Những biểu hiện của stress thường được biết đến qua hai dạng đó là biểu hiện thông qua những phản ứng sinh lý của cơ thể và ảnh hưởng về mặt sinh lý do stress gây ra và một dạng khác là biểu hiện stress về mặt tâm lý và những ảnh hưởng về mặt tâm lý xã hội do stress gây ra. [11]
Thứ nhất, biểu hiện của stress qua những phản ứng sinh lý của cơ thể và những ảnh hưởng về mặt sinh lý do stress gây ra:
Khi cơ thể phản ứng với các tác nhân kích thích thì các biến đổi sinh lý sẽ xảy ra theo một mô hình đã được “cài đặt” sẵn như phản ứng “ chống hoặc chạy”
mà Cannon đã nêu. Trong đó có sự gia tăng nhịp tim, huyết áp và hô hấp. Máu được phân bố đến các bắp cơ lớn và các quá trình tiêu hóa bị ngưng lại. Những thay
đổi này nhằm chuẩn bị cho cơ thể sinh vật ấy thực hiện được những hành động mạnh mẽ nhằm đáp ứng lại các tác nhân kích thích hoặc là chống trả hoặc là trốn chạy. Do đó khi bị stress, cơ thể sẽ có một loạt thay đổi về hoạt động của tim, sự hô
hấp và huyết áp, sự tiêu hóa. Còn với Hans Selye thì ông lại miêu tả quá trình phản
ứng sinh lý của cơ thể với tác nhân gây stress bằng “hội chứng thích nghi chung” – GAS, [76] quá trình này trải qua 3 giai đoạn báo động, kháng cự, và kiệt quệ. Ở giai đoạn báo động là phản ứng ban đầu của cơ thể đối với tác nhân gây stress, cơ thể chuẩn bị năng lượng cho hệ thống sẽ tạo ra những phản ứng đó bằng cách lấy đi năng lượng của những hệ thống khác như tăng nhịp tim, tăng huyết áp trong máu,
các cơ bị căng, thở sâu và thở mạnh, có sự suy giảm tiêu hóa, nếu các kích thích này vẫn không giảm bớt cơ thể sẽ chuyển sang giai đoạn kháng cự, trong giai đoạn này cơ thể duy trì tốc độ vận hành cao hơn cho những cái đã khởi động trong giai đoạn báo động, những thay đổi tâm sinh lý trong giai đoạn kháng cự là sự thải hóc môn làm ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào của cơ thể trong hệ thống miễn nhiễm, do đó stress làm giảm khả năng miễn nhiễm đối với các bệnh thể lý, cơ thể dễ mắc
các bệnh khác hơn. Nếu các yếu tố gây stress tiếp tục đủ lâu, nguồn lực của cơ thể
bị hao mòn và sự suy sụp là điều không tránh khỏi, giai đoạn này cơ thể đánh dấu bằng các phản ứng báo động, nếu lờ đi những dấu hiệu cảnh báo này thì stress tiếp tục tăng và cá nhân sẽ thật sự thấy kiệt quệ và đây chính là hiện tượng thường gọi là
sự suy sụp thần kinh [9], [11, tr 27]
Nguyễn Công Khanh nêu ra 3 ảnh hưởng sinh lý của stress là “(1) làm rối loạn các quá trình trao đổi chất, làm thay đổi các quá trình sinh hoá, dẫn đến các tác nhân gây bệnh (như vi khuẩn, vi trùng, vi rút) có nhiều cơ hội thâm nhập gây bệnh hay truyền bệnh; (2) khởi động hay thúc đẩy một tác nhân gây bệnh đã có nay có điều kiện sinh sôi hay hoạt động trở lại gây bệnh;(3) giúp duy trì một quá trình bệnh lý đang diễn ra, làm chậm lại quá trình khỏi bệnh” [18, tr 42] .
Như vậy biểu hiện của stress về mặt sinh lý thể chất sẽ được nhận biết qua sự hoạt động của tim, các cơ, hệ hô hấp, huyết áp, hệ tiêu hóa, và hệ miễn dịch, hệ thần kinh.
Một số người nghiên cứu khác như Kiecolt-Glaser& Glaser (1986); Schneiderman (1983); Cohen, Tyrrell, & Smith, (1993) cũng nêu lên nhưng ảnh hưởng và tác hại của stress, các ông cho rằng qua thời gian, các phản ứng với stress có thể thúc đẩy sự suy yếu của các mô, như mạch máu và tim chẳng hạn. Kết cục, chúng ta dễ nhiễm bệnh hơn khi sự đề kháng vi trùng bị giảm sút. Ngoài những trục trặc sức khỏe trầm trọng, nhiều cơn đau nhức nhỏ hơn có thể là nguyên nhân hoặc trở nên tồi tệ hơn do stress: đau lưng, tim, da nổi mụn, khó tiêu, mệt mỏi và táo bón, thậm chí, liên quan đến cảm cúm thông thường nữa. (Brown, 1984; Cohen, Tyrrell, & Smith, 1993). [17].
Ngoài ra, một số ảnh hưởng sinh lý, đồng thời cũng là những biểu hiện cụ thể của stress đã được biết đến như:
+ Ảnh hưởng đến não: stress thường xuyên khiến não trở nên kém linh hoạt,
minh mẫn, thậm chí có nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng.
+ Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: stress kích thích tuyến thượng thận giải phóng
hormone adrenaline. Khi lượng hormone này tăng cao thì hơi thở thường trở nên gấp gáp, hổn hển, không sâu, phải rướn lên để thở. Người bị stress nếu đã mắc bệnh suyễn hoặc các bệnh khác về đường hô hấp thì bệnh tình sẽ trở nên tồi tệ hơn.
+ Ảnh hưởng đến tim: stress liên quan đến bệnh sơ vữa động mạch vành, rối
loạn nhịp tim (tim đập nhanh, mạnh). Một số căng thẳng về tinh thần hoặc tình cảm, gây ra quá trình thiếu máu cục bộ cơ tim có thể diễn ra một cách lặng lẽ.
+ Ảnh hưởng đến hệ bài tiết: khiến cơ thể hay bị đổ mồ hôi một cách khác
thường (ví dụ, đẫm mồ hôi tay) ngay cả khi nhiệt độ không cao hoặc không có sự vận động cơ thể gắng sức
Ảnh hưởng đến cơ khớp: Ngoài tác hại làm hơi thở trở nên gấp gáp, hormone
adrenaline còn khiến cơ bắp dễ căng cứng, mệt mỏi; lưng, cổ, hàm hay mặt dễ bị đơ hoặc đau nhức. Các nhà khoa học cho rằng stress không những khiến chúng ta lười vận động mà còn có khuynh hướng nằm, ngồi, đi, đứng…không hợp lý, càng thêm mỏi mệt, và gây ra những bệnh cơ khớp
Ảnh hưởng đến mắt, cơ quan cảm giác: Mất ngủ do stress lâu ngày làm mắt mệt mỏi, thâm quầng hoặc sưng đỏ thậm chí còn có thể làm giảm thị lực cũng như gây thêm nhiều căn bệnh nguy hiểm khác về mắt. Stress làm cho cơ thể có những
phản ứng giác quan quá mức như tai có cảm giác khó chịu với những tiếng động hằng ngày, mắt nhạy cảm với ánh sáng
Ảnh hưởng đến da: Theo các nhà khoa học tại Trường Đại học Freedom ở Berlin, một trong những tác hại chính của stress đối với da là kích thích các tuyến nhờn hoạt động mạnh, khiến da trở nên kém mịn màng, nhanh lão hóa và dễ nổi mụn, có khi còn làm xuất hiện các bệnh nguy hiểm khác như chàm bội nhiễm, vảy nến…
Ảnh hưởng đến tiêu hóa: Khi bị stress, những loại hormone có tác dụng tăng
cường lưu lượng máu đến các cơ trên cơ thể sẽ thuyên giảm rõ rệt, hậu quả là sức vận động cũng như sự co bóp của chúng bị giới hạn hoặc yếu đi, trong đó có dạ dày, dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn và chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Đồng thời tạo ra những thay đổi trong ăn uống (ăn không ngon miệng, ăn quá nhiều hoặc ít hơn bình thường, không muốn ăn) dẫn đến cơ thể tăng hoặc giảm cân đột ngột.
Ảnh hưởng đến răng miệng: Khi tinh thần suy sụp, căng thẳng, họat động của hệ miễn dịch trở nên kém hiệu quả, nguy cơ nổi mụn nhiệt (còn gọi là đẹn) ở vòm miệng, nướu, lợi, lưỡi…sẽ rất cao.
Ảnh hưởng đến đầu: Stress là một trong những nguyên nhân chính khiến đầu
óc dễ choáng váng, mệt mỏi, kể cả chứng đau đầu kinh niên. Nguy cơ này sẽ cao hơn nếu lưng và cổ bị tổn thương trong khi stress hành hạ.
Ảnh hưởng hệ sinh sản: Giảm nhu cầu tình dục, lãnh cảm, giao hợp đau, xuất
tinh sớm v.v… Đối với nữ thì có sự rối loạn kinh nguyệt, đau hơn khi hành kinh
Ảnh hưởng đến giấc ngủ: làm rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, ngủ chập chờn,
hay thức giấc, hay có ác mộng và cảm giác khó thức dậy, khó hồi phục sức lực sau khi ngủ.
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: gây ra các chứng nhức đầu (đau nửa đầu, chóng mặt, choáng, hoa mắt và nhiều trường hợp gây ra chứng suy nhược thần kinh [11]
* Thứ hai, những biểu hiện của stress được nhận biết qua những phản ứng
Xét ở góc độ tâm lý học, stress là một tình trạng căng thẳng tâm lý, nên bản chất của nó là đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về mặt tâm lý:
- Stress làm thay đổi hoạt động nhận thức của con người bởi vì khi chịu tác động bởi những tác nhân kích thích, cơ thể hưng phấn liên tục kéo dài làm cho chủ thể cảm thấy căng thẳng đầu óc, cảm thấy quá tải hoặc quá sức chịu đựng, luôn bị thời gian thúc ép ; đến một lúc nào đó sẽ phải chuyển sang ức chế, điều đó làm cho các giác quan mất độ nhạy cảm, tư duy giảm sút (đầu óc trống rỗng không muốn, không thể suy nghì gì nữa, hoặc suy nghĩ chậm), trí nhớ kém, thậm chí quên cả những điều đã nhớ. Theo kết quả một nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường đại học California, khi con người bị stress ngắn hạn hay cực kỳ căng thẳng đã khiến cho một loại phân tử có tên gọi corticotropin sinh ra hormone CRH. Hormone này can thiệp nghiêm trọng là làm giảm quá trình não thu thập và lưu trữ thông tin, do đó làm suy giảm trí nhớ (hay quên, nhầm lẫn) và giảm khả năng tiếp thu học tập. [76]
Bên cạnh đó, những cảm xúc quá mạnh khi bị stress như lo lắng, hoảng hốt, giận dữ… làm cho hoạt động nhận thức bị rối loạn biểu hiện là khó tập trung chú ý, khả năng tự kiểm soát, phán đoán của cá nhân suy giảm , có khuynh hướng suy nghĩ vội vàng; stress làm cản trở việc giải quyết vấn đề, việc xét đoán, khó khăn trong việc ra quyết định (đắn đo, do dự, lưỡng lự) do bị thu hẹp những giải pháp thay thế và bị thay thế bởi tư duy rập khuôn, cứng nhắc thay vì đáp ứng sáng tạo hơn. Thêm vào đó stress dễ làm cá nhân cảm thấy mệt mỏi về tinh thần, mất đi niềm tin vào cuộc sống, mất phương hướng, cướp mất nghị lực, ý chí vươn lên, cái nhìn của họ về môi trường sống trở nên u ám, có những suy nghĩ tiêu cực, bi quan (không thể trải nghiệm bất cứ cảm giác tích cực nào ở mọi việc, mọi hoàn cảnh, có những cảm giác không ai có thể giúp mình được, cảm thấy cô độc, bơ vơ, không có gì để nương tựa, bị mọi người xa lánh, cảm thấy không hài lòng về cuộc sống, cuộc sống không thú vị, không có ý nghĩa, không có gì để mong đợi, hy vọng, cảm thấy bản thân mình không còn giá trị gì) hoặc suy nghĩ nhiều về những việc đã xảy ra (hồi tưởng lại những sự buồn phiền) lâu ngày trở nên bị ám ảnh với một ý nghĩ nào đó, có mặc cảm tội lỗi (dằn vặt bản thân), có những ý nghĩ quanh quẩn, vẩn vơ trong đầu, trở nên nghi ngờ quá mức và không còn lòng tin, thậm chí có ý nghĩ muốn chết thóat
khỏi cuộc sống hiện tại. Khi những rối loạn này xảy ra, cá nhân sẽ thiếu sáng suốt để tìm cách thoát ra khỏi tình trạng stress và điều đó càng làm cho cá nhân bị cuốn vào mớ hỗn độn và tình trạng stress càng nặng thêm [11], [66]
- Stress ảnh hưởng đến cảm xúc và đời sống tình cảm của cá nhân: khi bị stress, cá nhân có những 2 dạng phản ứng xúc cảm: (1) phản ứng xúc cảm thụ động là không làm gì mà chỉ chờ cho nó qua đi do tính tích cực ứng xử hạ thấp và quá trình ý chí giảm sút, sự phản ứng xúc cảm thụ động này lâu dài có thể làm cho cảm xúc bị chai sạn, khô khan; (2) sự thay đổi cảm xúc trở nên rõ nét hơn , phát sinh những cảm xúc tiêu cực điển hình như: khóc nhiều hơn trước hoặc cảm thấy không thể khóc ngay cả khi muốn khóc, dễ bị kích thích (bực bội, cáu gắt vô cớ, mất bình tĩnh) , lo sợ, cảm thấy sợ hãi mà không có bất kỳ lý do chính đáng , hồi hộp và bất an, lo lắng quá nhiều về những điều nhỏ nhặt, thiếu tự tin, dễ cảm thấy bối rối, chán nản, buồn bã và mất mọi hứng thú, , cảm thấy bị dồn nén, Cảm thấy dễ bị tổn thương ; Cảm thấy tủi thân ; nôn nóng, sốt ruột, trở nên thiếu kiên nhẫn khi có bất cứ điều gì bị trì hoãn; cảm thấy cô đơn, trống trải; thấy khó chịu ngay cả với những điều bình thường, thay đổi tâm trạng đột ngột; trở nên nhạy cảm hơn; cảm thấy ủ rũ, dễ xúc động; cảm thấy không hạnh phúc; cảm thấy thật khó để bình tĩnh lại sau khi một cái gì đó khiến mình lo lắng; cảm thấy bồn chồn không yên stress làm cho cá nhân dễ cáu gắt, lo âu, khó chịu, dễ bị kích động từ đó làm cho mối quan hệ với những người xung quanh trở nên khó khăn [71]
- Stress ảnh hưởng đến hành vi và hoạt động, giao tiếp xã hội của cá nhân Echenrode (1984); Glaser & Kiecolt-Glaser, (1994); Avision & Gotlib, (1994) đã nêu mức độ stress cao ngăn chặn người ta đối phó một cách thỏa đáng với cuộc sống. Với các mức stress ghê gớm, đáp ứng xúc cảm thái quá đến độ không thể hành xử gì nổi. Người phải chịu đựng quá nhiều stress cũng kém khả năng đáp ứng với tác nhân gây stress mới, nguồn lực để chiến đấu chống lại stress trong tương lai sẽ suy giảm do hậu quả stress của quá khứ. [80]
Ứng xử của một người đã phải đối mặt với một tác nhân gây stress phụ thuộc vào mức độ stress được trải nghiệm, stress mức độ nhẹ hoặc vừa gây ra những phản ứng không thích nghi hoặc bị rối loạn, có thể dẫn tới những hành động rập khuôn, lặp đi lặp lại, stress mức độ nặng có thể triệt tiêu ứng xử
Stress làm cho con người giảm khả năng kiểm soát, ý thức về hành động , điển hình có các biểu hiện là có những thói quen thần kinh như cắn móng tay, nhịp chân, đi tới đi lui, cứ nói hoài về một vấn đề mà cá nhân nhiều khi không ý thức được những hành động của mình
Stress ảnh hưởng đến việc giao tiếp và sự tác động qua lại về mặt xã hội giữa người với người: stress có thể làm khă năng giao tiếp giảm sút (e dè, ngại giao tiếp, khó khăn trong việc hỗ trợ, chia sẻ cảm xúc với người khác), thay đổi tiêu cực trong cung cách ứng xử làm cho các mối quan hệ có chiều hướng xấu đi làm phá vỡ mối liên hệ giữa cá nhân với người khác hoặc tập thể, nhóm.
Biểu hiện về mặt tâm lý của stress cũng chính là những sự thay đổi các hoạt động tâm lý, thay đổi cảm xúc, thay đổi hành vi, hành động ứng xử, hoạt động và nhận thức của cá nhân đã nêu trên. Những thay đổi này ở các mức độ khác nhau và dấu hiệu khác nhau ở mỗi cá nhân tùy theo cường độ, độ lâu dài của tác nhân gây stress và sự đánh giá chủ quan của cá nhân về tác nhân đó.