Mức độ stress so với đặc điểm của mẫu khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần tiền giang (Trang 85 - 89)

2.3.3.2.1. Mức độ stress so với công việc hiện tại

Kết quả ở bảng 2.6 cho thấy rằng đối với mức độ tự đánh giá stress so với công việc hiện tại thì với mức độ stress thường xuyên thì có 20 người chọn chiếm 14.7% xét trong toàn mẫu, trong đó tỉ lệ stress ở mức độ thường xuyên cao nhất là điều dưỡng với 11 người chọn chiếm 22.2%, đứng thứ hai là bác sĩ với 4 người chọn chiếm 44.4%, thứ ba là hộ lý có 3 người chọn chiếm 10.7%.

Bảng 2.6. Mức độ tự đánh giá stress so với công việc hiện tại

Thường xuyên

Thỉnh

thoảng Hiếm khi Tổng ĐTB F Mnghĩa ức ý

(α=0.05) f % f % f % Toàn mẫu 20 14.7 103 75.7 13 9.6 136 1.95 1.91 0.113 Bác sĩ 4 44.4 4 44.4 1 11.1 9 1.67 Y sĩ 2 22.2 7 77.8 0 0.0 9 1.78 Điều dưỡng 11 15.7 52 74.3 7 10.0 70 1.94 Hộ lý 3 10.7 23 82.1 2 7.1 28 1.96 Làm việc gián tiếp 0 0.0 17 85.5 3 15.0 20 2.15

Đối với mức độ tự đánh giá stress ở mức độ thỉnh thoảng chiếm tỉ lệ cao nhất trong toàn mẫu với 103 người chọn chiếm 75.7%. Trong đó làm việc gián tiếp có 17 người chiếm 85.5%, hộ lý có 23 người chiếm 82.1%, điều dưỡng có 52 người chiếm 74.3%, y sĩ có 7 người chiếm 77.8% và bác sĩ có 4 người chiếm 44.4%.

Đối với mức độ tự đánh giá stress ở mức độ hiếm khi toàn mẫu có 13 người chọn chiếm 9.6%. Trong đó làm việc gián tiếp 3 người chiếm 15.0%, hộ lý có 2 người chiếm 7.1%, điều dường có 7 người chiếm 10.0 %, bác sĩ có 1 người chiếm 11.1%.

Như vậy mức độ stress của NVYT chủ yếu tập trung vào mức độ thỉnh thoảng bị stress (làm việc gián tiếp chiếm 85.5%, hộ lý chiếm 82.1%, điều dưỡng chiếm 74.3%, y sĩ chiếm 77.8% và bác sĩ chiếm 44.4%). Bên cạnh đó điểm trung bình của các đối tượng như sau: bác sĩ ĐTB=1.67, y sĩ ĐTB=1.78, điều dưỡng ĐTB=1.94, hộ lý ĐTB=1.96, làm việc gián tiếp ĐTB=2.15. Khi dùng Anova để kiểm nghiện giá trị trung bình thì kết quả cho thấy giá trị F = 1.91 và mức ý nghĩa = 0.113 > α = 0.05. Do đó có thể kết luận rằng không có sự khác biệt về mức độ stress của nhóm khách thể nghiên cứu về mặt thống kê.

2.3.3.2.2. Mức độ tự đánh giá stress so với thời gian công tác

Kết quả bảng 2.7 cho thấy rằng ở mức độ stress thường xuyên đối với những người làm việc dưới 5 năm là 9 người chiếm 16.1%, thời gian làm việc từ 5 đến dưới 10 năm có 1 người chiếm 2.1%, từ 10 đến dưới 15 năm có 1 người chiếm 11.1%, thời gian từ 15 năm đến dưới 20 năm có 1 người chiếm 20.0 % và thời gian trên 20 năm có 8 người chiếm 44.4%

Đối với mức độ stress thỉnh thoảng, thời gian làm việc dưới 5 năm là 43 người chiếm 76.8%, thời gian làm việc từ 5 đến dưới 10 năm có 41 người chiếm 85.4%, từ 10 đến dưới 15 năm có 8 người chiếm 88.9%, thời gian từ 15 năm đến dưới 20 năm có 4 người chiếm 80.0 % và thời gian trên 20 năm có 7 người chiếm 38.9%

Bảng 2.7. Mức độ tự đánh giá stress so với thời gian công tác

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Tổng ĐTB F Mức ý nghĩa (α=0.05) f % f % f % Toàn mẫu 20 14.7 103 75.7 13 9.6 136 1.95 2.491 0.046 < 5 năm 9 16.1 43 76.8 4 7.1 56 1.91 5 -< 10 năm 1 2.1 41 85.4 6 12.5 48 2.10 10 -< 15 năm 1 11.1 8 88.9 0 0.0 9 1.89 15 -< 20 năm 1 20.0 4 80.0 0 0.0 5 1.80 > 20 năm 8 44.4 7 38.9 3 16.7 18 1.72

Đối với mức độ tự đánh giá stress ở mức độ hiếm khi, thời gian làm việc dưới 5 năm là 4 người chiếm 7.1%, thời gian làm việc từ 5 đến dưới 10 năm có 6 người chiếm 12.5%, và thời gian trên 20 năm có 3 người chiếm 16.7%.

Như vậy, đối với những người làm việc dưới 5 năm và trên 20 năm có mức đô stress thường xuyên cao nhất. Điều này phản ánh một thực tế đối với môi trường làm việc ở bệnh viện tâm thần. Thứ nhất đối với những người làm việc dưới 5 năm lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường là những bệnh nhân tâm thần, phải chăm sóc điều trị cho họ từ ăn uống đến tắm rửa là một điều mà họ chưa bao giờ dám nghĩ đến, bên cạnh đó với những NVYT là nữ khi tiếp xúc ở trong môi trường người bệnh tâm thần, chứng kiến cảnh những người bệnh tâm thần khi lên cơn kích động có thể cởi bỏ hết quần áo, hoặc chửi mắng la hét khiến cho nhiều nhân viên là điều dưỡng nữ không chịu nổi phải bỏ việc. Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy rằng đối với những người làm việc trên 20 năm thì tỉ lệ stress thường xuyên cũng rất cao (8/18 người bị stress thường xuyên), điều này cho thấy khi làm việc trong môi trường tâm thần lâu ngày cũng gây stress thường xuyên đối với NVYT. Bên cạnh đó điểm trung bình cho lần lượt là: dưới 5 năm ĐTB=1.91, từ 5 đến dưới 10 năm ĐTB=2.10, từ 10 năm đến dưới 15 năm ĐTB=1.89, từ 15 năm đến dưới 20 năm ĐTB=1.89 và trên 20 năm ĐTB=1.72. Khi dùng kiểm nghiệm Anova để kiểm nghiệm điểm trung bình của các nhóm trên cho kết quả F=2.491 và Mức ý nghĩa=0.046<α=0.05 nên có thể kết luận là có sự khác biệt về mặt thống kê về tự đánh giá mức độ stress so với thời gian công tác (phân tích sâu Anova bằng Tukey cho giá trị Mức ý nghĩa = 0.038 khi so sánh thời gian làm việc từ 5 đến dưới 10 năm với trên 20 năm)

2.3.3.2.3. Mức độ tự đánh giá stress so với tình trạng hôn nhân

Bảng 2.8. Mức độ tự đánh giá stress so với tình trạng hôn nhân

Thường xuyên

Thỉnh

thoảng Hiếm khi Tổng ĐTB F Mức ý nghĩa

f % f % f %

Đã có gia đình 13 13.8 70 74.5 11 11.7 94 1.98

.728 .485

Độc thân 6 15.8 30 78.9 2 5.3 38 1.89

Kết quả bảng 2.8 cho thấy đối với những NVYT đã có gia đình, mức độ stress thường xuyên có 13 người chiếm 13.8%, mức độ stress thỉnh thoảng chiếm tỉ lệ lớn nhất với 70 người chọn chiếm 74.5% và mức độ stress hiếm khi có 11 người chiếm 11.7%. Đối với những NVYT đang còn độc thân thì mức độ stress thường xuyên chỉ có 6 người chiếm 15.8%, mức độ stress thỉnh thoảng có 30 người chiếm 78.9% và mức độ stress hiếm khi có 2 người chiếm 5.3%. Còn lại những trường hợp NVYT sống ly thân, ly dị thì tỉ lệ stress ở mức độ thường xuyên là 1 người chiếm 25.0%, mức độ stress thỉnh thoảng có 3 người chiếm 75.0%. Khi thực hiện kiểm nghiệm Anova cho ba nhóm trên cho kết quả F=0.728 và Mức ý nghĩa=0.485>α=0.05 cho thấy không có sự khác biệt về mặt thống kê khi so sánh mức độ tự đánh giá stress so với tình trạng hôn nhân của NVYT.

2.3.3.2.4. Mức độ tự đánh giá stress so với điều kiện kinh tế

Qua bảng 2.9 chúng ta dễ nhận thấy rằng đối với mức độ stress thường xuyên phần lớn rơi vào điều kiện kinh tế tạm đủ sống và thiếu với 78.9%, còn lại đủ sống với 21.1%. Điều này nói lên rằng trong khi điều kiện kinh tế chưa ổn định thì cũng sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của NVYT, khiến cho họ lo nghỉ nhiều hơn về tình hình kinh tế của mình khiến họ không thể yên tâm công tác và đây cũng là nguyên nhân gây stress cho họ.

Bảng 2.9. Mức độ tự đánh giá stress so với điều kiện kinh tế

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Tổn g ĐTB ĐLC F Mý ức nghĩa f % f % f % Khá giả 0 0.0 2 1.9 1 7.7 3 2.33 .577 3.29 .040 Đủ sống 4 21.1 40 38.5 5 38.5 49 2.02 .433 Tạm đủ sống 8 42.1 50 48.1 4 30.8 62 1.94 .439 Thiếu 7 36.8 12 11.5 3 23.1 22 1.82 .664

Đối với mức độ stress thỉnh thoảng, ở điều kiện kinh tế tạm đủ sống chiếm 48.1%, đủ sống 38.5%, thiếu 11.5% và khá giả là 7.7%. Còn đối với mức độ stress hiếm khi thì đủ sống chiếm 38.5%, tạm đủ sống 30.8%, thiếu 23.1% và khá giả 7.7%.

Như vậy đối với mức độ tự đánh giá stress so với điều kiện kinh tế chúng ta có thể thấy rằng đối với điều kiện kinh tế tạm đủ sống và thiếu thì tỉ lệ stress thường xuyên vẩn đang còn tương đối cao chiếm 78.9%, tỉ lệ stress thỉnh thoảng ở điều kiện kinh tế tạm đủ sống và thiếu là 59.6% còn đủ sống và khá giả chỉ có 40.4%; tỉ lệ stress so với điều kiện kinh tế tạm đủ sống và thiếu chiếm 53.9% còn lại đủ sống và khá giả chiếm 46.1%. Khi dùng Anova để kiểm nghiệm điểm trung bình giữa cac nhóm thì cho kết quả F=3.29 và Mức ý nghĩa=0.040<α=0.05 nên có thể kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê khi so sánh mức độ tự đánh giá stress so với điều kiện kinh tế của NVYT.

Một phần của tài liệu stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần tiền giang (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)