Theo tác giả Nguyễn Đình Gấm, mức độ stress là mức độ đáp ứng của cơ thể với môi trường, tương ứng với các mức độ thích nghi của cơ thể ,bao gồm 3 mức độ là: Mức độ 1: Rất căng thẳng, ở mức này con người cảm nhận rõ sự căng thẳng về
tâm lý; trạng thái khó chịu xuất hiện và có nhu cầu được giải thoát nó, mức độ này ảnh hưởng và làm giảm chất lượng hoạt động, có hại cho sức khỏe; Mức độ 2:Căng thẳng, ở mức này con người cảm nhân có sự căng thẳng cảm xúc nhất định và nó ít nhiều chi phối đến hành vi của họ; Mức độ 3: Ít căng thẳng, là trạng thái con người cảm nhận bình thường hoặc có yếu tố căng thẳng nhẹ trong khi mọi hoạt động vẩn diễn ra bình thường. [29, tr 311]
Theo Tô Như Khuê, stress có 3 mức độ là: [9, tr.22-23]
- Mức độ stress bình thường: là mức độ đảm bảo hoạt động sống bình thường, cho dù có chịu tác động bởi những tác nhân gây căng thẳng nhẹ hoặc vừa nhưng cá nhân vẩn giữ được trạng thái cân bằng, không có ảnh hưởng của yếu tố căng thẳng đáng kể, ở mức độ này hoạt động tâm sinh lý diễn ra bình thường.
- Mức độ stress cao:Khi có các tác nhân gây căng thẳng đáng kể, cơ thể phải sử dụng thêm một số các năng lượng và cấu trúc lại hệ thống chức năng để thích
nghi với những kích thích đó, các phản ứng thích nghi đạt tới mức giới hạn nếu yếu tố gây căng thẳng đến mức tới hạn. Ở mức độ này, mặc dù có những biến đổi của cơ thể nhưng nó sẽ được hồi phục lại sau khi tác nhân ngừng hoạt động. Tuy nhiên nếu mức độ này kéo dài, hoặc tác nhân kích thích quá mức hơn nữa thì phản ứng thích nghi sẽ không phản ứng được nữa, cơ thể sẽ chuyển sang trạng thái bệnh lý.
- Mức độ stress bệnh lý: ở mức độ này, các phản ứng của cơ thể không còn hiệu quả mong muốn, các hệ thống chức năng mang tính mềm dẽo, môi trường bên trong có nhiều rối loạn và không trở lại bình thường khi kích thích ngưng tác động.
Theo Bác sĩ Đặng Phương Kiệt, stress có 3 mức độ, trong đó stress ở mức độ nhẹ là mức độ làm cho chủ thể cảm nhận như một thách thức, có thể là một kích thích làm tăng thành tích. Stress ở mức độ vừa là mức độ phá vỡ ứng xử, có thể dẫn đến những hành động lặp đi lặp lại. Stress ở mức độ nặng là mức độ ngăn chặn ứng xử và gây ra những phản ứng lệch lạc [22, tr.422- 423]
Nguyễn Thành Khải lại phân chia mức độ stress thành 3 mức độ dựa trên sự cảm nhận của chính chủ thể gồm mức độ rất căng thẳng khi chủ thể cảm nhận về mặt tâm lý là: Rất căng thẳng, khó chịu; Mức độ căng thẳng khi chủ thể cảm nhận có sự căng thẳng cảm xúc, nếu mức độ này kéo dài sẽ chuyển qua mức độ rất căng thẳng. Mức độ thứ 3 ít căng thẳng khi chủ thể cảm nhận bình thường hoặc có yếu tố căng thẳng nhẹ. Tuy nhiên việc phân chia này mang tính tương đối, không có tiêu chuẩn cụ thể để có thể phân biệt được sự khác nhau rỏ rệt giữa các mức độ [21, tr 32]
Nguyễn Thị Hải lại phân chia mức độ stress thành 3 mức; ít trầm trọng khi stress chỉ biểu hiện ở một mặt, không kéo dài, chủ thể có thể tự khắc phục được; mức độ thứ hai là trầm trọng biểu hiện ở hai hay một số mặt, lặp đi lặp lại ở thời gian tương đối dài, phải khắc phục trong một thời gian nhất định; mức độ thứ ba là
rất trầm trọng biểu hiện ở nhiều mặt, diễn ra trong thời gian dài, phải khắc phục trong thời gian dài.[16, tr 29]
Đào Duy Duyên lại phân chia mức độ stress dựa trên tần số bị stress trong cuộc sống qua sự đánh giá chủ quan của cá nhân về tình trạng của mình với các
mức thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi hay hầu như chưa bao giờ bị stress. Đồng thời dựa trên tần số biểu hiện của stress là thường xuyên, thỉnh thoảng hay không có biểu hiện đó. Thứ ba là, dựa trên sự đánh giá của cá nhân về các tác nhân gây stress ảnh hưởng cho mình ở mức độ nào ảnh hưởng nhiều, ảnh hưởng ít hay
không ảnh hưởng. [11, tr 27]
Mức độ của stress phụ thuộc vào các yếu tố sau: [11, tr.25-26]
Thời lượng: Mức nghiêm trọng của stress phụ thuộc vào khoảng thời gian một người cảm thấy mình phải chịu đựng stress. Nếu stress diễn ra trong một thời gian ngắn thì con người vẩn có thể tập trung sức lực để vượt qua, không bị mất niềm tin vào bản thân và tương lai. Nếu stress cứ tiếp diễn, con người sẽ mất tinh thần, sức lực và hy vọng bị hao mòn, ít còn khã năng chịu đựng. Nếu stress kéo dài mà con người chỉ có các đáp ứng sinh lý mà không có cách ứng phó khác thì sẽ dẫn đến kiệt sức
Cường độ: Khi hậu quả của stress gây lâm nguy cho sự tồn tại và an toàn cho cá nhân thì stress được cho là ở mức độ nghiêm trọng. Một người có ý nghĩ tiêu cực về việc làm của mình mà đó lại là nguồn thỏa mãn chính yếu thì cũng làm rơi vào một tình trạng stress nghiêm trọng, khi một người nhận thấy mình đang rơi vào một tình cảnh hoàn toàn xa lạ thì stress gây ra sẽ lớn hơn so với việc đương đầu với những vấn đề quen thuộc, nếu rơi vào tình huống bất ngờ, đột ngột không có thời gian chuẩn bị thì mức độ stress sẽ nặng nề hơn.
Các yếu tố cá nhân: Mức độ nghiêm trọng của stress còn tùy thuộc vào bản thân người bị stress, đó chính là sự nhận định của cá nhân về các kích thích và khã năng ứng phó của họ. Levice, Weinberg, Ursin, (1978) đã nêu “nhận định là quá trình trong đó chúng ta gán những ý nghĩa cho các sự kiện bên trong chúng ta hoặc xung quanh chúng ta”. Theo Lazarus, Launier (1978) stress liên quan đến việc nhận định một sự kiện là có tính đe dọa, có hại hoặc thách thức, hoặc khi cá nhân nhận định khã năng ứng phó là không đầy đủ hoặc không hiệu quả đều là những điều kiện để stress xuất hiện. Việc nhận định kích thích và nhận định khã năng ứng phó sẽ tương tác với nhau để hình thành mức độ của stress mà đương sự trải qua. Mức
độ stress cao nhất xảy ra khi kích thích là rất tiêu cực và khi tính khã thi thì mức độ stress sẽ giảm đi. Tuy nhiên, một số tình huống khi sự kiện kích thích được nhận định là “rất tiêu cực”, và những phương thức ứng phó có khã năng thực thi được vẩn xẩy ra stress do tính chất nghiêm trọng của sự kiện. Tương tự, khi sự kiện ít nghiêm trọng, nhưng trong tay không có sẵn những biện pháp giải quyết stress sẽ xảy ra do bị mất khã năng kiểm soát sự kiện.
Từ những cách phân chia mức độ stress trên cho chúng ta thấy rằng chưa có một tiêu chí về mặt định lượng hay định tính cụ thể để phân biệt mức độ stress là nặng, vừa hay nhẹ, trầm trọng hay ít trầm trọng. Muốn đánh giá được mức độ stress một cách cụ thể thì cần phải có một trắc nghiệm để đo lường về mặt định lượng, có thông số rỏ ràng. Tuy nhiên trong giới hạn của mình, chúng tôi chưa tìm thấy một trắc nghiệm về stress khái quát chính thức nào do các nhà tâm lý học nước ta soạn thảo hay đã được chuẩn hóa tại Việt Nam. Do đó trong đề tài nghiên cứu của mình chúng tôi đã phân chia mức độ stress dựa trên tần số bị stress trong cuộc sống qua sự đánh giá chủ quan của cá nhân về tình trạng của mình với các mức thường xuyên,
thỉnh thoảng, hay hiếm khi bị stress. Đồng thời dựa trên tần số biểu hiện của stress là rất thường xuyên, thường xuyên thỉnh thoảng, hiếm khi hay không có biểu hiện đó. Dựa trên sự đánh giá của cá nhân về các tác nhân gây stress ảnh hưởng cho mình ở mức độ ảnh hưởng rất nhiều, nhiều, không xác định, ít hay rất ít ảnh hưởng đến bản thân.