Một số giải pháp nhằm giảm thiểu stress đối với NVYT tại bệnh

Một phần của tài liệu stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần tiền giang (Trang 117)

viện tâm thần Tiền Giang

Dựa trên cơ sở lý luận cũng như cở sở của việc đề xuất giải pháp, chúng tôi xin đưa ra sáu nhóm giải pháp sau đây nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu stress đối với NVYT BVTTTG như sau:

Thứ nhất, Nhóm giải pháp cải thiện điều kiện và môi trường làm việc:

Cần tăng cường trang bị cơ sở vật chất trang thiết bị y tế nhằm hỗ trợ và phục vụ cho việc khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân.

- Tăng cường sự hỗ trợ từ Ban giám đốc bệnh viện, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị trong bệnh viện đối với NVYT, chia sẻ khó khăn với NVYT. Kịp thời thăm hỏi động viên NVYT khi gặp khó khăn.

- Lãnh đạo bệnh viện và lãnh đạo các Khoa phòng của bệnh viện nên có sự phân cấp trong quản lý và tổ chức sắp xếp phân công công việc một cách hợp lý để không làm cho NVYT có cảm giác mình bị "đổ lỗi" khi có những trường hợp sai sót xảy ra.

- Nên tăng cường cải thiện các mối quan hệ chính thức và không chính thức giữa cấp trên và cấp dưới trong bệnh viện

- Tạo điều kiện để NVYT có cơ hội khẳng định giá trị của bản thân và có cơ hội thăng tiến trong công việc

- Bố trí phòng y tế cơ quan, xem đây là nơi để NVYT có thể khám bệnh những lúc ốm đau cũng như chia sẽ được những khó khăn trong cuộc sống cũng như trong công việc.

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả chương trình quốc gia chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng nhằm giảm tình trạng quá tải tại bệnh viện hiện nay.

Thứ hai,Nhóm giải pháp cải thiện quan hệ với đồng nghiệp

- Tổ chức các hoạt động chuyên môn một cách đa dạng, kết hợp các hoạt động chuyên môn với hoạt động xã hội để tạo sự gắn bó giữa các NVYT

- Định kỳ tổ chứ các hình thức sinh hoạt tập thể, sinh hoạt dã ngoại, vui chơi...Đẩy mạnh các hình thức sinh hoạt theo nhóm để xóa bỏ ngăn cách giữa các nhóm lao động trong bệnh viện

Thứ ba,Nhóm giải pháp tăng cường cải thiện mối quan hệ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân

- Tổ chức bố trí phòng tiếp dân một cách hợp lý, khang trang nhằm đón tiếp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi họ cần trao đổi, phản ảnh ý kiến, góp ý với bệnh viện.

- Cần tổ chức bố trí bàn hướng dẫn cho người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân khi họ cần có sự giúp đỡ.

- Tăng cường các hình thức đối thoại, sinh hoạt với thân nhân người bệnh nhằm lắng nghe ý kiến của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Thêm thùng thư góp ý, thêm các kênh trao đổi thông tin, nên bố trí mỗi khoa lâm sàng một phòng tư vấn tâm lý.

- Xây dựng khu vui chơi giải trí, công viên cây xanh cho bệnh nhân một cách đa dạng nhằm giúp cho bệnh nhân có môi trường thư giãn thoải mái và yên tâm điều trị.

Thứ tư, Nhóm giải pháp tạo điều kiện để NVYT tăng cường các mối quan hệ xã hội, có biện pháp nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho NVYT

Xây dựng đề án xã hội hóa ngành y tế, cung cấp các dịch vụ y tế có chất lượng cao, đẩy mạnh các khu khám và điều trị theo yêu cầu.

Tạo điều kiện cho NVYT ra trực, nghĩ bù để làm thêm ngoài giờ, làm dịch vụ nhằm cải thiện đời sống vật chất cho NVYT.

Thứ năm,Nhóm giải pháp kết nối đồng nghiệp

Tổ chức các hình thức câu lạc bộ Thầy thuốc, tổ chức liên kết giao lưu, trao đổi chuyên môn, hội thảo khoa học với các bệnh viện khác trong tỉnh và các bệnh viện Tâm thần trong cả nước để mở rộng quan hệ, khẳng định vị thế, thương hiệu của BVTTTG, chia sẻ cảm xúc giữa những đồng nghiệp

- Tăng cường các hoạt động văn thể mỹ: các hình thức thi đua văn nghệ nội bộ, thi đấu thể dục thể thao để NVYT "xuất tâm" và "nhập tâm" theo lý thuyết hoạt động, hình thành những nét tâm lý tích cực trong sinh hoạt cộng đồng...

Thiết nghĩ, trong khi chờ đợi Nhà nước xây dựng thành công các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với nhân viên y tế thì giải pháp trước mắt nhằm giảm thiểu những tổn thương tâm sinh lý do stress nghề nghiệp gây ra đối với các cơ sở y tế, đặc biệt là bệnh viện quá tải là cần thực sự quan tâm đến công tác an toàn vệ sinh lao động, duy trì và thực hiện tốt phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” tại nơi làm việc. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc việc khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, trong đó thực hiện đầy đủ những quy định về thủ tục và hồ sơ khám sức khỏe định kỳ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sức khỏe của nhân viên y tế trong quá trình lao động, giúp người sử dụng lao động thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình sức khỏe của người lao động để quản lý và tổ chức sắp xếp lao động phù hợp với yêu cầu công việc và tình trạng quá tải ở các bệnh viện hiện nay. Vì thầy thuốc có khoẻ mạnh, tinh thần có thoải mái thì mới phát huy hết khả năng, nhiệt huyết chăm sóc cho người bệnh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Về lý luận

Đề tài đã hệ thống được những nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn trong vấn đề stress của NVYT trên thế giới và của Việt Nam, đồng thời cũng đã khái quát được phần nào về cơ sở lý luận của stress nói chung và stress của NVYT, qua đó nêu ra được khái niệm stress của NVYT.

Bên cạnh đó, đề tài cũng đã nghiên cứu cách phân loại các mức độ stress của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau, qua đó nêu ra cách phân chia mức độ stress của đề tài. Trong phạm vi của mình, đề tài đã nghiên cứu những mặt biểu hiện stress nói chung và biểu hiện stress của NVYT, cũng như những nguyên nhân gây stress nói chung và nguyên nhân chủ yếu gây stress cho NVYT, đồng thời nghiên cứu những cách ứng phó với stress của NVYT.

1.2. Về thực tiễn

Qua quá trình thực hiện đê tài “Stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần Tiền Giang” chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau:

1.2.1. Thực trạng hiểu biết về stress của NVYT

Về mức độ hiểu biết stress của NVYT BVTTTG: Trong năm mức độ về sự hiểu biết về stress của NVYT thì ở mức độ hiểu biết stress tương đối chiếm tỉ lệ cao nhất với 65.5%, ở các mức độ chưa biết gì về stress hoặc biết về stress rất ít chiếm 19.9%, còn lại là biết nhiều và rất nhiều về stress chiếm 17.7%.

Có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê về mức độ hiểu biết về stress đối với công việc hiện tại của NVYT. Đồng thời cũng có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê về sự hiểu biết stress đối với nam và nữ.

1.2.3. Thực trạng tự đánh giá mức độ stress của NVYT

Trong 3 mức độ tự đánh giá stress của NVYT là thường xuyên, thỉnh thoảng và hiếm khi bị stress thì ở mức độ thỉnh thoảng bị stress được NVYT lựa chọn nhiều nhất chiếm 75.7%, còn lại thường xuyên bị stress chiếm 14.7% và hiếm khi bị stress chỉ chiếm 9.6%.

So sánh mức độ tự đánh giá stress của NVYT so với công việc hiện tại thấy rằng không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa mức độ stress của bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ lý và nhân viên làm việc gián tiếp.

Có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê về tự đánh giá mức độ stress của NVYT so với thời gian công tác, mức độ stress thường xuyên chủ yếu tập trung vào thời gian công tác dưới 5 năm và trên 20 năm.

So sánh mức độ stress của NVYT với điều kiện kinh tế cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ tự đánh giá stress của NVYT. Tỉ lệ NVYT có điều kiện kinh tế thiếu và tạm đủ sống có mức độ stress thường xuyên nhiều hơn so với điều kiện kinh tế đủ sống và khá giả.

1.2.4. Thực trạng biểu hiện stress của NVYT

Biểu hiện stress của NVYT đang làm việc tại BVTTTG có những biểu hiện ở những mức độ khác nhau như về biểu hiện về mặt thể chất, biểu hiện về mặt cảm xúc và biểu hiện cả về mặt hành vi. Trong đó có những biểu hiện dễ nhận thấy nhất là rối loạn giấc ngủ; cảm giác mệt mỏi; Lo lắng về nhiều điều; Cảm thấy chán nãn, buồn bã; Thường đè nén cảm xúc của mình; Không quản lý được thời gian của mình; Không muốn giao tiếp với đồng nghiệp

1.2.5. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ stress của NVYT

Những nguyên nhân chủ yếu gâu stress cho NVYT chủ yếu từ công việc, mối quan hệ tại nơi làm việc, mối quan hệ với đồng nghiệp, mối quan hệ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, những nguyên nhân từ bên ngoài cơ quan và môi trường vật lý tại nơi làm việc cũng là những tác nhân gây stress cho NVYT. Tuy nhiên nhóm nguyên nhân trong công việc là nguyên nhân gây stress nhiều nhất cho NVYT với các yếu tố như công việc có độ nguy hiểm cao; bệnh nhân luôn quá tải; cái chết của bệnh nhân; bệnh nhân kích động; tình trạng thiếu nhân lực; thiếu trang thiết bị phục vụ bệnh nhân, bên cạnh đó các nhóm nguyên nhân khác cũng góp phần gây stress cho NVYT.

1.2.6. Những cách ứng phó stress của NVYT

Cách ứng phó đối với stress đối với NVYT được sữ dụng nhiều nhất là cải thiện môi trường sinh hoạt, môi trường sống, môi trường việc làm để tạo sự thoải mái hơn; hướng về những suy nghĩ tích cực, lạc quan với những điều tốt đẹp hơn;

đối mặt với các vấn đề gây stress để tìm cách giải quyết nó; cân bằng giữa cuộc sống gia đình và công việc; tham gia vào các hoạt động xã hội, đoàn thể. Bên cạnh đó có một số cách ứng phó mà NVYT ít sử dụng là: tìm đến các tổ chức đoàn thể để nhờ sự hỗ trợ (như Công đoàn, Đoàn thanh niên ,…); tìm đến các nhà chuyên môn để được giúp đỡ; trút sự tức giận lên người khác.

1.2.7. Đề tài cũng đã nêu ra được những giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu stress đối với NVYT BVTTTG về mặt lý luận và thực tiễn, giúp NVYT BVTTTG có những cách giải quyết, ứng phó đối với vấn đề stress.

2. Kiến nghị

Nhằm góp phần giảm thiểu những áp lực trong công việc và những vấn đề stress cho NVYT, nhất là trong lĩnh vực tâm thần thiết nghĩ cần có sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền, các sở ban nghành địa phương cũng như ở đơn vị và của chính những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh cho nhân dân tại Bệnh viện tâm thần Tiền Giang, cụ thể.

2.1. Đối với Sở y tế

Cần trang bị cơ sở vật chất cần thiết cho nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, đồng thời kiến nghị với UBND tỉnh về những chính sách thu hút nhân lực cho ngành y tế, đặc biệt là đối với bệnh viện tâm thần, tránh để xảy ra tình trạng chảy máu chất xám trong lĩnh vực y tế.

Cần có chính sách thu hút, đãi ngộ cho đội ngũ y, bác sĩ về BVTTTG công tác. Đồng thời phải tạo môi trường làm việc tốt cho nhân tài. Đây cũng là một trong những giải pháp góp phần giải quyết tình trạng thiếu nhân lực trong nghành y tế, nhất là đối với BVTTTG.

2.2. Đối với bệnh viện

Cần tổ chức, phân công, sắp xếp bố trí lại nhân lực một cách có hiệu quả trong công việc, tránh tình trạng dồn nhiều công việc cùng lúc và tránh việc có người làm nhiều, có người không có việc làm.

Cấp lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa đến đời sống của CBCNV, cần có các cuộc đối thoại về nguyện vọng, sự phù hợp và sự hài lòng trong công việc bằng

cách tạo điều kiện cho các cuộc vui chơi, giải trí nhằm tạo mối quan hệ thân thiện giữa cấp trên và cấp dưới cũng như giữa các đồng nghiệp với nhau

Thường xuyên tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn chuyên môn cũng như liên kết đào tạo, tổ chức các hội thảo chuyên môn, hội nghị khoa học kỷ thuật nhằm không ngừng trao dồi kiến thức chuyên môn cho đội ngũ y bác sĩ trong bệnh viện.

Đẩy mạnh hoạt động của phòng y tế cơ quan và tổ chức khám bệnh định kỳ cho toàn thể CBCNV trong bệnh viện nhằm ngăn ngừa và phát hiện kịp thời những trường hợp bị bệnh của NVYT để có hướng điều trị tốt hơn

Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao tại cơ quan cũng như thường xuyên tổ chức các hội thi về văn nghệ thể dục thể thao tại cơ quan nhân các ngày lễ lớn nhằm khuyến khích NVYT tham gia các hoạt động văn nghệ thể dục thể thao.

2.3. Đối với nhân viên y tế

Cần chủ động trang bị thêm cho mình những kiến thức cần thiết về stress để tự mình có thể chủ động phòng ngừa stress hoặc nếu không thể tránh được stress thì vẫn có thể nhận ra những dấu hiệu sớm của stress và có những cách ứng phó ngăn chặn kịp thời, để nó không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực.

Cần quản lý thời gian của mình một cách có hiệu quả, đồng thời biết cách làm chủ công việc của mình. Yêu cầu sự giúp đở của các nhà chuyên môn khi gặp khó khăn và cần lập kế hoạch làm việc và sắp xếp thời gian nghĩ ngơi hợp lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Ánh (2011), Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên y khoa năm

sáu đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Khóa luân tốt nghiệp cử nhân y tế

công cộng

2. Bộ Y Tế, Bảng phân loại quốc tế bệnh tật Việt – Anh lần thứ 10 (ICD-10), Nhà xuất bản Y học

3. Bộ Y Tế (2004), Tài liệu quản lý điều dưỡng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 4. Bộ Y Tế (2006), Sức khỏe nghề nghiệp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

5. Dale Carnegie, Bạn muốn loại trừ stress và lo âu, Nxb phụ nữ - Hà Nội 2004

6. Bùi Kim Chi, Căng thẳng và ứng phó với căng thẳng, Kỷ yếu hội thảo khoa

học chăm sóc sức khỏe tinh thần – Hội khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam; Bảo Long, ngày 11 – 13 tháng 1 năm 2008

7. Trương Đình Chính, Cao Ngọc Nga, Nguyễn Đỗ Nguyên , Ngô Tích Linh, Rối loạn tâm thần của điều dưỡng và nữ hộ sinh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong năm 2009, Y Hoc TP.Ho Chi Minh, Vol. 14 - Supplement of No 1 - 2010: 101-108 8. Đinh Phương Duy, Làm chủ cảm xúc để tránh nguy cơ stress, Kỷ yếu hội thảo

khoa học chăm sóc sức khỏe tinh thần – Hội khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam; Bảo Long, ngày 11 – 13 tháng 1 năm 2008

9. Trịnh Thị Minh Dung (2005), “Bước đầu tìm hiểu stress nghề nghiệp ở nữ công nhân một số công ty tại khu công nghiệp Biên Hòa”, Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành tâm lý học, ĐHSP TPHCM

10. Đào Duy Duyên (2010), “Vấn đề stress của công nhân ở một số khu chế xuất,

khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ tâm lý học, ĐHSP TPHCM

11. Vũ Dũng – chủ biên (2000), Từ điển Tâm lý học, NXB KHXH 12. Chuyên đề tâm thần học, số 8 tháng 4-2005, nhà xuất bản y học

13. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Tâm thần học, Nhà xuất bản Y học, TP. Hồ Chí Minh.

14. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh - Bộ Môn Y tế công cộng (1998),

Tâm lý học Y học

Một phần của tài liệu stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần tiền giang (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)