Định lệ ban thưởng và tiến cống

Một phần của tài liệu chính sách của vua minh mạng đối với các dân tộc thiểu số ở miền trung (Trang 92 - 95)

7. Bố cục luận văn

2.3.2.1. Định lệ ban thưởng và tiến cống

Theo nghiên cứu, định lệ là những qui định của nhà nước đã đi vào thể thức, qui chế, được áp dụng lâu dài. Dưới triều Nguyễn, những qui định về đối nội đối ngoại, trong đó có cách thức bang giao với các nước phiên thuộc được ghi lại trong

Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, được thực hiện qua nhiều triều vua.

Các vua triều Nguyễn nói chung và vua Minh Mạng nói riêng coi Thủy Xá và Hỏa Xá là một nước Phiên thuộc, ngang hàng với Nam Chưởng, Vạn Tượng và Chân Lạp. Có thể coi đây là quan hệ “tôn chủ - chư hầu”, gần giống với quan hệ giữa Việt Nam và Trung Hoa thời trung đại. Biểu hiện cụ thể là Quốc vương Thủy Xá và Hỏa Xá sai sứ đến triều đình Huế xin tiến cống và vua Minh Mạng sắc phong cho quốc vương của hai nước này. Sách Hội điển ghi lại:

“Minh Mạng năm thứ 10 (1829), nước Thủy Xá sai người đến trấn Phú Yên lại xin đưa lễ cống.

Minh Mạng năm thứ 12, nước Thủy Xá sai sứ dâng đồ cống.

Minh Mạng năm thứ 15, nước Thủy Xá đến kinh triều cống. Nhân dịp này, vua Minh Mạng xuống dụ: “Nước Thủy Xá tuy đất ở cõi xa, nước nhỏ bằng hòn đạn, nhưng phong tục thuần phác, còn có thói đời thượng cổ. Vả nước ấy từ trước đến nay, vẫn không phản loạn, rõ sâu nghĩa lớn vua tôi, thực là nước có đạo. Nay đã cho họ tên, về chiếu sắc ban cấp chuẩn cho viết thẳng là Thủy Xá quốc vương; và chuẩn cho

bộ Lễ truyền chỉ, sau này biểu văn nước ấy tiến cống cũng viết là quốc vương, để ngay tên gọi” [43, tr.516].

Bên cạnh đó, sứ thần của Thủy Xá và Hỏa Xá cũng được hưởng những ưu đãi của triều đình như những nước Phiên thuộc khác. Đó là những ưu đãi về nơi ăn ở, đi đường, ban thưởng, khoãn đãi, thiết tiệc,…Điều này được ghi lại chi tiết trong Hội điển:

Triều Nguyễn qui định: “phàm các thuộc quốc và các cống man, hàng năm có gặp tiết mừng lớn và các lễ triều cống, xin phong, tâu việc, tạ ơn, thì khi sứ thần đi cống đến kinh sư đều nghỉ ở quán Tứ dịch. Vệ giám thành chiểu lĩnh các đồ vật bày đặt ở quán sở, rồi do bộ Binh bắt biền binh ngày đêm canh phòng và phục dịch” [43, tr.482].

Năm 1831, vua chuẩn y lời nghị: “sứ thần nước Thủy Xá đến tiến cống, trước kỳ hạn, tỉnh Phú Yên phái người tới huyện Phúc Sơn đón tiếp về công quán ở tỉnh yên nghĩ để khoản đãi. Tới khi lên đường, phái ra 1 viên thông phán hoặc kinh lịch thuộc tỉnh sung chức trường tống. Lại phái một cai đội đem 20 lính hộ tống sứ thần ấy giao nhân viên quân lính ở địa giới tiếp giáp chuyển đưa đi. Về sứ thần ấy và bọn trường tống, thông ngôn là 7 người, cho phép mỗi trạm đều cấp cho mỗi người một cái võng và 2 phu khiêng võng; lại 2 tên phu mang phẩm vật tiến cống, 2 phu mang đồ riêng của sứ thần ấy và 5 người đi theo. Bộ Lễ tư cho các hạt Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam đều bắt nhân viên quân lính và dự bị phu trạm, xét theo địa hạt đón tiếp, khi trở về một thể” [43, tr.484].

Minh Mạng năm thứ 15, nhà vua xuống chỉ: “sứ bộ nước Thủy Xá trở về, thì binh thuyền của phủ Thừa Thiên phái đi hộ tống chuẩn cho chở đến bến đò Thanh Hà, tức thì do nguyên phái ở tỉnh Phú Yên tiếp đưa về tỉnh, bất tất phải do bến Phúc Tượng nữa” [43, tr.484]. Như vậy, sứ thần của Thủy Xá đi tiến cống được nghỉ ở công quán trấn Phú Yên hoặc Tứ dịch quán ở Kinh đô. Lúc đi và về đều có người đưa đón, đi đường bộ thì ngồi võng, đường thủy thì ngồi thuyền, đều có nhân viên và quân lính phục vụ chu đáo.

Về ban thưởng, từ năm 1831, triều đình qui định như sau: “Theo lệ thưởng Quốc trưởng nước ấy hai tấm đoạn lông màu lam màu đỏ, 2 tấm sa nhiễu màu lam đỏ, 10 tấm sa man nhuộm màu. Một viên chánh sứ 8 lạng bạc, 1 đoạn khăn bằng sa nhiễu

màu lam, một cặp áo sa hoa hẹp tay, 1 cái quần bằng trừu hoa nam màu cánh kiến. Một viên phó sứ 6 lạng bạc, 1 đoạn khăn sa nhiễu lam, 1 cái áo sa hoa hẹp tay, 1 cái quần trừu hoa nam màu cánh kiến. Ba viên hành nhân mỗi người 3 lạng bạc, một cái áo hẹp tay bằng vải đen lót vàng, 1 cái quần tơ gốc màu cánh kiến. Năm người đi theo mỗi người một lạc bạc, 7 thước gốc màu cánh kiến” [43, tr.501].

Lệ thưởng này bắt đầu từ năm 1834, tuân hành lâu dài. Tuy nhiên, những lần sau Thủy Xá đến cống đều được thưởng thêm rất hậu. Điều này thể hiện qua sự kiện sau: Minh Mạng năm thứ 15 (1834), nước Thủy Xá đến kinh triều cống. Phụng chỉ truyền cho một đạo sắc thư và theo lệ định năm thứ 12 để thưởng, ngoài ra lại thưởng thêm cho quốc vương nước ấy một bộ đồ trà bằng sứ của Tây, 1 bộ đồ uống rượu bằng pha lê, 1 cái hộp bằng pha lê vẽ vàng có cả đĩa,1 cái hộp bằng pha lê in hoa, 1 cái “người và con vật” bằng mã não đỏ. Chánh phó sứ: sa đoạn đều 1 cuộn. Bồi giới người 1 cái áo ngắn bằng đoạn lông màu quan lục, 1 cái quần bằng trừu nam màu cánh kiến. Sa nam mỗi người mỗi tấm [43, tr.502].

Ngoài ra, sứ thần của Thủy Xá khi đi tiến cống còn được khoản đãi và thiết tiệc như các nước Phiên thuộc khác. Điều này được sách Hội điển ghi lại như sau: Minh Mạng năm thứ 12 (1831), chuẩn y lời nghị: lệ định sứ bộ nước Thủy Xá trấn Phú Yên, trấn ấy cung đốn tiền 30 quan, lợn 1 con, gà vịt mỗi thứ 5 con, gạo nếp 2 phương, gạo trắng 5 phương, cá mắm, nước mắm, rượu trắng mỗi thứ một hũ, trầu cau các hạng đều đủ cả. Đường đằng trước đi qua các hạt Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, mỗi hạt cấp tiền 10 quan, gà vịt mỗi thứ 2 con, cá mắm một hũ. Khi đến kinh, phủ Thừa Thiên ,cung đốn tiền 30 quan, gạo nếp 2 phương, gạo trắng 5 phương, lợn 1 con, gà vịt mỗi thứ 5 con, rượu trắng, nước mắm, mắm tôm mỗi thứ một hũ, trầu cau, chè, quả, dầu, nến đều đủ cả. Khi trở về cấp tiền 50 quan, đến trấn Phú Yên, lại cấp tiền 70 quan. Phàm gạo lương ăn đường ngày đi ngày về y như lệ [43, tr.538].

Năm Minh Mạng thứ 15, sứ bộ Thủy Xá đến cống. Tỉnh Phú Yên cấp tiền 50 quan, gạo trắng 10 phương; lại bắt thuyền sứ hộ tống ấy đi đường thủy đến kinh, phủ Thừa Thiên cấp phát cho: 1 viên trường tống 3 quan tiền, viên thông ngôn 2 quan tiền và mỗi viên một phương gạo; về các khoản cung đốn sứ bộ chiểu y lệ năm Minh Mạng thứ 12 [43, tr.538].

Bên cạnh những khoản đãi trên, sứ thần Thủy Xá khi đến kinh triều cống còn được vua cho “đãi ăn yến (3 mâm cỗ yến), diễn 1 vở tuồng, thưởng tiền 10 quan” [43, tr.542].

Về kinh tế, quan hệ giữa triều Nguyễn với hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá dưới triều Minh Mạng diễn ra khá mờ nhạt. Ngoài những qui định về kỳ hạn tiến cống và phẩm vật tiến cống, vua Minh Mạng không ban hành thêm chính sách kinh tế nào đối

Một phần của tài liệu chính sách của vua minh mạng đối với các dân tộc thiểu số ở miền trung (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)