KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỀN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG CHỨC

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực công chức viên chức của ủy ban nhân dân thành phố bảo lộc đến 2020 (Trang 36)

7. Kết cấu luận văn

1.5. KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỀN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG CHỨC

1.5.1. Bài học của các nƣớc về phát triển nguồn nhân lực công chức viên chức

Kinh nghiệm của chính quyền Tiểu Bang của Hoa Kỳ

Để nâng cao chất lƣợng NNL CC-VC nhanh nhất, chính quyền các tiểu bang của Hoa Kỳ đã thực hiện một số giải pháp:

- Cung cấp chƣơng trình đào tạo số hóa để các CC-VC có thể tiếp nhận đào tạo một cách linh hoạt, áp dụng nhiều hình thức đào tạo trực tiếp và trực tuyến (Từ năm 2007, các tiểu bang của Mỹ cung cấp các khóa đào tạo trong đó 20% số tiết có thể học trực tuyến với gần 400 chƣơng trình đào tạo trực tuyến);

- Kết hợp với các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp thực hiện đào tạo phát triển năng lực lãnh đạo, lên kế hoạch hỗ trợ phát triển nguồn lực CC-VC, cung cấp những cơ hội đào tạo chuyên sâu;

- Xây dựng hệ thống quản lý kiến thức để lƣu và chia sẻ những kiến thức tích lũy đƣợc.

Kinh nghiệm của Singapore

- Chính phủ Singapore đặc biệt chú trọng việc đào tạo đội ngũ quản lý trung cao cấp quản lý tri thức.

- Sáng tạo và quản lý sáng tạo (hoặc kích thích sáng tạo). Thông qua việc nâng cao sự hiểu biết bản thân của tầng lớp trí thức trung cao cấp để tiến thêm và kích thích năng lƣợng sáng tạo;

19

- Đặc biệt chú ý đội ngũ CC-VC nữ và CC-VC trung niên trở lên để đƣa ra những chƣơng trình phát triển tu dƣỡng phù hợp.

Kinh nghiệm của Đài Loan

- Chính phủ Đài Loan đã sử dụng ICT (Information Communication Technology) làm công cụ hạt nhân đào tạo nhân tài dài hạn phục vụ chính quyền;

- Đài Loan đã tham khảo cơ chế kiểm chứng đầu tƣ vốn nhân lực để nâng cao năng lực cạnh tranh (Investors In People, IIP), và Tiêu chuẩn ISO10015 của nƣớc Anh để xây dựng cơ chế đào tạo NNL. Đề án này tập trung vào đào tạo, bồi dƣỡng phát triển các đối tƣợng sau: CC-VC làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể; cơ quan hành chính NN cấp tỉnh, cấp huyện; đơn vị sự nghiệp công lập; CC-VC cấp xã thuộc các chức danh quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lƣợng, một số chế độ, chính sách đối với CC-VC ở xã, phƣờng, thị trấn; cán bộ quản lý, nhân viên, công nhân kỹ thuật của các tổ chức trên địa bàn tỉnh; những ngƣời làm việc trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ của tỉnh đƣợc tỉnh cử tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của tỉnh.

1.5.2. Kinh nghiệm từ các tỉnh ở Việt Nam

Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dƣơng

Để phát triển NNL CC-VC, tỉnh Hải Dƣơng đã thực hiện:

- Đổi mới quy trình, chế độ tuyển dụng CC-VC. uyển dụng CC-VC phải thực sự xuất phát từ yêu cầu công việc, từ đòi hỏi của công tác quản lý, phát triển NNL, trên cơ sở phân tích đánh giá, dự báo về NNL hiện tại và tƣơng lai trong từng cơ quan, đơn vị. Để tạo NNL bổ sung cho đội ngũ CC-VC phải xây dựng kế hoạch lựa chọn những ngƣời tuổi trẻ có phẩm chất tốt, học giỏi và định hƣớng cho họ theo học các trƣờng đại học có liên quan đến các ngành, lĩnh vực cần thiết đối với các cơ quan quản lý NN. Quá trình nâng cao chất lƣợng đội ngũ CC-VC thông qua biện pháp thay thế dần những CC-VC yếu kém về năng lực, trình độ chuyên môn

20

bằng những CC-VC trẻ, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức khoa học - công nghệ hiện đại phải có lộ trình cụ thể từ 05 đến 10 năm.

- Tạo ra cạnh tranh lành mạnh trong nền hành chính nhất là trong khâu nâng ngạch, bổ nhiệm CC-VC giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý, đây chính là động lực thúc đẩy tính tích cực, sự phấn đấu của CC-VC, nhằm nâng cao năng lực của CC- VC, khắc phục đƣợc tình trạng trì trệ của tính khép kín, tuần tự, thâm niên, “sống lâu lên lão làng” - đặc trƣng của chế độ công vụ theo hệ thống “chức nghiệp”; - Cải cách công tác đánh giá CC-VC thông qua việc đánh giá thực thi nhiệm vụ , góp phần để CC-VC bộc lộ tiềm năng, phát huy tối đa khả năng làm việc. Trƣớc mắt, để đổi mới công tác đào tạo CC-VC Ủy Ban đã phải thực hiện đồng bộ các giải pháp liên quan đến quản lý đào tạo nhƣ: xác định chu kỳ sát hạch CC-VC để đánh giá năng lực CC-VC (chu kỳ có thể từ 3 đến 5 năm); xác định số lƣợng CC-VC theo ngạch trong từng cơ quan, đơn vị; quy định các loại văn bằng, chứng chỉ cho từng chức danh và xây dựng các quy định nhằm định hƣớng đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và đặc biệt là các kỹ năng thực thi công vụ, tránh tình trạng bằng cấp chỉ để hợp thức hoá tiêu chuẩn chức danh và ngạch bậc.

Kinh nghiệm của huyện Bình Chánh – TP. Hồ Chí Minh

TP đã ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách để tạo bƣớc chuyển biến đột phá trong công tác cán bộ và đẩy mạnh triển khai các giải pháp thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ CC-VC chuyên nghiệp, năng động, minh bạch và hiệu quả. Năm 2013, TP triển khai xây dựng đề án vị trí việc làm và áp dụng phƣơng pháp đánh giá kết quả công việc của CC-VC hàng tháng theo hình thức trực tuyến đến tất cả các sở, ban, ngành, TP, huyện và các phƣờng, xã; tăng cƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng và nâng cao hơn nữa đạo đức công vụ theo tinh thần 5 xây: "Trách nhiệm","Chuyên nghiệp", "Trung thực","Kỷ cƣơng","Gƣơng mẫu"; đồng thời kiên quyết thực hiện 3 chống các biểu hiện: "Quan liêu","Tiêu cực","Bệnh hình thức". Qua thực hiện các chủ trƣơng, chính sách mang tính đột phá trong công tác cán bộ và thực hiện

21

đồng bộ các giải pháp, trong những năm qua huyện đã tạo bƣớc chuyển biến tích cực trong công tác cán bộ; đội ngũ CC-VC đã có bƣớc phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ và thực thi công vụ.

Tóm tắt chƣơng 1

Từ các định nghĩa về nguồn nhân lực, chiến lƣợc, nội dung phát triển nguồn nhân lực CC-VC, đồng thời đúc rút những kinh nghiệm về thu hút, trọng dụng ngƣời có tài năng của các quốc gia trên có thể rút ra một số bài học tham khảo trong quá trình xây dựng chính sách thu hút, trọng dụng ngƣời có tài năng trong các cơ quan hành chính NN ở UBND TP Bảo Lộc. Dựa vào đó tác giả sẽ phân tích cụ thể thực trạng NNL CC-VC tại UBND TP Bảo Lộc ở chƣơng sau.

22

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG

CHỨC VIÊN CHỨC TẠI UBND THÀNH PHỐ BẢO LỘC

Chƣơng này giới thiệu tổng quan về Ủy Ban Nhân Dân TP. Bảo Lộc, phân tích thực trạng NNL, tình hình biến động CC-VC trên các mặt. Từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển NNL CC-VC của UBND TP Bảo Lộc để làm cơ sở để đề xuất chiến lƣợc phát triển NNL CC-VC UBND ở chƣơng sau.

2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BẢO LỘC BẢO LỘC

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Vào khoảng những năm 1890, trên đƣờng thám hiểm cao nguyên Langbian và phát hiện vùng đát Đà Lạt vào năm 1893, bác sĩ Alexander Yersin đã phát hiện ra vùng đất này gọi là xứ B’lao, nay là TP Bảo Lộc.

Năm 1898 Toàn quyền Paul Doumer cử nhiều đoàn thám hiểm khảo sát tiềm năng của vùng này, năm 1899 ông Ernest Outrey mở cuộc thám hiểm và nghiên cứu tiềm năng vùng Bảo Lộc. Năm 1899, Tỉnh Đồng Nai Thƣợng ( Haut Donnai) đƣợc hình thành, tiềm năng Bảo Lộc bắt đầu đƣợc khai phá. Năm 1932, tuyến đƣờng từ Sài Gòn lên Đà Lạt qua Bảo Lộc (quốc lộ 20 hiện nay) đƣợc hình thành.

Năm 1958, Tỉnh Đồng Nai Thƣợng đƣợc phân định lại ranh giới và đổi tên thành Tỉnh Lâm Đồng (cũ) gồm 2 TP: Bảo Lộc và Di Linh. Bảo Lộc đƣợc chọn làm tỉnh lỵ của Tỉnh Lâm Đồng cũ (gồm các Huyện Di Linh, Bảo Lộc, Bảo Lâm, Đạhuoai- Đạ Tẻh hiện nay).

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975, Tỉnh Lâm Đồng và Tỉnh Tuyên Đức đƣợc sát nhập lại thành Tỉnh Lâm Đồng hiện nay, Đà Lạt trở thành trung tâm chính trị, hành chính của Tỉnh Lâm Đồng. Bảo Lộc, Di Linh trở thành 2 huyện phía nam của Tỉnh. Ngày 11-07-1994, Chính phủ ban hành Nghị

23

định 65/CP chia tách huyện Bảo Lộc thành 2 đơn vị hành chính là thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm. Thị xã Bảo Lộc – 1 đơn vị hành chính mới đã đƣợc hình thành với 6 phƣờng nội thị và 5 xã nông thôn. Sau 15 năm xây dựng và phát triển, Bảo Lộc đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, công nghiệp, dịch vụ và du lịch quan trọng của vùng phía Nam tỉnh Lâm Đồng và là đô thị lớn thứ 2 của tỉnh Lâm Đồng, sau TP Đà Lạt. Sau 15 năm tập trung phấn đấu thực hiện các tiêu chí xây dựng đô thị, ngày 11/ 3/2009, thị xã Bảo Lộc đƣợc công nhận là đô thị loại III theo Quyết định số 225/QĐ-BXD của Bộ trƣởng Bộ Xây Dựng; Và một năm sau đó, ngày 8 tháng 4 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19/NQ- CP thành lập TP Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bảo Lộc. Hiện nay, cùng với Đà Lạt, TP Bảo Lộc chính thức là một trong hai TP thuộc tỉnh Lâm Đồng.

2.1.2 Sứ mạng, chức năng, nhiệm vụ của UBND TP Bảo Lộc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Sứ mạng của UBND TP Bảo Lộc

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Bảo Lộc đang tập trung sức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ V (2015-2020) và Nghị quyết 07/NQ-TU của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng về “Phát triển TP Bảo Lộc trở thành trung tâm dịch vụ - công nghiệp của tỉnh Lâm Đồng giai đọan 2016 – 2020”. Bên cạnh việc đầu tƣ phát triển theo định hƣớng CL phát triển nói trên, trong giai đoạn 2011 - 2015, TP còn tập trung triển khai Nghị quyết 07 - NQ/TU của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy về “Phát triển Bảo Lộc trở thành trung tâm dịch vụ - công nghiệp của tỉnh”. Trong định hƣớng từ 2016 - 2020, TP Bảo Lộc cần tiếp tục khẳng định vị thế phát triển vùng, một trung tâm dịch vụ - công nghiệp phía Nam tỉnh; cần tạo sự liên kết vùng phía nam để phát triển công nghiệp, xây dựng vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; cần hình thành cơ chế, chính sách riêng để khuyến khích thu hút đầu tƣ và phát triển. TP phải quy hoạch mở rộng theo hƣớng

24

quy hoạch vùng. Chất lƣợng quy hoạch phải đảm bảo là một đô thị loại 2 hiện đại. Các định hƣớng phát triển về văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục… của TP Bảo Lộc cũng theo hƣớng chất lƣợng cao để phát triển thành một trung tâm thứ hai, sau TP Đà Lạt.

Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của UBND TP Bảo Lộc

Chức năng: UBND do hội đồng nhân dân (HĐND) bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính NN ở địa phƣơng, chịu trách nhiệm trƣớc HĐND cùng cấp và cơ quan NN cấp trên. UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan NN cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trƣơng, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn; thực hiện quản lý NN ở địa phƣơng, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính NN từ trung ƣơng tới cơ sở.

Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND đƣợc thể hiện trong tất cá các lĩnh vực gồm: lĩnh vực kinh tế; lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, thuỷ lợi và đất đai; lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải; lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ và du lịch; lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thể thao; lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trƣờng; lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính; việc thi hành pháp luật; việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo.

Chi tiết nhiệm vụ và quyền hạn các phòng ban xem ở phụ lục 2 trang v

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chúc của UBND TP. Bảo Lộc bao gồm: Lãnh đạo: Gồm có một chủ tịch và 2 phó chủ tịch

Chủ tịch: Nguyễn Quốc Bắc

Phó Chủ Tịch: Phùng Ngọc Hạp Lê Trọng Tuấn

25

Các phòng ban chuyên môn thuộc UBND TP. Bảo Lộc bao gồm: có 13 phòng ban (thể hiện rõ ở sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy UBND TP).

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của UBND TP Bảo Lộc

Nguồn: Văn phòng UBND TP Bảo Lộc năm 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BẢO LỘC

ĐÀI TT & TH

VĂN PHÕNG ĐĂNG KÍ SỬ DỤNG ĐẤT

TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP

TRUNG TÂM VĂN HÓA THỂ THAO

TRUNG TÂM Y TẾ

TRUNG TÂM TƢ VẤN ĐTXD & PTQĐ BẢO

LỘC BAN QUẢN LÝ CHỢ

KHỐI SƢ̣ NGHIỆP VP. HĐND-UBND PHÒNG TN-MT PHÕNG NỘI VỤ PHÕNG KINH TẾ PHÕNG TƢ PHÁP PHÒNG VH - TT PHÕNG Y TẾ PHÕNG GIÁO DỤC PHÒNG TC-KH PHÕNG LĐTB&XH THANH TRA PHÕNG QLĐT ĐỘI TT XÂY DỰNG KHỐI HÀNH CHÍNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BẢO LỘC

26

Các phòng ban có chức năng tham mƣu, giúp việc cho UBND theo từng lĩnh vực chuyên môn của nghành mình phụ trách. Thực hiện chức năng QLNN theo ngành, theo lĩnh vực. Chịu trách nhiệm công tác trƣớc Chủ tịch UBND TP về công tác chuyên môn của mình.

Danh sách các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp xem phụ lục 3 trang viii.

2.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NỘI BỘ TRONG ỦY BAN 2.2.1. Đội ngũ cán bộ 2.2.1. Đội ngũ cán bộ

Nhân sự công chức của Ủy Ban từ 2010-2015 - Cơ cấu theo loại lao động.

Bảng 2.1.Bảng cơ cấu theo loại lao động Lực lƣợng lao động

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Biên chế hành chính 119 129 129

Biên chế sự nghiệp 35 39 41

Tổng số 154 168 170

Nguồn: Văn phòng UBND TP Bảo Lộc năm 2015

Theo bảng 2.1 thì tình hình biến động nhân sự tại UBND TP Bảo Lộc không cao. Cuối năm 2013 đầu 2014, UBND có đợt tuyển dụng và lực lƣợng tăng thêm 10 ngƣời công chức viên chức và đƣợc duy trì đến năm 2015. Tình hình biến động CC-VC không cao ( có hai trƣờng hợp chuyển công tác ra ngoài và đã có thay thế).

- Về trình độ quản lý NN

Trình độ quản lý NN: 71/170 ngƣời chiếm tỷ lệ 41,8% - Về trình độ lý luận chính trị :

+ Cao cấp : 25 ngƣời chiếm tỷ lệ 17,7% +Trung cấp : 42 ngƣời chiếm tỷ lệ 24,7%

Tỷ lệ cán bộ CC-VC có trình độ lý luận chính trị là 42,4%. - Về trình độ ngoại ngữ

27

Chứng chỉ A,B,C : 119 ngƣời chiếm tỷ lệ 70% - Về trình độ vi tính

Chúng chỉ A,B,C : 110 ngƣời chiếm tỷ lệ 64,7 % - Cơ cấu trình độ chuyên môn

Hình 2.2 : Biểu đồ cơ cấu trình độ chuyên môn tại UBND TP. Bảo Lộc

Nguồn : Văn phòng UBND TP. Bảo Lộc năm 2015

Qua các số liệu trên cho ta thấy:

- Mặt tích cực: trình độ chuyên môn của CC-VC trong UBND nhìn chung là cao (trình độ Đại học là 134 ngƣời chiếm 78,84%) và hầu hết những ngƣời có

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực công chức viên chức của ủy ban nhân dân thành phố bảo lộc đến 2020 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)