Nghiên cứu trường hợp điển hình NVYT bị stress

Một phần của tài liệu stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần tiền giang (Trang 107 - 114)

Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, chúng tôi phát hiện một số NVYT bị stress thường xuyên thông qua phiếu khảo sát cũng như quan sát được trong quá trình công tác. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi chỉ chọn ra hai trường hợp có những biểu hiện stress rất nhiều để tiến hành nghiên cứu sâu.

Trường hợp 1:

Chị N.T.T.H 53 tuổi, nghề nghiệp Hộ lý, hiện đang công tác với nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc bệnh nhân tâm thần tại khoa khám bệnh, phiếu khảo sát của chị có một số nội dung như sau: Về các mặt biểu hiện:

Bảng 2.22. Các biểu hiện của trường hợp 1 bị stress

Các biểu

hiện Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng

Về mặt

cơ thể Rối loạn giấc ngủ; Mệt mỏi

Cảm giác đau không rỏ nguyên nhân; Đau đầu; Đổ mồ hôi khác thường Có vấn đề trong ăn uống; Mặt mày ủ rủ; Sức đề kháng giảm; Về mặt cảm xúc Lo lắng về nhiều điều; Cảm thấy chán nản, buồn bả; Cảm thấy cô đơn không có ai để chia sẻ; Cảm thấy dễ bị tổn thương

Dễ khóc và xúc động; Cảm thấy khó chịu trong người; Cảm thấy dễ bị tổn thương;

Tính cách không ổn định; Đôi khi cảm thấy bồn chồn, bứt rứt; Nôn nóng, sốt ruột; Cảm xúc thay đổi nhanh

Về mặt hành vi

Khả năng giao tiếp với đồng nghiệp giảm sút; Không muốn giao tiếp với đồng nghiệp; Không quản lý được thời gian của mình

Mất hứng thú với những thói quen trước đây; Chậm chạp, kém linh hoạt hơn so với bình thường; Khó để duy trì những hoạt động kéo dài

Không thể ngồi yên một chổ

Những nguyên nhân khiến Chị thường xuyên bị stress như:

Bảng 2.23. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến stress của trường hợp 1

Nhóm nguyên nhân Ảnh hưởng rất nhiều Ảnh hưởng nhiều

Nguyên nhân trong công việc

Công việc có độ nguy hiểm cao; Tình trạng bệnh nhân luôn quá tải ; Khối lượng công việc quá nhiều; Tình trạng thiếu nhân lực ; Đặc điểm công việc ít giao tiếp với mọi người ; Công việc đôi khi cảm thấy không được an toàn ; Sự chuyển đổi công việc thường xuyên ; Không có thời gian để nghỉ ngơi đầy đủ

Không có thời gian để nghỉ ngơi đầy đủ ; Sự phân công công việc không rỏ ràng; Công việc gây nhàm chán ; Tổ chức sắp xếp công việc chưa hợp lý

Nguyên nhân do mối quan hệ tại nơi

làm việc

Mối quan hệ không tốt với lãnh đạo ; Cấp trên đòi hỏi những yêu cầu bất hợp lý ; Thiếu trang thiết bị phục vụ bệnh nhân; Không đủ thời gian để hoàn thành nhiệm vụ;

Luôn bị chỉ trích từ cấp trên; Ít nhận được sự quan tâm động viên từ cấp trên; Mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp; Bị quấy rối hay bị phân biệt đối xử; Bác sĩ không có mặt kịp thời khi bệnh nhân kích động; Địa vị xã hội chưa được tôn trọng xứng đáng với những đóng góp; Cấp trên đòi hỏi những yêu cầu bất hợp lý

Nguyên nhân do mối quan hệ với

đồng nghiệp

Bất đồng với đồng nghiệp liên quan đến công việc; Gặp khó khăn khi làm việc chung với đồng nghiệp

Không có cơ hội để nói chuyện cởi mở với đồng nghiệp trong công việc; Không có cơ hội để chia sẽ kinh nghiệm và cảm xúc với đồng nghiệp; Thiếu sự hỗ trơ từ đồng nghiệp

Nguyên nhân do mối quan hệ với bệnh nhân và người

nhà bệnh nhân

Người nhà bệnh nhân thường xuyên chửi mắng, đe dọa; Gia đình bệnh nhân đòi hỏi những yêu cầu bất hợp lý; Phải đối phó với những bệnh nhân kích động

Cái chết của một bệnh nhân; Khi bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân hỏi mà chưa có câu trả lời thỏa đáng; Không đủ thời gian để đáp ứng yêu cầu của gia đình bệnh nhân;

Nguyên nhân từ bên ngoài cơ quan

Cuộc sống gia đình không được hạnh phúc; Vấn đế sức khỏe của vợ/chồng, con cái; Kinh tế tiền bạc gia đình thiếu hụt; Mất nhiều thời gian để đến được cơ quan; Phải di chuyển trong một quảng đường xa xôi và nguy hiểm; Rắc rối trong chuyện tình cảm

Nguyên nhân do

Cách mà Chị thường chọn lựa để làm giảm stress:Hướng về những suy nghĩ tích cực, lạc quan với những điều tốt đẹp hơn; Cải thiện môi trường sinh hoạt, môi trường sống, môi trường việc làm để tạo sự thoải mái hơn; Đối mặt với các vấn đề gây stress để tìm cách giải quyết nó; Ăn uống điều độ và tập thể dục mỗi ngày; Chia sẽ tâm sự với bạn bè người thân, đồng nghiệp; Cân bằng giữa cuộc sống gia đình và công việc; Tìm đến các nhà chuyên môn để được giúp đở; Giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, bạn bè, người thân về cách giải quyết

Khi chúng tôi nhận lại phiếu khảo sát thì Đây là một trường hợp rất đặc biệt không phải chị là người khi tiến hành khảo sát mới phát hiện chị bị stress thường xuyên mà chúng tôi đã phát hiện chị bị stress trước đây khá lâu, bởi vì chị thường hay ghé phòng tham vấn tâm lý tâm sự mỗi khi chi có thời gian rảnh

Nguyên nhân gây stress cho chị nhiều nhất là công việc và chuyện gia đình. Mặc dù công việc hộ lý nhưng năm nay chị đã 54 tuổi và 19 năm công tác tại bệnh viện tân thần. Trong công việc do một phần lớn tuổi nên công việc chị làm rất chậm và hay mệt mỏi, do đó chị thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ và Chị là người phải thường xuyên chuyển công tác từ khoa này đến khoa kia, do đó công việc của chị luôn bị xáo trộn do phải thay đổi môi trường sinh hoạt cũng như tính chất công việc của mình.

Do làm chậm trong công việc nên thường hay bị cấp trên cũng như đồng nghiệp la rầy, chị thường hay bị ức chế về vấn đề này. (và đây cũng là nguyên nhân khiến cho chị phải chuyển khoa phòng thường xuyên) Chị chia sẽ mình vẩn biết là mình làm chậm nhưng mình làm hoài còn người ta làm nhanh thì người ta xong công việc thì người ta nghỉ, còn chị chừng nào xong công việc của mình là mình nghỉ chứ đâu có đụng chạm gì đến ai đâu mà lúc nào cũng nói chị nhất là những cuộc họp khoa tháng nào chị cũng bị phê bình. Điều này làm cho chị bị ức chế rất nhiều.

Công việc của chị hiện tại là làm việc tại khoa khám bệnh, nơi mà môi trường làm việc rất đông đúc, lộn xộn và ồn ào nhất. Chị chia sẽ là buổi sáng vào là phải sắp xếp ghế cho người dân đến khám bệnh ngồi chờ, do khoa khám chưa bố trí

đươc ghế cố định mà chỉ là ghế đai nhựa nên khi chị xếp chổ này nhưng người dân lai dời qua chổ kia, bên cạnh đó còn có cảnh chen lấn, xô đẩy, chửi bới làm chị rất mệt. Nhất là những lúc trời mưa, người dân mang dày dép sình lầy vào khiến cho chị phải rất vất vã cho công việc lau chùi và quyét dọn, có khi làm đến 12giời trưa mà vẩn chưa xong vì khi ngừoi bệnh về thì chị phải có nhiệm vụ xếp lai các ghế mà người dân ngồi kéo xê dịch lung tung làm cho chị phải mất rất nhiều thời gian để thu dọn.

Hiện tại chị rất hoang mang về tương lai của mình, chị chia sẽ chỉ còn 14 tháng nữa là về hưu nhưng đến lúc về hưu chị mới đóng bảo hiểm mới 19 năm, tức là chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm thì không biết sẽ như thế nào. Hiện tại chị thường lãnh trực cho những đồng nghiệp khác (nếu có đồng nghiệp nào kẹt công chuyện là chị sẽ nhận trực) chi cho biết bây giờ chị lãnh trực để giành mai mốt đóng bảo hiểm cho đủ 20 năm thì mới có lương hưu.

Chị chia sẽ là lương của chị hiện nay cũng gần 4 triệu, hàng tháng chị phải trả nợ ngân hàng 1.5 triệu, còn 2.5 triệu chị trang trải cuộc sống gia đình và chơi một chân hụi hai trăm ngàn đồng để dành sau này về hưu có tiền đóng bảo hiểm.

Nguyên nhân thứ hai ảnh hưởng đến chị có lẽ là chuyện gia đình. Chị chia sẽ chị lập gia đình rất trể năm 41 tuổi chị mới lấy chồng, chị kể rằng hồi đó chi làm ở bệnh viện có một người đi nuôu anh bị bệnh tâm thần nhưng nhậu suốt ngày, mỗi khi nhậu say thì nằm nói nhảm suốt đêm, lúc đó có người nhà cùng nuôi bệnh chung mới kêu chi khuyên anh ta bớt nhậu nhưng chị cũng không để ý vì chị nghỉ mình cũng không liên quan gì đến chuyên người ta, nhưng anh ấy suốt ngày này sang ngày khác cứ nhậu say như vậy. Một hôm anh ta ngồi một mình thì chị đến để khuyên thì nghe anh kể về cuộc đời của mình rằng từ nhỏ đã không có cha mẹ, sống ở cô nhi viện rồi sau đó được bà nội đưa về nuôi khi bà nội chết thì bà ngoại đưa về nuôi, sau khi bà ngoại maất thì anh tar a đời làm thuê làm mướn nuôi sống bản thân chứ chẳng có ai thân hết. .. cảm thông trước hoàn cảnh như vậy mà hai người đến với nhau

Hiện chi đang có 1 đưa con trai đang học lớp 9 nhưng học cũng chỉ khá thôi (có những biểu hiện hơi chậm so với bạn bè trang lứa vì trước lúc mang thai cháu ba cháu đã là người nghiện rượu rất nặng) Một mình chi làm nuôi ba người, chồng chị chẳng làm gì mà hiện tại chỉ suốt ngày nhậu say, không lo phụ gì được cho chị, những lúc chồng say mà chị trực thì chị phải gửi con cho chị gái trông giúp nhà của chị đang sống được xây trên đất của chùa

Số tiền mà chi trả ngân hàng là do trước đây điều kiện khó khăn chị cứ vay mượn mọi người xung quanh đến thời gian con số quá lớn làm cho chị không có khả nang trả nổi đành phải vay ngân hàng để trả và bây giờ mỗi tháng chị phải trả tiền lãi

Trường hợp thứ 2

Chị Đ.Th.Th 49 tuổi. Chức vụ là điều dưỡng, chị có nhiệm vụ là lưu giữ sổ sách hồ sơ bệnh án. Hiện tại chị sống một mình, không có chồng con. Trước đây chị cũng đã từng lập gia đình năm 1989 nhưng sau đó năm 1997 hai người li dị vì không có con. Đến nay chị đã công tại bệnh viện được 14 năm. Hiện tại chi cho biết là chi đang bị stress thường xuyên với các biều hiện như:

Bảng 2.24. Các biểu hiện của trường hợp 2 bị stress

Các biểu hiện Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Về mặt cơ thể

Rối loạn giấc ngủ; mệt mỏi; Mặt mày ủ rủ; Cảm giác đau không rỏ nguyên nhân

Đau đầu; đổ mồ hôi khác thường Có vấn đề trong ăn uống; sức đề kháng giảm; Về mặt cảm xúc Cảm thấy chán nản, buồn bả; Lo lắng về nhiều điều; Cảm thấy cô đơn không có ai để chia sẻ; Cảm thấy dễ bị tổn thương; Đôi khi cảm thấy bồn chồn, bứt rứt

Dễ khóc và xúc động; cảm thấy khó chịu trong người; Cảm thấy dễ bị tổn thương; Nôn nóng, sốt ruột

Tính cách không ổn định; cảm xúc thay đổi nhanh

Về mặt hành vi

Chậm chạp, kém linh hoạt hơn so với bình thường; Khả năng giao tiếp với đồng nghiệp giảm sút; Không muốn giao tiếp với đồng nghiệp; Không quản lý được thời gian của mình

Khó để duy trì những hoạt động kéo dài; Mất hứng thú với những thói quen trước đây;

Những nguyên nhân làm cho Chị thường xuyên bị stress là ;

Bảng 2.25. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến stress của trường hợp 2

Nhóm nguyên

nhân Ảnh hưởng rất nhiều Ảnh hưởng nhiều

Nguyên nhân trong công việc

Đặc điểm công việc ít giao tiếp với mọi người ; Công việc gây nhàm chán ; Khối lượng công việc quá nhiều; Tình trạng thiếu nhân lực ; Công việc đôi khi cảm thấy không được an toàn ; Sự chuyển đổi công việc thường xuyên ; Không có thời gian để nghỉ ngơi đầy đủ

Sự phân công công việc không rỏ ràng; tổ chức sắp xếp công việc chưa hợp lý Công việc có độ nguy hiểm cao; tình trạng bệnh nhân luôn quá tải

Nguyên nhân do mối quan hệ tại

nơi làm việc

Cấp trên đòi hỏi những yêu cầu bất hợp lý; Mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp; Mối quan hệ không tốt với lãnh đạo; Cấp trên đòi hỏi những yêu cầu bất hợp lý; Luôn bị chỉ trích từ cấp trên; Thiếu trang thiết bị phục vụ bệnh nhân; Địa vị xã hội chưa được tôn trọng xứng đáng với những đóng góp; Không đủ thời gian để hoàn thành nhiệm vụ;

Ít nhận được sự quan tâm động viên từ cấp trên; Bị quấy rối hay bị phân biệt đối xử;

Nguyên nhân do mối quan hệ với

đồng nghiệp

Không có cơ hội để nói chuyện cởi mở với đồng nghiệp trong công việc; Thiếu sự hỗ trơ từ đồng nghiệp; Bất đồng với đồng nghiệp liên quan đến công việc; Gặp khó khăn khi làm việc chung với đồng nghiệp

Không có cơ hội để chia sẽ kinh nghiệm và cảm xúc với đồng nghiệp;

Nguyên nhân do mối quan hệ với bệnh nhân và người nhà bệnh

nhân Nguyên nhân từ

bên ngoài cơ quan

Cuộc sống gia đình không được hạnh phúc; Kinh tế tiền bạc gia đình thiếu hụt; Mất nhiều thời gian để đến được cơ quan; Rắc rối trong chuyện tình cảm

Phải di chuyển trong một quảng đường xa xôi và nguy hiểm;

Nguyên nhân do môi trường làm

việc

Quá nóng; Không thoáng mát;

Cách mà Chị thường chọn lựa để làm giảm stress:Cải thiện môi trường sinh hoạt, môi trường sống, môi trường việc làm để tạo sự thoải mái hơn; Đối mặt với các vấn đề gây stress để tìm cách giải quyết nó; Ăn uống điều độ và tập thể dục mỗi ngày; Chia sẽ tâm sự với bạn bè người thân, đồng nghiệp; Cân bằng giữa cuộc sống gia đình và công việc; Tìm đến các nhà chuyên môn để được giúp đở; Giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, bạn bè, người thân về cách giải quyết; Hướng về những suy nghĩ tích cực, lạc quan với những điều tốt đẹp hơn.

Sau khi thực hiện cuộc phỏng vấn trực tiếp với chi thì chi cho biết.

Điều mà làm cho chị bận tâm và gây stress cho chị theo như chi chia sẽ là do công việc. Do ở cách xa nơi làm việc nên mỗi sáng chị phải dậy từ 5 giời sáng để chuẩn bị đồ ăn mang theo cho buổi trưa, chuẩn bị đồ ăn cho người mẹ già đã 69 tuổi, sau đó khoảng 6 giờ chi phải ra đón xe bus để đi làm nếu không sẽ bị trể. Khi vào cơ quan làm việc chị hầu như tách biệt với thế giới xung quanh vì suốt ngày ở trong kho hồ sơ lưu trử bệnh án sắp xếp vào sổ rồi chất lên kệ theo đúng quy định, nếu có truy lục hồ sơ bệnh án thì cũng chỉ có một mình chị làm. Nếu có hôm nào bệnh nhân nhập viện hay xuất viện nhiều thì chị phải làm rất mệt vì phải lục hồ sơ bệnh án vừa phải vào sổ. Có hôm chị làm quên cả ăn trưa vì công việc của chi rất nhiều, nhiều lúc chị phải ở lại cơ quan làm cho xong công việc của mình. Nhất là những lúc có kiểm tra định kỳ của bệnh viện hay kiểm tra của sở y tế thì chi hầu như không ngủ được vi lo lắng cho công việc của mình.

Suốt ngày chị hầu như ẩn mình trong kho lưu trử hồ sơ bệnh án vì chẳng có ai làm chung với chị, chị cũng không giao tiếp được với ai do tính chất của công việc là kho hồ sơ bệnh án nằm biệt lập một nơi trên lầu không có ai qua lại. Những lúc việc nhiều cũng chẳng có ai hổ trợ vì việc của ai người đó làm, chung phòng thì toàn là những nhân viên trẻ nên cũng không tâm sự được với đồng nghiệp do có khoảng cách về tuổi tác. Những điều đó ngày càng làm cho chị hầu như luôn bị cô

Một phần của tài liệu stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần tiền giang (Trang 107 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)