Khái niệm kiệt sức lần đầu tiên được sử dụng bởi Freudenberger vào năm 1974 để mô tả một trạng thái kiệt sức (thường cảm xúc và tinh thần) quan sát thấy trong công nhân tình nguyện. Các hậu quả của kiệt sức đã được mô tả về các kết quả vật lý (ví dụ, thường xuyên nhức đầu, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, và khó thở), và kết quả hành vi (ví dụ, thất vọng, bực bội, khó khăn để giữ trong hoài nghi, cảm xúc). Freudenberger cũng đề nghị rằng nó dường như là những người "làm việc quá nhiều, quá dài và quá chuyên sâu" và những người có một "cần phải cung cấp cho" đó là dễ bị kiệt sức. Ông cũng chỉ vào kinh nghiệm của "những thách thức tại nơi làm việc" và "đơn điệu của công việc" là yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến kiệt sức.[92]
Một số mô hình phát triển của kiệt sức đã được vạch ra kể từ đó, nhưng theo Schaufeli và Buunk (2003) một khuôn khổ lý thuyết toàn diện vẫn còn thiếu. Hội chứng kiệt sức được sử dụng thường xuyên nhất trong khái niệm nghiên cứu về căng thẳng, nhưng một số tác giả đã đề xuất rằng stress (căng thẳng) và kiệt sức là hai cấu trúc khác nhau (Cordes & Dougherty, năm 1993; Pines và Keinan, 2005; Smith et al, 2006). [92]
Kiệt sức đầu tiên được quan sát thấy trong số những người làm việc trong các dịch vụ con người và chăm sóc sức khỏe (Maslach và cs, 1996.), Nhưng nghiên cứu của thập kỷ trước đã cho thấy kiệt sức có thể được quan sát thấy ở hầu như bất kỳ nhóm nghề nghiệp (Bakker et al, 2002.; Demerouti et al, 2001a; Leiter & Schaufeli, năm 1996). [95]
Maslach và Goldberg (1998b) đã mô tả kiệt sức từ một mô hình đa chiều, và định nghĩa nó như là "một hội chứng tâm lý của sự kiệt sức tình cảm, mất nhân cách và thành tựu cá nhân giảm" [93]
Một người khác, sau đó định nghĩa của kiệt sức đã được xây dựng bởi Maslach, Schaufeli Leiter (2001a) [82]: “Một phản ứng của hội chứng căng thẳng tâm lý kinh niên giữa các cá nhân trong công việc. Ba nguyên nhân chính của phản ứng này là một kiệt sức áp đảo, cảm giác hoài nghi và tách rời từ công việc, và một cảm giác không hiệu quả và thiếu hoàn thành” [69], [75]
[73], [74], [75]
Từ B.O.S “Hội chứng kiệt sức” (Burn Out Syndrome) theo người Anh, “Kaloshi” (chết vì mệt mỏi lúc làm việc), ở Nhật Bản là hội chứng kiệt sức trong nghề nghiệp có thể dẫn tới tự sát. Những nghề nghiệp đòi hỏi nhiều cố gắng tinh thần, cảm xúc và tình cảm có nguy cơ cao nhất. Có khá nhiều các yếu tố đã được chỉ ra: Tổ chức cách làm việc; Tính cách thích hoà mình vào các mối quan hệ; Lý tưởng nghề nghiệp…
Năm 1768 bác sĩ Tissot đã mô tả các tác động xấu lên sức khỏe của sự đam mê công việc. Là một nhà tiên phong về tâm bệnh học nghề nghiệp, ông này đã đề xuất phương cách tác động nhằm lành mạnh hoá và phòng ngừa. Năm 1936 Selye rồi Canon năm 1942 đã cùng xác định cơ chế bệnh sinh của stress. Năm 1959 Claude Veil là Bác sĩ tâm thần đã mở ra khái niệm kiệt sức nghề nghiệp. Trong những năm 70 nhà phân tâm học Mỹ Herbert J. Freudenberger đã đặt ra từ “Burn – Out Syndrome” nói lên tình trạng kiệt sức ở các nhân viên y tế quá tận tâm trong quan hệ rất nặng nhọc trên các bệnh nhân nghiện.
Sự kiệt sức đến từ tình trạng stress trường diễn và thường xuyên do các y lệnh bị điều chỉnh, tới các bó buộc công việc nặng nề, các phức tạp về cách tổ chức và khó thích ứng với các quá trình trị liệu mới mẽ.
Theo Bác sĩ Pierre Canoui “Hội chứng kiệt sức nghề nghiệp ở các nhân viên y tế trước hết là một tình trạng bệnh lý của mối quan hệ, đó là vấn đề đạo đức của quan hệ trị liệu…”. Cần giữ một khoảng cách nào đó để vừa giúp đở được bệnh nhân vừa tôn trọng họ mà không để ảnh hưởng tới chúng ta ? Chính vì vậy GS Jean Bernard đã nhấn mạnh “… Ngành Y không chỉ là sinh học phân tử mà chính là tình yêu cho tha nhân”. Còn Mauranges thì coi hội chứng này là sự giao nhau giữa tâm
bệnh, xã hội và nghề nghiệp. [74]
Gần đây các thầy thuốc đã cùng nhau bàn luận về ảnh hưởng của nghề nghiệp lên sức khỏe chính họ. Vô số các bài báo nói về tình trạng bất ổn sâu sắc của các thầy thuốc: các thầy thuốc “bên bờ sự kiệt sức” “mất tinh thần” “ bệnh stress” “u uất” hoặc là “ưu phiền cùng cực” của các nhân viên bệnh viện. Có một ít nghiên cứu mới đây như các số liệu của Quỹ trợ cấp về hưu các bác sĩ Pháp (CARMF) đã xác nhận vấn nạn này.
Một cuộc khảo sát về tinh thần các thầy thuốc và sự nản lòng cho thấy “47% trong họ sẳn sàng để chuyển hướng hoạt động. Trong trường hợp ngừng hoạt động hiện tại, 4% hướng về loại hoạt động trong ngành y ăn lương, 25% đổi nghề, 23% chọn về hưu sớm. Các lý do dẫn đến tình trạng trầm cảm sâu sắc này đã được biết rỏ: đó chính là sự quá tải công việc”.
Các thông tin khác tương tự: thầy thuốc bị trầm cảm gấp đôi dân số chung (từ 10 – 15% theo các nghiên cứu) hoặc là cứ 3 thầy thuốc thì 1 bị trầm cảm. Hội Đồng Y Sĩ Đoàn ở Vaucluse khá lo ngại về con số chết trẻ trong vùng: 11 trường hợp tự sát trên 21 trường hợp tử vong các thầy thuốc trong độ tuổi hành nghề. Bức xúc từ việc trên, Hội Đồng Y Sĩ Đoàn quốc gia đã thực hiện một khảo sát lại các Hội Đồng cấp vùng về nguyên nhân tử vong các thầy thuốc.
Theo luận án của Bác sĩ Gleizes và Bác sĩ Ariane Ravazet, stress tỉ lệ thuận với gánh nặng công việc, trên thực tế cứ 2 Bác sĩ thì có 1 bị stress. Về nguyên nhân stress các thầy thuốc cho thấy gánh nặng về tiền bạc chiếm 82%, những bó buộc về hành chính 70%, chuyện giấy tờ điện đàm 62,8%, rối loạn cuộc sống riêng tư 56,5%; gần 50% do quy định và điều kiện hành nghề.
Nghiên cứu đã chú trọng tới quy cách làm việc. Quy cách cơ sở vật chất là mối lo âu đầu tiên. Thứ hai là sự dấn thân cá nhân và nghề nghiệp vào stress. Có lẽ nói về quy cách tổ chức thì dễ hơn nói về bản thân và hình như thầy thuốc thường có ảo tưởng về tính bất khả xâm phạm của mình, không nghĩ rằng mình mệt mỏi thậm chí không nghĩ mình có thể bệnh
Tất cả các dữ kiện trên dường như mong chúng ta nên liên kết chúng với B.O.S, cả hai đều cùng gây ra một loạt các dấu hiệu như nản lòng, stress, bệnh cơ thể, trầm cảm, từ đó các nguyên nhân càng trở nên phức tạp hơn.
Những quan niệm xã hội nghịch thường đang đẩy người thầy thuốc vào một tình cảnh mất hài hoà thậm chí phi thực tế. Vài năm gần đây các thầy thuốc đã trải qua 3 sự đổi mới. Sau thời kỳ là bệnh nhân, qua đến giai đoạn là thân chủ, rồi lại đến thời kỳ là những người khách hàng có quyền, thậm chí đôi khi là khách hàng đáng kính. Giữa các biến thể mới mẻ này của khách hàng, rồi các chấn chỉnh pháp lý và các chuẩn mực y khoa bắt buộc (RMO), người thầy thuốc không còn cảm thấy tự do và làm chủ việc hành nghề của mình nữa.
Hợp đồng gắn bó thầy thuốc và thân chủ chính là sự chăm sóc. Cam kết này ngầm hiểu là sự tin cậy qua lại, nói một cách không chính thức chính là bổn phận phải trưng ra thông tin và chuyển giao các hồ sơ bệnh án. Những đòi hỏi hợp pháp mới mẻ này đe doạ các cách giao tiếp truyền thống và làm nặng nề mối quan hệ.
Các tình huống thoái triển xuất phát từ sự lo sợ bệnh tật và đau khổ càng làm phức tạp thêm các mối quan hệ. Bị các dấu ấn cảm xúc khác nhau lần lượt tác động, mối quan hệ thầy thuốc-bệnh nhân sẽ bị chi phối bởi sự lệ thuộc như mẹ con, sự chinh phục như gia trưởng, sự nhập nhằng thân hữu có vụ lợi hoặc là sự chối bỏ thô bạo. Sự dao động này bắt thầy thuốc phải có tính thích nghi với hoàn cảnh và điều chỉnh nhân cách theo các cuộc gặp gở và hoàn cảnh. Phải khéo léo để xây dựng và duy trì một mối quan hệ không trói buộc cả bệnh nhân lẫn thầy thuốc.Thường xuyên giữ một khoảng cách xúc cảm “tốt đẹp vừa phải” là cả một nghệ thuật dày công.
* Yếu tố thuận lợi cho B.S.O
Sự xả thân nguy hiểm: sự xả thân và vị tha, một bản chất siêu ngả mạnh đưa
các thầy thuốc vượt lên, quên mình, họ kháng cự lại sự mệt mỏi, bệnh tật và kiệt sức.
Nhân cách không phụ thuộc: do bản tính, thói quen và sự ràng buộc: không được sai lầm, người thầy thuốc đã đặt mình vào trong một quan hệ thách thức, bị “xử lý” bằng ý thức nghề nghiệp cao cả. Tính cầu toàn cộng thêm với sự ham muốn
được coi trọng khả năng và sự tận tâm của mình, thường thì người thầy thuốc tự quyết định một mình, khó có thể uỷ nhiệm cho ai, bị chồng chất các tình huống gây lo âu phát sinh từ các căng thẳng về trí não, về quan hệ khá nghiêm trọng.
Kẻ thù chính của thầy thuốc là chính anh ta. Do sự lơ là hoặc coi thường sự đau khổ của bản thân, anh ta đã tự gây ra nguy hiểm cho mình, gạt bỏ các dấu hiệu cảnh báo, không nhìn nhận sự mệt mỏi và nặng nhọc trong thực tế làm việc, chối bỏ khi mệt rả rời, anh ta tự cấm mình than vản. Không thừa nhận mình thua, mình bệnh, tai ngơ mắt nhắm trước bản thân, anh ta không yêu cầu sự giúp đở, chăm sóc. Thanh cao, cố chấp, tự làm tội mình, người thầy thuốc không thể và không muốn phản bội hình ảnh bản thân.
Báo cáo nghiên cứu cho Hội đoàn ngành các Bác sĩ trẻ ở Bourgogne chỉ rỏ: Các thầy thuốc bắt đầu hành nghề đều có cá tính là tập trung thực hành chuyên môn, sau khi hành nghề sẽ có một biến chuyển sâu xa đó là cá tính này sẽ xoay về phía bản thân. Biến đổi này hẳn có liên quan đến sự tan biến ảo tưởng khi hành nghề. Trong phân tích của mình, ông Truchot đã chỉ ra đó là quá tải công việc, sự thay đổi suy nghĩ của bệnh nhân, sự đơn độc của thầy thuốc.
Quan điểm lý tưởng hoá: sự kính trọng của xã hội đã nâng cao vị thế trí tuệ và tình cảm của người thầy thuốc, giúp họ chịu đựng các ảnh hưởng đôi khi rất độc hại của lòng tận tâm. Ngược lại khi hình ảnh bản thân bị hủy hoại sẽ gây ra “tâm hồn sẽ bệnh hoạn khi lý tưởng bị tan vở” (Freundenberger)
Sự thay đổi các điều kiện hành nghề: giá trị các can thiệp y khoa bị hạ thấp, lòng tri ân bị mất đi, gây tổn thương cho người thầy thuốc. Sự đa dạng của các triệu chứng cùng với sự không quan tâm đến bản thân của người thầy thuốc làm cho việc chẩn đoán gặp khó khăn.
Mất những khả năng để điều chỉnh và thích ứng thay vào đó là các thái độ tiêu cực: khước từ, bi quan, thô cứng, bất dung nạp hoặc tỏ ra mình mạnh mẽ.