7. Kết cấu luận văn
2.1.2 Sứ mạng, chức năng, nhiệm vụ của UBND TP Bảo Lộc trong sự nghiệp
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
Sứ mạng của UBND TP Bảo Lộc
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Bảo Lộc đang tập trung sức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ V (2015-2020) và Nghị quyết 07/NQ-TU của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng về “Phát triển TP Bảo Lộc trở thành trung tâm dịch vụ - công nghiệp của tỉnh Lâm Đồng giai đọan 2016 – 2020”. Bên cạnh việc đầu tƣ phát triển theo định hƣớng CL phát triển nói trên, trong giai đoạn 2011 - 2015, TP còn tập trung triển khai Nghị quyết 07 - NQ/TU của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy về “Phát triển Bảo Lộc trở thành trung tâm dịch vụ - công nghiệp của tỉnh”. Trong định hƣớng từ 2016 - 2020, TP Bảo Lộc cần tiếp tục khẳng định vị thế phát triển vùng, một trung tâm dịch vụ - công nghiệp phía Nam tỉnh; cần tạo sự liên kết vùng phía nam để phát triển công nghiệp, xây dựng vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; cần hình thành cơ chế, chính sách riêng để khuyến khích thu hút đầu tƣ và phát triển. TP phải quy hoạch mở rộng theo hƣớng
24
quy hoạch vùng. Chất lƣợng quy hoạch phải đảm bảo là một đô thị loại 2 hiện đại. Các định hƣớng phát triển về văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục… của TP Bảo Lộc cũng theo hƣớng chất lƣợng cao để phát triển thành một trung tâm thứ hai, sau TP Đà Lạt.
Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của UBND TP Bảo Lộc
Chức năng: UBND do hội đồng nhân dân (HĐND) bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính NN ở địa phƣơng, chịu trách nhiệm trƣớc HĐND cùng cấp và cơ quan NN cấp trên. UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan NN cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trƣơng, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn; thực hiện quản lý NN ở địa phƣơng, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính NN từ trung ƣơng tới cơ sở.
Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND đƣợc thể hiện trong tất cá các lĩnh vực gồm: lĩnh vực kinh tế; lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, thuỷ lợi và đất đai; lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải; lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ và du lịch; lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thể thao; lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trƣờng; lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính; việc thi hành pháp luật; việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo.
Chi tiết nhiệm vụ và quyền hạn các phòng ban xem ở phụ lục 2 trang v