Những biểu hiện stress của NVYT

Một phần của tài liệu stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần tiền giang (Trang 48 - 50)

Biểu hiện stress của NVYT được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau, tuy nhiên trong phạm vi đề tài nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung chủ yếu vào ba mặt biểu hiện:

* Biểu hiện stress về mặt cơ thể

Nhân viên y tế thường phải trực đêm nhiều, chế độ làm việc theo ca kíp nên thường có những biểu hiện như rối loạn giấc ngủ, khi giấc ngủ không được đảm bảo hoặc giấc ngủ không đủ thì kéo theo những biểu hiện như mặt mày ủ rủ, cảm giác mệt mỏi. Nguy cơ rối loạn giấc ngủ sẽ tăng lên khi mà tình trạng thiếu nhân lực trong các bệnh viện hiện nay sẽ khiến cho NVYT phải tăng cường trực đêm nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc bệnh nhân làm cho NVYT không có thời gian để nghĩ ngơi lấy lại sức khỏe để tiếp tục công việc. Điều này kéo dài sẽ gây căng thẳng, mệt mỏi cho NVYT. Bên cạnh đó khi là việc với áp lực công việc nhiều, bệnh nhân luôn quá tải sẽ khiến cho họ có những biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, viêm bao tử, huyết áp lên cao, bệnh tim, suyễn, đau nhức khớp xương, đổ mồ hôi, tức ngực khó thở, tay chân bủn rủn, ăn không ngon, ăn quá nhiều hoặc quá ít, khó ngủ, mất ngủ, tim đập

nhanh, thở gấp, bị tiêu chảy hoặc táo bón. Một số khác có các biểu hiện như rối loạn ăn uống do ăn uống thất thường do công việc nhiều và vận động không đủ, dẫn đến các vấn đề về cân nặng, và tăng tỷ lệ cholesterol, sức đề kháng giảm sút và xuất hiện các bệnh về da

* Biểu hiện về mặt tâm lý, cảm xúc

Những biến đổi về mặt sinh lý luôn luôn có quan hệ mật thiết và là cơ sở cho những biến đổi về mặt tâm lý ở con người và ngược lại. Tuy nhiên, mọi biểu hiện tâm lý không phải lúc nào cũng xuất phát từ những biến đổi sinh lý.

Biểu hiện của stress về mặt tâm lý được nhìn nhận, khai thác trên nhiều góc độ khác nhau. Có thể nói biểu hiện về mặt tâm lý của stress được thể hiện ở sự thay đổi hoạt động của các quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý, thuộc tính tâm lý... Những thay đổi này thể hiện ra bên ngoài hay qua các thông số có thể đo được ở nhiều mức độ khác nhau tùy theo cường độ, nhịp độ các tác nhân gây ra stress, phụ thuộc vào nhận thức, cách biểu hiện của chủ thể trước tác nhân.

Các dấu hiệu cảm xúc của stress trong công việc gây ra cho NVYT như: Cảm thấy khó chịu trong người, do đó có thể gây ra kích động hoặc đè nén những cảm xúc của mình. Khi NVYT có những bcó thể bao gồm sự cáu bẳn thường xuyên, có cảm giác khó chịu, căng thẳng về tâm lý; biểu lộ cảm xúc quá mức cần thiết hoặc quá kích động trước những tình huống có tính chất đối kháng; buồn chán, biểu hiện kích động hoặc đè nén cảm xúc thì họ sẽ không hài lòng với chính mình bởi những cách cư xử khác lạ đó sẽ dẫn đến có cảm giác chán nản, buồn bà, mặc cảm tự ti. Từ đó cảm thấy tính cách thay đổi và cảm thấy cô đơn; mất sự tự tin vào bản thân, thường than thân trách phận; có những biểu hiện lo âu, ám ảnh sợ. Những lo âu, ám ảnh sợ này hình thành trên nền một sự lo âu dai dẳng, xuất hiện những cơn lo lắng về nơi xảy ra tình huống stress. Các rối loạn này có khi mở rộng sang các lãnh vực khác nhau như sợ các phương tiện giao thông công cộng, sợ xung đột với cấp trên, với người thân, sợ giao tiếp, sợ bệnh tật,... trầm cảm, thiếu sinh khí, mất khả năng hài hước và khả năng tập trung vào công việc thường nhật thường đơn giản nhất.

* Biểu hiện về hành vi

Những rối loạn tâm lý biểu hiện về mặt hành vi do công việc gây stress cho nhân viên y tế như; không thể duy trì được những hoạt động kéo dài và không quản lý được thời gian của mình.Nhiều người tìm cách giảm stress tạm thời bằng cách lao vào ăn uống, hút thuốc, uống rượu hoặc mua săm vô độ nhưng sau đó bản thân rượu, thuốc lại là chất gây lo âu, nên bắt buộc chủ thể cứ tăng dần liều sử dụng. Hành vi cứ như vậy lặp đi lặp lại, đưa chủ thể vào vòng xoáy đáng sợ của sự nghiện rượu và thuốc. Những tập tính nghiện rượu nghiện thuốc này không thể không ảnh hưởng tai hại đến quan hệ xã hội của chủ thể. Stress có thể biến người ít hút thuốc thành người hút thuốc lá liên tục, và biến một người chỉ uống rượu xã giao thành một người nghiện rượu thực sự. Bản thân họ cũng không nhận ra là mình đang lạm dụng quá mức. Còn đối với những người ý thức được thì lại thường có hành vi tự hủy hoại bản thân, tách mình khỏi gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.

Ngoài các dấu hiệu trên, các yếu tố hành vi khác thường gặp như: khó ngủ, ăn không ngon. Nói năng không rõ ràng, nói liên tục về một sự việc. Hay tranh luận hoặc âm thầm rút lui. Uống thuốc an thần, tự tử.

Như vậy, stress không có biểu hiện đơn lẽ. Do đó, để nhận biết stress là một việc tương đối phức tạp. Điểm chung ở những người bị stress là sự hiện diện của một số các dấu hiệu có tính chất cảnh báo về mặt cơ thể, tâm lý và hành vi.

Một phần của tài liệu stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần tiền giang (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)