Phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu chính sách của vua minh mạng đối với các dân tộc thiểu số ở miền trung (Trang 42 - 45)

7. Bố cục luận văn

1.2.2.4. Phát triển kinh tế

Cũng như các triều đại phong kiến trước đó, triều Nguyễn nói chung và thời Minh Mạng nói riêng đều thi hành chính sách trọng nông.

Là người ham học hỏi và am hiểu về nông nghiệp, vua Minh Mạng nhận thấy “nước” luôn cần thiết đối với nông nghiệp. Ngoài việc cầu mưa ở đàn Nam Giao hay đích thân cày ruộng tịch điền để khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp, nhà vua còn cho thi hành những biện pháp thiết thực khác như cho đào các sông: Vĩnh Định ở Quảng Trị, Vĩnh Điện ở Quảng Nam, Cửu An ở Hưng Yên, cho đắp đê và tu sửa đê điều hằng năm. Năm 1828, vua Minh Mạng đã cho lập Nha đê chính ở Bắc

thành. Sau cải cách hành chính, nhà vua trực tiếp giao quyền quản lý đê điều cho tổng đốc và tuần phủ. Do đó, Nha đê chính đã được bãi bỏ nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính, tiện lợi cho dân hơn.

Ngoài “nước”, diện tích đất trồng trọt cũng luôn được vua Minh Mạng chú ý. Sau khi lên ngôi, nhà vua đã đẩy mạnh việc khẩn hoang, lập đồn điền. Người có công trong việc mộ dân khẩn hoang ở Bắc kỳ là Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ. Ông đã cho khai khẩn được hơn 3 vạn 7 ngàn mẫu ruộng, lập thành 2 huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình). Nói chung ở Bắc kỳ, quỹ đất không còn nhiều nữa, đất đai chủ yếu được tăng thêm ở Nam kỳ.

Song song với công cuộc khai phá do nhân dân tự tiến hành, các vị vua đầu triều Nguyễn nói chung, vua Minh Mạng nói riêng đã đưa ra nhiều biện pháp để phát triển nguồn đất đai ở Nam kỳ như cho binh lính, tù phạm và dân nghèo đi khai hoang lập đồn điền, lập ấp. Ngoài ra, triều đình còn có nhiều biện pháp khuyến khích khẩn hoang ở Nam kỳ như cung cấp cho người dân nông cụ, thóc giống, trâu bò và cả tiền bạc để họ đi khai hoang những vùng đất mới. Bên cạnh đó, nhà nước còn khuyến khích những người có tài lực, vật lực tự chiêu mộ dân để khai phá. Tất cả những biện pháp này đã làm cho nguồn đất đai được khẩn hoang ở Nam kỳ tăng lên đáng kể. Theo kết quả đo đạc vào năm 1836, tổng diện tích đất đai khai phá được ở Nam bộ là 630.075 mẫu [36, tr.129]. Việc lập địa bạ không chỉ giúp nhà nước quản lý nguồn đất đai mà còn cung cấp một nguồn thu nhập lớn và ổn định đối với một nước nông nghiệp như nước ta thời bấy giờ.

Ngoài việc đẩy mạnh công tác khai hoang, ở Nam kỳ, nhà nước còn tiếp tục cho đào kênh Vĩnh Tế (đã được khởi công từ cuối thời Gia Long). Bằng chứng là sau khi lên ngôi, vua Minh Mạng đã ra nhiều chỉ dụ đôn đốc việc đào con kênh này. Đến năm 1824, việc đào kênh hoàn thành. Tổng số nhân công được huy động để đào kênh từ năm 1819 đến 1824 là 80.000 người, bao gồm cả người Việt và người Khơme, những nhân công này phải làm việc trong những điều kiện hết sức khó khăn [37, tr.210]. Vì vậy, công trình đào kênh Vĩnh Tế được coi là một thành quả vĩ đại, có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt như kinh tế, xã hội và quốc phòng. “Nó không chỉ làm một đường thủy lưu thông bằng thuyền để đi lại buôn bán giữa Hà Tiên và Châu Đốc cùng các địa phương thuộc đồng bằng sông Cửu Long, hoặc để làm một hào nước vừa sâu

vừa rộng, chạy dài suốt dọc biên giới để làm nhiệm vụ án ngữ, nó còn có tác dụng khác nữa là đưa nước ngọt của sông Hậu vào các khu đất mênh mông để rửa sạch chất muối, chất phèn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai hoang canh tác, thu hút dân chúng đến sinh cơ lập nghiệp, xây dựng thôn ấp, đem lại sự trù phú cho một vùng đất vốn xa xôi, hoang hóa nhưng lại đầy tiềm năng này” [37, tr.210-211].

Bên cạnh nông nghiệp, dưới triều Minh Mạng, thủ công nghiệp đặc biệt là thủ công nghiệp nhà nước khá phát triển.

“Năm 1835, thợ quan xưởng đã chế ra chiếc thang bay, chiếc thang này phát huy tác dụng trong việc đánh thành Phiên An. Không lâu sau đó, họ lại chế ra chiếc xe Thủy hỏa kí tế, ứng dụng nguyên lí máy vào việc nghiền thuốc súng bằng sức nước.

Tháng 7 - 1837, bắt chước theo mẫu phương Tây làm ra xe cưa ván gỗ. Năm 1838, Vũ Huy Trinh đã làm ra xe cưa, máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước, được vua Minh Mạng khen thưởng 100 lạng bạc.

Năm 1839, thợ quan xưởng đã phỏng theo phương Tây mà chế tạo tàu thủy chạy bằng sức nước. Sau thành công đó, vua Minh Mạng lại cho thợ theo mẫu tàu chạy bằng máy hơi nước loại lớn mới mua về để đóng một chiếc tàu khác kiểu mới hơn và sửa chữa một chiếc khác bị hỏng” [31, tr.65].

Tuy nhiên, những thành tựu này không được các đời vua sau tiếp tục nên thủ công nghiệp Việt Nam ngày càng kém phát triển.

Về thương nghiệp, nửa đầu thế kỉ XIX, nhà nước độc quyền trong các khâu

thu mua hàng hóa, điều chỉnh giá cả, đúc tiền, thống nhất tiền tệ và các công cụ đo

lường trong cả nước.

Tháng 10 năm 1836, triều Nguyễn đặt “Giao tử vụ” ở Cao Bằng, là “cơ quan hối đoái, giữ tiền và chuyển tiền. Một hình thức ngân hàng đầu tiên có ở nước ta” [78, tr.68]. Đây là một việc làm rất tiến bộ của nhà nước trong lĩnh vực tài chính - thương nghiệp.

Bên cạnh nội thương, ngoại thương thời kì này có nhiều điểm mới. Người ta thường nói tới chính sách độc quyền thương mại và “bế quan tỏa cảng” dưới triều Nguyễn. Thực chất nhà nước chỉ độc quyền một số mặt hàng quan trọng, đặc biệt là nhu yếu phẩm và xa xỉ phẩm phục vụ cho triều đình. Còn một số mặt hàng khác thì

do những thương nhân người Hoa buôn bán. Triều Nguyễn nói chung, vua Minh Mạng nói riêng cũng không tuyệt giao buôn bán với nước ngoài một cách hoàn toàn, việc buôn bán với các nước phương Đông như Trung Quốc, Xiêm La, Ai Lao, Chân Lạp diễn ra bình thường.

Trong thời kì đầu, vua Minh Mạng cũng cho phép các tàu phương Tây ra vào buôn bán, chỉ không đồng ý thiết lập một quan hệ ngoại giao chính thức. Tuy nhiên, sự quá khích của các tàu buôn phương Tây đã làm vua Minh Mạng dè chừng và cuối cùng đi đến tuyệt giao với phương Tây. Nhưng đến cuối đời, dường như thấy được sự phát triển của xu thế thời đại, nhà vua đã cho nhiều phái đoàn đi sang các nước khác để thăm dò tin tức và thiết lập mối quan hệ chính thức. Song vì nhiều lý do chủ quan cũng như khách quan, việc này đã không mang lại kết quả như mong muốn.

Như vậy, về kinh tế, vua Minh Mạng đã đề ra rất nhiều chủ trương để phát triển kinh tế trong nước và cũng đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên do nhiều hạn chế khác nhau, kinh tế Việt Nam dưới thời Minh Mạng chưa thoát ra được phạm vi của một nền kinh tế truyền thống để hòa nhập với xu thế của thời đại.

Một phần của tài liệu chính sách của vua minh mạng đối với các dân tộc thiểu số ở miền trung (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)