Đặc điểm của khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần tiền giang (Trang 78 - 81)

Trong đề tài nghiên cứu của mình, chung tôi chọn mẫu khách thể nghiên cứu là nhân viên y tế bệnh viện tâm thần Tiền Giang bào gồm bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ lý là những người trực tiếp khám - điều trị và chăm sóc bệnh nhân tâm thần và lực lượng làm việc gián tiếp bao gồm nhân viên kế toán, nhân viên cấp dưỡng, nhân viên bảo trì, bảo vệ là những người không trực tiếp chăm sóc bệnh nhân. Với mẫu

nghiên cứu là 136/172 chúng tôi nghĩ rằng có thể đại diện cho nhóm khách thể mà chúng tôi nghiên cứu.

Bảng 2.1. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu

Bác sĩ Y sĩ dưỡng Điều Hộ lý

Làm việc

gián tiếp Tổng mẫu

f % f % f % f % f % f % TỔNG MẪU 9 6.6 9 6.6 70 51.5 28 20.6 20 14.7 136 100 Tuổi 18-25 0 0.0 3 33.3 21 30.0 0 0.0 0 0.0 24 17.6 26-40 0 0.0 3 33.3 39 55.7 18 64.3 15 75.0 75 55.1 41-60 9 100 3 33.3 10 14.3 10 35.7 5 25.0 37 27.3 Giới Nam Nữ 5 55.6 4 44.4 12 17.1 5 17.9 9 45.0 34 25.0 4 44.4 5 55.6 58 82.9 23 82.1 11 55.0 102 75.0 Thời gian công tác < 5 năm 2 22.2 5 55.6 34 48.6 8 28.6 7 35.0 56 41.2 5-10 năm 0 0.0. 4 44.4 25 35.7 14 50.0 5 25.0 48 35.3 10-15 năm 0 0.0 0 0.0 1 1.4 3 10.7 5 25.0 9 6.6 15-20 năm 1 1.1 0 0.0 3 4.3 1 3.6 0 0.0 5 3.7 > 20 năm 6 66.7 0 0.0 7 10.0 2 7.1 3 15.0 18 13.2 Hôn nhân Đã có gia đình 8 88.9 4 44.4 42 60.0 24 85.7 16 80.0 94 69.1 Độc thân 0 0.0 4 44.4 28 40.0 2 7.1 4 20.0 38 27.1 Ly thân, ly hôn 1 11.1 1 11.1 0 0.0 2 7.1 0 0.0 4 2.9 Kinh tế gia đình Khá giả 2 22.2 0 0.0 1 1.4 0 0.0 0 0.0 3 2.2 Đủ sống 7 77.8 3 33.3 21 30.0 12 42.9 6 30.0 49 36.0 Tạm đủ sống 0 0.0 4 44.4 33 47.1 12 42.9 13 65.0 62 45.6 Thiếu 0 0.0 2 22.2 15 21.4 4 14.3 1 5.0 22 16.2

Ghi chú: Tỉ lệ % của khách thể nghiên cứu được tính theo hàng dọc so với tần số của mẫu

Qua bảng 2.1 chúng ta thấy rằng số lượng của toàn mẫu là 136 NVYT, trong đó bác sĩ chỉ chiếm 6,6%. Điều này phản ánh một thực tế là tình trạng thiếu bác sĩ là rất phổ biến ở các bệnh viện hiện nay. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phát triển hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2010, chỉ tiêu về nhân lực

ngành y tế trong 10.000 dân phải đạt trên 7 bác sĩ và 1 dược sĩ đại học. Thế nhưng, tỉ lệ này ở đồng bằng sông Cửu Long đạt rất thấp, chỉ có 5,27 bác sĩ và 0,73 dược sĩ đại học cho 10.000 dân.[73] Theo Quyết định số 1613/2002/QĐ-BYT ngày 03/5/2002 thì phải đảm bảo tỉ lệ 01 bác sĩ có 2,5 y tá - điều dưỡng, hộ sinh. [67]. Thực tế cho thấy BVTTTG hiện tại đang thiếu bác sĩ là rất cao. Qua trao đổi thêm các nhà quản lý ở đây thì họ cho biết là từ lúc thành lập bệnh viện đến nay, chưa có một bác sĩ mới ra trường chịu về đây công tác mà chủ yếu là lấy lực lượng y sĩ cử đi học liên thông hoặc là đào tạo theo địa chỉ. Trái ngược với đối tượng là bác sĩ, lực lượng y sĩ và điều dưỡng chiếm 58.1%. Vì công việc đặc thù của bệnh viện là chăm sóc bệnh nhân nên số lượng y sĩ và điều dưỡng chiếm tỉ lệ cao, hộ lý có 28 người chiếm 20.6% và làm việc gián tiếp chỉ có 20 người chiếm 14.7%.

Về mặt giới tính, toàn mẫu có 34 nam chỉ chiếm 25.0% và 102 nữ chiếm 75.0%, điều này cho thấy một thực tế là với ngành nghề điều dưỡng thì số lượng nữ lúc nào cũng chiếm đa số, bởi vì đặc trưng của điều dưỡng là chăm sóc bệnh nhân,

Về thời gian công tác, số lượng nhân viên y tế công tác dưới từ 5 năm đến dưới 10 năm chiếm 76.5% điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế về sự hình thành và phát triển của bệnh viện tâm thần Tiền Giang, từ 10 năm đến dưới 20 năm chiếm 10.3%, trên 20 năm chỉ chiếm 13.2%. Như vậy, với đặc điểm thời gian công tác cho chúng ta thấy một thực tế rằng là bệnh viện đang trong quá trình xây dựng và phát triển trong vòng khoảng 10 năm nay, bên cạnh đó đội ngũ cán bộ trẻ và có chuyên môn đang được tiếp nhận vào làm việc nhiều hơn tại BVTTTG. Việc tiếp nhận và đầu tư cho những nhân viên trẻ tuổi là cần thiết, đó cũng là mục tiêu phát triển nhân lực ở bệnh viện.

Về tình trạng hôn nhân số lượng đã có gia đình chiếm 69.1%, độc thân là 27.9% và ly thần ly dị chỉ có 2.9%. Điều này cho thấy rằng số lượng NVYT đã có gia đình chiếm tỉ lệ tương đối cao.

Về điều kiện kinh tế, có đến 81.6% NVYT cho rằng là họ có điều kiện đủ sống và tạm đủ sống, còn lại thiếu chiếm 16.2%, và khá giả chỉ có 2.2%. Điều này cho thấy rằng đối với nhân viên y tế làm trong đơn vị sự nghiệp nhà nước, mặc dù

đồng lương chưa cao nhưng cũng đủ để cho họ trang trải cuộc sống trong gia đình. Tuy nhiên vẩn còn 16.2% cho rằng cuộc sống của họ vẩn đang trong tình trạng thiếu thốn, do vậy đây cũng là gợi ý cho các cấp lãnh đạo nên tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật chất của NVYT, trong khi đó chỉ có 2.2% NVYT cho rằng cuộc sống của mình được khá giả.

Như vậy với đặc điểm của mẫu khách thể nghiên cứu qua bảng 2.1 chúng ta thấy rằng về độ tuổi phần lớn các NVYT đều rơi vào độ tuổi 26-40 chiếm 55.1%, còn lại 27.3% ở độ tuổi 40-60 và chỉ có 17.6% ở độ tuổi 18-25; về giới tính tỉ lệ NVYT là nữ chiếm ưu thế hơn so với nam; về thời gian công tác đa số NVYT trong mẫu nghiên cứu đang làm việc dưới 5 năm với 41.2% và chỉ có 13.2% làm việc trên 20 năm còn lại là thời gian làm việc từ 5 đến 20 năm; về tình trạng hôn nhân phần lớn đã kết hôn chiếm tỉ lệ 69.1%; về điều kiện kinh tế gia đình phần lớn NVYT cho rằng họ đủ sống hoặc tạm đủ sống chiếm tỉ lệ 81.6%, tuy nhiên vẩn còn 16.2% NVYT cho rằng cuộc sống của họ vẩn còn thiếu và chỉ 2.2% là khá giả.

Một phần của tài liệu stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần tiền giang (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)