo này và phù hợp với báo cáo thu ngân sách và cho vay trong niên độ.

e. Báo cáo hoàn trả thu NSNN (mẫu B2-05/BC-NS/TABMIS)

cấp tương ứng theo yêu cầu quản lý ngân sách của Bộ Tài chính hoặc Chính quyền

địa phương. Số ghi giảm thu hoặc chi NSNN phải cụ thể theo mục lục ngân sách, tương ứng báo cáo thu NSNN theo ngành và theo mục lục ngân sách. Thời điểm báo cáo thường là tháng, quý, năm trong niên độ ngân sách.

Với hệ thống báo cáo nhưđã trình bày tại điểm a,b,c,d,e đã cho phép KBNN thống kê tương đối đầy đủ hoạt động thu NSNN qua KBNN. Các chỉ tiêu thống kê trong từng báo cáo trên góc độ một KBNN đã đánh giá khá đầy đủ hoạt động nghiệp vụ thu NSNN. Tuy nhiên, với yêu cầu đánh giá tác động đến chính sách kinh tế vĩ mô, đến nhân tố khách quan thì các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo không đáp

ứng được. Mặt khác, hệ thống chỉ tiêu thống kê này không cho phép đánh giá mức

độ cố gắng, hoàn thành, hiệu quả của các KBNN khác nhau trong Hệ thống KBNN. Các số liệu ở Phụ lục số 05, Biểu đồ số 02.1 tổng hợp các dữ liệu về các chỉ

tiêu thống kê đánh giá hoạt động thu NSNN giai đoạn 2001-2013, KBNN có kết quả thống kê về số lượng tiền tập trung thu vào NSNN qua KBNN.

Qua bảng tại phụ lục 05 chúng ta thấy, tổng thu NSNN biến động đáng kể cả

về lượng và chất khi qui mô kết chuyển ngày càng lớn. KBNN đã thực hiện tốt nhiệm vụ kế toán NSNN, đây là nội dung rất lớn sẽ dần góp phần tránh tình trạng không thống nhất số liệu giữa các cơ quan hữu quan trong việc tập trung, khai thác và sử dụng thông tin NSNN, đồng thời là một trong các tiền đề cho việc quản lý tập trung thông tin tài chính ngân sách trong điều kiện áp dụng công nghệ thông tin.

Đểđánh giá, phân tích mức độ hoàn thành chỉ tiêu tập trung thu NSNN qua KBNN, KBNN còn yêu cầu KBNN các cấp báo cáo định kỳ (tháng, năm) theo các chỉ tiêu thống kê như: Tổng thu trong cân đối NSNN qua KBNN so với dự toán

được giao đầu năm, thu cân đối NSNN trong tháng báo cáo, lũy kế từđầu năm đến thời điểm báo cáo. Trong đó KBNN các cấp phải phản ánh số thu ngân sách cấp trung ương, ngân sách địa phương và thu vay của ngân sách địa phương. (xem chi tiết tại phụ lục số 03 và 06). Tuy nhiên, đối với các KBNN tỉnh, thành phố và quận, huyện không tính được tỷ lệ hoàn thành kế hoạch dự toán được giao của ngân sách trung ương vì trên thực tế các KBNN không có thông tin về dự toán Ngân sách cấp trung ương nên không thể báo cáo chính xác số thực hiện so với dự toán.

Bên cạnh đó, khi đánh giá cả giai đoạn, việc KBNN hoàn thành chỉ tiêu thu NSNN so với dự toán hoặc vượt thu so với dự toán còn bao hàm khía cạnh cung cấp thông tin cho các nhà quản lý về phương thức lập dự toán thu có sát tình tình KT- XH hay không, biến động chính sách (Thuế, kinh tếđối ngoại, tỷ giá...) đến kết quả

thực hiện dự toán thu NSNN. Biểu đồ 02.3 và phụ lục số 03 cho thấy kết quả thu NSNN qua KBNN so với dự toán giai đoạn 2001-2013. Thu nội địa có chiều hướng tăng dần từ 50,7 % năm 2001 lên 64,1 % năm 2010, năm 2011 là 63 % [32] và bình quân giai đoạn 2006-2013 đạt 57,29 %, tuy nhiên chi tiết thêm cơ cấu theo ngành, thành phần kinh tế thì doanh nghiệp Nhà nước lại có xu hướng giảm dần do kinh doanh kém hiệu quả, số nộp NSNN chưa tương xứng vị thế trong nền kinh tế.

Tỷ lệ thu ngân sách địa phương trong tổng thu NSNN tăng mạnh từ năm 2002, khi áp dụng Luật NSNN (2002). Nếu không tính thu NSNN từ dầu thô thì thu NSNN địa phương chiếm trung bình hơn 44% tổng thu NSNN giai đoạn 2004-2008. So sánh quốc tế cho thấy tỷ lệ thu NSNN so với GDP quốc gia của Việt Nam đạt 9,9 % giai đoạn này, cao hơn mức trung bình của các nước đang phát triển [23]. (Chi tiết tại phụ lục số 06: Tỷ trọng cơ cấu thu trong tổng thu NSNN giai đoạn 2001-2013)

Bên cạnh những thành tựu đáng kể trên, “bức tranh” NSNN qua số liệu của KBNN còn thể hiện một số bất cập, đánh giá của chuyên gia kinh tế chỉ ra, đó là:

- Minh bạch công khai số liệu về NSNN nói chung của Việt Nam rất thiếu tính hệ thống và thiếu chính xác. Sự thay đổi liên tục các chỉ tiêu thống kê hay đứt

đoạn trong chuỗi số liệu gây khó khăn cho quá trình phân tích, sai biệt quá lớn giữa số thực hiện lần một với số thực hiện lần hai và với quyết toán NSNN làm cho việc

đánh giá thu – chi ngân sách cũng như mức bội chi NSNN trở nên không chính xác [1]. - Sự khác biệt về số liệu thống kê NSNN không chỉ giữa số liệu của Việt Nam với quốc tế mà còn ngay giữa các “hệ thống” số liệu của Việt Nam.

- Ngay cả những năm đạt kết quả thu NSNN cao nhưng bội chi ngân sách vẫn phổ biến trong cả giai đoạn 2001-2013. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy bội chi ngân sách kéo dài thường tiềm ẩn nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô [2].

Tóm lại, thông qua nội dung các báo cáo có thể thấy hoạt động quản lý thu NSNN của KBNN được đánh giá thông qua chỉ tiêu thống kê tổng số thu ngân sách

đã thực hiện theo từng kỳ và số lũy kếđến thời điểm báo cáo. Mặt khác, các chỉ tiêu còn được xem xét theo cơ cấu thu NSNN cho từng tiêu thức phân tổ khác nhau như: theo lĩnh vực, ngành nghề kinh tế; theo nội dung; theo mục lục ngân sách; hoặc theo cơ quan thu…

2.2.2. Các ch tiêu thng kê s dng đánh giá hot động qun lý chi Ngân sách nhà nước ca Kho bc Nhà nước

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước (Trang 81 - 85)