Đặc điểm tâm lý của nhân viên y tế

Một phần của tài liệu stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần tiền giang (Trang 33 - 37)

1.2.2.1. Đặc điểm tâm lý của nhân viên y tế

Trong xã hội Việt Nam truyền thống, người thầy thuốc thường được kỳ vọng là làm việc thiện, nhân đạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói: “Lương y phải như từ mẫu”. Chúng ta cũng thường coi dịch vụ y tế là một loại dịch vụ đặc biệt, nhạy cảm và dễ tổn thương. Một thực tế rõ ràng là người thầy thuốc dù hoạt động trên bất cứ lĩnh vực nào cũng đều được xã hội coi trọng, nhưng có sự đòi hỏi cao.

Từ xưa, người cổ Ấn Độ đã đòi hỏi những ai có đạo đức, yêu thương mọi người, biết nhường nhịn và tôn trọng người, biết thông cảm với nỗi đau của người khác…người đó mới xứng đáng được đào tạo thành người thầy thuốc.

Ngày nay cũng vậy, người ta cho rằng: thầy thuốc là người nắm tính mạng con người nên đòi hỏi ở họ phải có tính nhân đạo cao hơn. Vì vậy, việc lựa chọn để đào tạo thành người thầy thuốc phải theo nhu cầu của nghề nghiệp, tức là phải lực chọn những người có đủ phẩm chất đạo đức nhất định

Ở nước ta, Hải Thượng Lãn Ông vẫn là tấm gương sáng ngời về đạo đức và lương tâm người thầy thuốc. Hải Thượng Lãn Ông từng dạy rằng: “Chữa bệnh

không chỉ là thuốc mà còn cho cơm ăn, cho áo mặc, chỗ ở để chữa bệnh. Người vô nhân đạo không đáng làm thầy thuốc” [14]

Trong thực tế, người ta thường thấy rằng: Những người thầy thuốc có trình độ chuyên môn giỏi thường là những người có đạo đức, có lương tâm. Vì có thực sự yêu thương người bệnh, hết lòng vì người bệnh, người thầy thuốc mới thực sự yêu nghề và mới phấn đấu hết mình nhằm nâng cao trình độ phục vụ người bệnh.

Trong nhân dân, bao giờ cũng có một ý niệm về người thầy thuốc là con người có những nét tính tình tích cực, đáng được tôn trọng: “Người thầy thuốc”.

Sau đây là 7 đặc tính mà bệnh nhân nêu lên cùng với định nghĩa của họ về các đặc tính ấy: Nghiên cứu được đăng tải trong Các Quy Trình của Mayo Clinics (Mayo Clinics Proceedings).[70] Nghiên cứu này dựa trên phỏng vấn 200 bệnh nhân điều trị tại Mayo Clinic ở Arizona và Minnesota từ 2001 đến 2002. Phỏng vấn qua điện thoại, nội dung được giữ bí mật, với những bệnh nhân không có liên hệ gì với Mayo Clinic. Các nhà nghiên cứu trong đó có Neeli Bendapudi, PhD, từ Ohio State University's Fisher College of Business, kiểm tra lại biên bản nội dung thăm dò và đúc kết được 7 đặc điểm mà bệnh nhân yêu thích ở bác sĩ của họ như sau: 1- Sự Tự tin: “Bác sĩ có tự tin, có nắm vững và thông suốt vấn đề thì mới đem đến sự tin tưởng cho bệnh nhân được”; 2- Sự Cảm thông, chia sẻ: “Bác sĩ cố gắng hiểu rõ những cảm nhận và chịu đựng của bệnh nhân về cả phương diện tinh thần lẫn thể xác và trao đổi được với người bệnh về những vấn đề đó”; 3- Tính Nhân đạo, nhân

ái, đức độ, nhân văn: “Người thầy thuốc vừa chăm sóc điều trị, vừa cảm thông, vừa ân cần, tử tế”; 4- Sự Riêng tư: “Bác sĩ chú ý đến tôi như một con người hơn chỉ đơn thuần là một bệnh nhân, tương tác với tôi, và nhớ đến tôi như một cá nhân riêng biệt”; 5- Sự Thẳng thắn và thành thật: “Thầy thuốc trao đổi với tôi bằng một ngôn ngữ phổ thông rõ ràng, thành thật và đi thẳng vào vấn đề, không quanh co, lảng tránh”; 6- Sự Tôn trọng: “Thầy thuốc xem trọng những thông tin mà tôi cung cấp đồng thời cùng hợp tác với tôi”; 7- Cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo, toàn diện:“Thầy thuốc có lương tâm, có trách nhiệm, cần cù, nhẫn nại”.[67]

Bên cạnh đó, phẩm chất nhân cách người thầy thuốc là sự kết hợp hài hòa các phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp và phẩm chất tâm lý cá nhân.

- Phẩm chất đạo đức:

Bao gồm các phẩm chất có liên quan đến nghề nghiệp, một nghề đặt hạnh phúc của con người lên trên, hết lòng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ tính mạng nạn nhân. Vì vậy thầy thuốc cần có những đức tính như sau: Lòng nhân ái, giản dị, khiêm tốn, ngay thẳng, chính trực, tế nhị, yêu lao động, biết tôn trọng mọi người; Đặt lợi ích người bệnh lên trên lợi ích cá nhân; Yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội, ngoài các chuẩn mực đạo đức cần có trong giai đoạn hiện nay người thầy thuốc cần có tinh thần phấn đấu cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh.

- Các phẩm chất nghề nghiệp:

Yêu nghề say mê lao động nghề nghiệp, có kiến thức sâu rộng lĩnh vực mình đang công tác. Làm chủ kỹ năng, kỹ xảo, nâng cao không ngừng trình độ và năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, năng lực tổ chức. Có năng lực giao tiếp, xử lý tốt các mối quan hệ trong lĩnh vực nghề nghiệp (thầy thuốc - bệnh nhân, thầy thuốc- đồng nghiệp...). Có tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, tôn trọng người bệnh, thực sự cầu thị và giữ gìn bí mật nghề nghiệp

- Các phẩm chất tâm lý khác:

Có tinh thần trách nhiệm (trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm với bệnh nhân và nhân dân nói chung, trách nhiệm với cấp uỷ chính quyền và với bản thân),

tính trung thực, lòng dũng cảm, tính nguyên tắc, tính khiêm tốn. Ham học hỏi nghiên cứu và cầu tiến; Phong thái bên ngoài: niềm nở, khiêm tốn, bình tĩnh; ăn mặc đàng hoàng, sạch sẽ đứng đắn, có sức khoẻ tâm hồn gây cảm tình và sự kính trọng đối với bệnh nhân.

Đặc điểm tâm lý và trách nhiệm của nhân viên y tế bắt nguồn từ chức năng, nhiệm vụ của ngành y là chăm sóc sức khỏe con người. Chính vì vậy mà công việc có những đòi hỏi rất cao đối với hoạt động cá nhân, cũng như phẩm chất của người thầy thuốc.

- Người thầy thuốc phải là người có trí thức và có năng lực

Sự đào tạo của người thầy thuốc mang tính liên tục và thường gắn liền với tình trạng sức khỏe của con người cả trong trạng thái bình thường lẫn khi mắc bệnh. Nghĩa là, người thầy thuốc phải hiểu những đặc điểm tâm sinh lý, giải phẩu, những cấu trúc, chức năng, ... của một người bình thường, trê cơ sở đó mới nắm vững những rối loạn bệnh lý và cách phòng chống. Mục đích đào tạo thầy thuốc là nhằm trang bị những kiến thức để nhằm phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho con người. Người thầy thuốc phải thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Ngoài ra, trong thời đại ngày nay, thời đại bùng nổ thông tin, người thầy thuốc cần phải nắm vững và cập nhật các thông tin y học trên thế giới và trong nước

Ngoài kiến thức chuyên môn, người thầy thuốc còn phải hiểu biết những kiến thức về xã hội, các môn khoa học khác để làm tăng thêm khối kiến thức sâu rộng của mình

- Tính đặc thù của thầy thuốc

Người thầy thuốc có thể có quyền biết những gì bí mật về cơ thể lẫn những tâm tư thầm kính của người bệnh. Đối với thầy thuốc, người bệnh họ có thể tâm sự và kể hết mọi chuyện thầm kính của họ, nếu họ cảm giác tin tưởng vào thầy thuốc. Mặt khác, đứng trước yêu cầu được chăm sóc về sức khỏe và tính mạng của mình nên người bệnh họ sẳn sàng hợp tác với thầy thuốc và cho phép thầy thuốc thăm khám họ thậm chí cả những nơi kính đáo nhất. Về phía người thầy thuốc không được lợi dụng về mặt tình cảm cũng như vật chất trong khi thăm khám và điều trị cho người bệnh. Ngược lại,

người thầy thuốc phải luôn giữ bí mật cho người bệnh, phải tôn trọng những tình cảm chân thành mà người bệnh họ đã đặt vào mình.

- Tính phổ biến của những ứng xử của người thầy thuốc

Người thầy thuốc phải điều trị tất cả các bệnh nhân cùng với sự tôn trọng và sự chăm sóc giống nhau. Trong mối quan hệ với bệnh nhân, người thầy thuốc phải là người có lương tâm cao đẹp. Lương tâm của người thầy thuốc được hiểu là năng lực tự kiểm tra mình, tự giám sát về mặt đạo đức, đòi hỏi mình luôn hoàn thành nhiệm vụ và tự đánh giá về hành vi của mình. Chính vì vậy lương tâm của người thầy thuốc được ví như lương tâm của ‘‘người mẹ hiền’’

- Đạo đức nghề nghiệp

Ngành y là một ngành hoạt động dựa trên nền tảng nhân đạo, vì vậy nhân viên y tế phải là những người có đạo đức. Phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc thể hiện trong những đức tính sau: luôn yêu nghề; thương người; nhân từ; khiêm tốn; tôn trọng và đoàn kết với đồng nghiệp; luôn tận tụy và có trách nhiệm với công việc; ...

- Trách nhiệm của người thầy thuốc

Phải đem hết trình độ, khã năng và mọi phương tiện sẵn có để cứu chữa người bệnh. Trong những trường hợp như vậy, nếu tình trạng người bệnh vượt quá khã năng chuyên môn của người thầy thuốc và vượt quá khã năng về điều kiện trang thiết bị hiện có thì trách nhiệm lúc đó không thuộc về thầy thuốc.

Một phần của tài liệu stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần tiền giang (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)